- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,
4. Số người trong độ tuổi có khả năng
3.2.1.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp t ỉnh Hòa Bình
nghèo trong tổng số 198.038 hộ dân, chiếm 26,09% (theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2011-2015); hộ cận nghèo là 30.938 hộ chiếm 15,9%. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh năm 2013 là 18,35% giảm 3,38% so với năm 2012 tương ứng với 6.600 hộ thoát nghèo trong năm 2013.
Những nỗ lực trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình những năm qua thể hiện sự đúng đắn trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của mỗi huyện, đặc biệt là các huyện nghèo, khó khăn.
3.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤPTỈNHỞ TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỈNHỞ TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.1. Thực trạng chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt
3.2.1.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấptỉnh Hòa Bình tỉnh Hòa Bình
* Về số lượng cán bộ công chức
Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình làm việc tại các sở và cơ quan tương đương bao gồm:
Một là, các giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế gồm: Cục thuế tỉnh, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Liên minh Hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp.
Hai là, các giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh: Điện lực Hòa Bình, Bưu điện tỉnh, Viễn thông Hòa Bình, Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ba là, các chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố trực thuộc tỉnh (gồm 10 huyện và thành phố Hòa Bình).
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnhở Hoà Bình có bước phát triển mới về cả chất lượng, số lượng và cơ cấu, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hoà Bình. Được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có chất lượng khá toàn diện so với những năm trước đây, đã có bước trưởng thành và phát triển ngày càng cao hơn cả về cơ cấu và chất lượng.
Số lượng cán bộ chủ chốt về kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2013 có 103 người, được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới; độ tuổi từ 35 - 60 tuổi. Trong đó, số lượng cán bộ chủ chốt dưới 40 tuổi chỉ có 05 đồng chí, chiếm 4,85%; cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh độ tuổi 40 - 50 là 32 đồng chí; cán bộ chủ chốt về kinh tế trong độ tuổi 50 - 60 tuổi là 66 đồng chí, chiếm 64,08%. Đây là cơ cấu cán bộ tương đối bất hợp lý xét về độ tuổi. Về cơ cấu giới tính, giai đoạn 2005 - 2013, cán bộ nữ chỉ có 11 đồng chí, chiếm 10,68%, trong đó có6 đồng chí dân tộc Kinh, 5 đồng chí dân tộc Mường. Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tếcấp tỉnh của Hòa Bìnhđều có trìnhđộ đại học và sau đại học, cụ thể là có 88 đồng chí có trìnhđộ đại học, chiếm 85,44%, 14 đồng chí có trình độ thạc sĩ, chiếm 13,59%; 01 đồng chí có trìnhđộ tiến sĩ, chiếm 0,97%.
Đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình tính đến hết năm 2013 có 42 đồng chí, trong đó có 2 đồng chí ở độ tuổi dưới 40, 10 đồng chí ở độ tuổi 40 - 50 và 30 đồng chí độ tuổi từ 50 - 60. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt về kinh tế là nữ chiếm 14,28% (06 đồng chí) trong tổng số 42
đồng chí cho thấy cơ cấu nữ vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.
Bảng 3.6:Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình giaiđoạn 2005 - 2013
Đơn vị: người
Độ tuổi Cơ cấu giới tính
Trìnhđộ
chuyên môn Trìnhđộ lý luận Dân tộc 35-40 tuổi 40-50 tuổi 50-60 tuổi Nữ Tỷ lệ (%) Đại học Sau ĐH Trung cấp Cử nhân Cao cấp Kinh 2 7 15 4 9,53 19 6 0 0 24 Mường 1 1 15 2 4,76 14 3 0 6 11 Thái 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 Tổng số 3 8 31 6 14,28 33 9 0 6 36
Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình 2005 - 2013 [1].
Giai đoạn 2010 đến nay, cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh bao gồm đội ngũ cán bộ chủ chốt của các sở, ban, ngành và chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là sự thay đổi về độ tuổi, trình độ lý luận của cán bộ.
Bảng 3.7: Cơ cấu cán bộchủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị: Người
Độ tuổi Cơ cấu giới tính Trìnhđộ chuyên môn Trìnhđộ lý luận Dân tộc 30-40 tuổi 40-50 tuổi 50-60 tuổi Nữ Tỷ lệ (%) Đại học Sau ĐH Trung cấp Cử nhân Cao cấp Kinh 1 20 33 6 10,34 47 10 3 1 53 Mường 4 11 30 5 11,63 37 5 2 11 29 Thái 0 1 3 0 0 4 0 1 1 2 Tổng số 5 32 66 11 10,48 88 15 6 13 84
Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình [1].
Như vậy, so với các khoá trước, tuổi bình quân của cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã giảm dần: từ 55,3 tuổi (khoá XIII); 54,1 tuổi (khoá XIV)
xuống 51,47 tuổi (năm 2013). Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đa số đã trải qua thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thời kỳ đổi mới, đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vốn sống và hiểu biết thực tiễn phong phú, hầu hết được đào tạo cơ bản. Sự kế thừa, chuyển tiếp, đan xen giữa các độ tuổi là điều kiện để các thế hệ cán bộ phát huy, bổ sung cho nhau những mặt mạnh của mỗi độ tuổi trong công tác, như khả năng nhanh nhạy, nhiệt tình, sáng tạo, tiếp thu cái mới, kết hợp với khả năng bao quát, thận trọng, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Đó chính là điều kiện để các thế hệ cán bộ giúp nhau khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, điều hành như bảo thủ, quan liêu, trì trệ hoặc nóng vội, duy ý chí.
Tuy nhiên, phân tích cơ cấu về độ tuổi cho thấy, cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình chưa hợp lý giữa các độ tuổi. Số cán bộ ở độ tuổi dưới 40 tuổi đạt mức rất thấp, chỉ chiếm 3,81%, trong khi đó số cán bộ từ 51-60 tuổi 68,57% là rất cao. Cơ cấu cán bộ xét về độ tuổi bất hợp lý như vậy là hạn chế trong thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là khó khăn cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, nhất là đào tạo, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức quản lý theo công nghệ hiện đại, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt còn thấp. Với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH gắn với hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nhất thiết phải thay đổi theo hướng thu hút được đội ngũ cán bộ trẻ (tuổi dưới 40), được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có trình độ chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ giỏi, đặc biệt độ tuổi có khả năng và ngoại ngữ để giao tiếp,...
Xét cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh giai đoạn 2010 - 2013 có 43 đồng chí người dân tộc Mường, chiếm 40,95%; 4 đồng chí người dân tộc Thái, chiếm 3,81%; 58 đồng chí dân tộc Kinh, chiếm 55,24%. Như vậy, cơ cấu cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số
cán bộ chủ chốt về kinh tế của tỉnh. Điều đó chứng minh chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số của Hòa Bình đã đạt những kết quả nhất định.