Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ,để đặt chính sách cho đúng” [39, tr.269]. Như vậy,“cán bộ” là những cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với người dân, làm cho người dân tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nước và Chính phủ thực hiện công việc quản lý nhà nước hiệu quả hơn. Đặc trưng của cán bộtrong hệ thống chính trị nước ta có 4 đặc trưng:
+ Cán bộ là người tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. + Cán bộ là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ vào trong quần chúng (tức là đưa nhân tố tự giác vào quần chúng).
+ Cán bộ là người tổ chức cho quần chúng tham gia hoạt động cách mạng. + Cán bộ là người thường xuyên rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết công tác. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, hiện nay có hai cách định nghĩa về cán bộ: “1. Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ”[44, tr.109].
Trong Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyđịnh quy chế công chức Việt Nam. Điều 1 của Sắc lệnh
ghi: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong nước hay ở nước ngoài đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” [10].
Đây là văn bản đầu tiên đưa ra khái niệm liên quan đến “cán bộ”. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm “cán bộ” được làm hiểu là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước”. Khái niệm này được gọi chung cho tất cả những người làm việc cho Nhà nước, không có sự phân biệt rõ ràng. Có thể coi tất cả những người được tuyển dụng làm việc trong biên chế ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các công trường, nông, lâm trường, xí nghiệp... đều được gọi chung là cán bộ công nhân viên nhà nước. Giai đoạn này, nhìn chung chưa hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao có trình độ chuyên môn sâu, kỹ năng quản lý tốt đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Đây là một trong những yếu tố gây ra sự trì trệ, kém hiệu quả trong việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế- xã hội.
Trước yêu cầu khách quan cải cách nền hành chính và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong thời kỳ đổi mới đất nước, khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Chính phủ. Nghị định nêu rõ: "Công dân Việt nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”[11].
Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời, là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta về cán bộ, công chức.
Năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 11/2003/ PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức, gọi là Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Pháp lệnh cán bộ, công chức 2003 là một bước tiến của quá trình thể chế hoá đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, là cơ sở pháp lý để xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 quy định:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[52].
Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản:
+ Cán bộ được sự uỷ nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động.
+ Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị.
+ Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công, công tác sau khi hoàn thành chương trình đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.
+ Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ, căn cứ vào nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnhđạo, quản lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổ nhiệm đề bạt hoặc bầu cử.
* Cán bộ chủ chốt
Cán bộ là gốc của mọi công việc, trong đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt là gốc của cái gốc đó, là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức Đảng và Nhà nước. Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu một ngành, một địa phương, một đơn vị công tác, sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị ở đó, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo cán bộ công chức của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Có cán bộ chủ chốt giỏi thì tổ chức mạnh, nâng cao được hiệu quả, chất lượng công tác, quy tụ được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ phát huy được mọi khả năng.
Theo Từ điển tiếng Việt (2000) của Nxb Đà Nẵng, từ “chủ chốt” là: “quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt” [44, tr.174]. Vậy, có thể hiểu:
Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhất trong một tập thể, có quyền ra những quyết định về chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định.
Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, có thể xác định một số chức danh chủ chốt như:
- Trong tổ chức Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thông thường, các đồng chí trong Ban thường vụ các cấp ủy là những người được phân công chịu trách nhiệm phụ trách một mảng công việc, hoặc đứng đầu một cơ quan, đơn vị. Vì vậy, họ là những cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị đó.
- Trong tổ chức bộ máy nhà nước: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là các cơ quan thuộc hệ thống lập pháp và hành pháp ở địa phương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân là những người chịu trách nhiệm trước đảng bộ và nhân dân, trước cấp trên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Họ là cán bộ lãnhđạo chủ chốtở địa phương.
- Trong các đoàn thể chính trị - xã hội, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể nhân dân là những người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chăm lo lợi ích cho hội viên, tổ chức các hoạt động của các đoàn thể, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân. Họ là người chịu trách nhiệm trước Đảng, chính quyền và nhân dân về mọi hoạt động của tổ chức, đoàn thể đó. Họ là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tổ chức đoàn thể đó.
* Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh
Đội ngũ cán bộ chủ chốt gồm tất cả những cán bộ đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Trong đó,
đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý gồm những cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực kinh tế cấp tỉnh. Họ là những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý ở lĩnh vực kinh tế trong hệ thống chính trị của tỉnh. Đây là lực lượng lãnh đạo, đề xuất, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ trên lĩnh vực kinh tế cấp tỉnh mà họ phụ trách góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong các lĩnh vực quản lý của hệ thống chính trị, quản lý về kinh tế là lĩnh vực rộng, liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt hiện nay khi nước ta đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, vai trò của cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh càng đòi hỏi phải nhân lên đáp ứng yêu cầu mới, thể hiện cụ thể như sau:
Một là,cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnhlà người có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng và tổ chức thực hiện tốt các quyết định của cấp mình hoặc cấp trên giao. Kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc; bổ sung, điều chỉnh kịp thời những giải pháp mới khi cần thiết; đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận. Đồng thời, cán bộ chủ chốt còn là những
người giữ vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội bộ tổ chức vững mạnh.
Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của mỗi tỉnh có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành phát triển kinh tế cấp tỉnh, bởi đội ngũ này gắn liền với tính chất đặc điểm kinh tế - xã hội và quy mô của cấp tỉnh. Cán bộ về kinh tế cấp tỉnh thực hiện việc quản lý các lĩnh vực trong quá trình vận hành kinh tế - xã hội của tỉnh, trực tiếp quyết định sự hoạt động của các lĩnh vực đó. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kinh tế, xét từ góc độ khoa học kinh tế chính trị, quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi tỉnh đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào chuỗi giá trị cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Với đặc thù ấy đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh biết sử dụng khôn khéo và liên kết các quan hệ kinh tế, phát huy tiềm năng trí tuệ đưa ra những quyết định đúng đắn, táo bạo trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế sẽ tạo thế cất cánh thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào phát triển kinh tế. Đồng thời bên những khó khăn thành lợi thế đểphát triển…
Về cơ bản, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh làm việc tại các sở và cơ quan tương đương, bao gồm:
- Các giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế gồm: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh.
- Các chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố trực thuộc tỉnh.
Ở mỗi lĩnh vực, vị trí công tác đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đầu có những nhiệm vụ riêng, đặc thù. Ví dụ ở Sở Kế hoạch và đầu tư trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay phải tham mưu, đề xuất tiếp nhận
các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao kết hợp với thu hút các nguồn lực của địa phương và bảo vệ môi trường. Trong khi sở Công thương cần tham mưu hoàn thiện xây dựng thương hiêu, chỉ dẫn địa chỉ hàng hóa giúp hoàn thiện và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ tại tỉnh nhà nâng cao giá trị và tỷ lệ thu nhập trong chuỗi giá tri hàng hóa…