Đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 50 - 53)

Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh về cơ bản hoạt động công tác trong hai lĩnh vực chủ yếu: Một là,cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế:Đội ngũ này gồm các giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế và chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện, thành phố, là những người làm công tác quản lý về kinh tế trong bộ máy quản lý nhà nước. Đội ngũ này trực tiếp triển khai việc thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế ở địa bàn tỉnh. Đồng thời đề xuất các ý tưởng để xây dựng và phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh cuả tỉnh thời kỳ hội nhập quốc tế cũng như giải pháp, biện pháp khắc phục khó khăn, tồn tại yếu kém trong lĩnh vực kinh tế. Hai là, các giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, tức là những người trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đội ngũ này có vai trò, vị trí dặc biệt quan trọng. Phát triển kinh tế thị trường một mặt đề cao lợi nhuận vì vậy phải đề xuất được chiến lược kinh doanh khôn khéo, nhạy bén, phát huy tiềm năng lợi thế và hội tụ sức mạnh tập thể nhằm thu được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện cho phép. Mặt khác định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và phẩm chất người đảng viên cộng sản phải được phát huy… để xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện, bình đẳng, hiện đại. Vì vậy, đặc điểm của đội ngũ này cũng có những điểm chung và những nét đặc thù riêng.

Ngoài những đặc điểm, yêu cầu chung của đội ngũ cán bộ công chức nước ta như có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức độc lập, tự chủ, trung

thành với chế độ, kiên định mục tiêu con đường Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn, có những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của một công dân Việt Nam, tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân... Song, do tính chất nghề nghiệp đặc thù của mình, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở cấp tỉnh có những đặc điểm riêng cơ bản là:

Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được hình thành từ nhiều nguồn, có thể được bổ nhiệm, hoặc đề bạt tại chỗ song đó là những người đã có kinh nghiệm công tác ở địa phương nên hiểu biết các phong tục, tập quán, tâm tư tình cảm của nhân dân địa phương. Từ đó, thuận lợi cho công tác nghiên cứu, hoạch định và thực hiện đường lối của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

Hai là, do đặc điểm quá trình hình thành và sử dụng cán bộ trong điều kiện lịch sử của đất nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có thể là các cán bộ được điều động, tăng cường, quân nhân chuyển ngành, đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, luân chuyển từ cấp huyện lên tỉnh hoặc trưởng thành từ các doanh nghiệp nên có kinh nghiệm thực tế phong phú trong công tác lãnhđạo quản lý kinh tế.

Ba là,cán bộ chủ chốt về kinh tế là những người lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của tỉnh, đơn vị kinh tế do đó phải là có chuyên môn về lĩnh vực mình quản lý, phải có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và quản lý kinh tế. Mặt khác, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp tỉnh rất đa dạng, ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực cùng với tính phong phú của đối tượng quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt ở lĩnh vực này phải luôn tự cập nhật kiến thức để nâng cao nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề của mình,đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Bốn là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở cấp tỉnh là những người trực tiếp hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, tổ chức thực hiện và tiến hành các biện pháp quản lý, đồng thời đề ra những văn bản hướng dẫn

cấp huyện, xã và các tổ chức kinh tế triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương, phù hợp với điều kiện cấp tỉnh. Cấp tỉnh vừa là trung gian, đồng thời là cấp trên trực tiếp tác động đến cấp huyện, xã, cho nên hàng ngày phải vận dụng và xử lý hàng loạt những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Hoạt động của cấp tỉnh vừa phải giải quyết những vấn đề chung của tỉnh, vừa cùng cấp huyện và các tổ chức cơ quan doanh nghiệp giải quyết những vấn đề tác nghiệp nảy sinh trong các ngành, lĩnh vực kinh tế. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, nắm bắt rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có kỹ năng giao tiếp và kiến thức về khoa học quản lý hiện đại, kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Năm là,đội ngũ cán bộ chủ chốt là giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp là cán bộ quản lý kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh. Đối tượng tác động của đội ngũ này là những người gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được lợi ích kinh tế và nhu cầu phát triển. Vì vậy, người cán bộ quản lý kinh doanh tác động vào quá trình sản xuất, kinh doanh chủ yếu thông qua những người lao động là những chủ thể độc lập, có ý thức tâm tư, nguyện vọng và năng lực tự chủ nhất định, có khả năng tự giải quyết những nhu cầu của bản thân trong điều kiện chung của cộng đồng.

Sáu là, hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt là lao động trí óc, họ luôn luôn phải suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu các tình huống, đưa ra các quyết định sát hợp. Đối tượng quản lý càng phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo càng cao. Đối tượng của quản lý kinh doanh rất đa dạng và luôn biến động theo không gian và thời gian, nên người cán bộ chủ chốt phải ứng xử hết sức linh hoạt bằng tài trí của mình, không có những quyết định mẫu cho sẵn. Điều đó đòi hỏi người cán bộ chủ chốt vừa phải có tri thức khoa học và nghệ thuật quản lý, có kinh nghiệm và nhạy cảm với sự biến đổi của thực tiễn, có

bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và chấp nhận những sai lầm, rủi ro. Do đó, người cán bộ chủ chốt phải được đào tạo một cách cơ bản, phải được rèn luyện thử thách trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh và phải được tổ chức một cách khoa học.

Đồng thời, môi trường hoạt động của cán bộ chủ chốt là thị trường diễn biến phức tạp và khắc nghiệp, là hoạt động sản xuất, kinh doanh cạnh tranh gay gắt dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nên người cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải hội tụ những tố chất của một người lãnh đạo trong điều kiện mới, có bản lĩnh, linh hoạt, khôn khéo và biết chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân.

Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nói chung được hình thành từ nhiều nguồn, với nhiều trình độ, kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên chưa hình thành được đội ngũ chuyên gia giỏi, cố vấn giỏi trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của địa phương. Bên cạnh đó, sự phân bổ đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế nói chung và các chuyên gia giỏi về quản lý kinh tế còn bất hợp lý giữa các vùng miền khiến cho ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa đều thiếu hụt lực lượng này.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)