Công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 127)

- Dịch vụ Ngàn người 49,5 68,2 85,9 9,

3.2.2.5.Công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ

4. Số người trong độ tuổi có khả năng

3.2.2.5.Công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ

Thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII), Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khoá

IX). Trong những năm qua, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động được 33 đồng chí cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Trong số này có 17 đồng chí được đề bạt, 12 đồng chí được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và 4 đồng chí được điều động, bổ sung vào cấp uỷ, thường vụ.

Sau khi có Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 480-QĐ/TU ngày 25/01/2008 về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ cùng với Hướng dẫn số 08-HD/TC của Ban Tổ chức Tỉnh ủy ngày 17/4/2008 về phần cấp quản lý, tổ chức, cán bộ và quy trình bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử. Việc xây dựng và ban hành các quyết định, hướng dẫn về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đã phát huy dân chủ, thực hiện nhiều hình thức công khai lấy ý kiến tín nhiệm đã khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ nói chung và công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ.

Cùng với việc bố trí, sắp xếp thực hiện nghiêm túc quy trình nhân sự để đề bạt, bổ nhiệm, các sở, ban, ngành, địa phương ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và cơ cấu, hạn chế những bất hợp lý về giới tính, dân tộc vùng miền trong bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Việc thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cho những đơn vị khó khăn về cán bộ hoặc những đơn vị trọng điểm hay điểm nóng phát triển kinh tế- xã hội như thành phố Hòa Bình, huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Lạc Thủy,... nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, kết hợp với việc đào tạo, rèn luyện thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt. Giai đoạn từ 2007 - 2013, tỉnh Hòa Bình đã điều động, luân chuyển được 76 lượt cán bộ trong đó có 39 lượt cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý và 37 cán bộ là trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và trưởng các đơn vị sự nghiệp được điều động, luân chuyển thuộc các ngành và các huyện. Cán bộ Trung ương luân chuyển về tỉnh và các sở, ngành là 02 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí được điều động giữ chức vụ chủ chốt về kinh tế. Toàn tỉnh đã thực hiện luân chuyển 13 lượt cán bộ chủ

chốt về kinh tế cấp tỉnh (01 đồng chí là cán bộ nữ, 02 đồng chí là cán bộ trẻ, 10 đồng chí người dân tộc thiểu số). Đây là cơ hội để kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh về các mặt như tiêu chuẩn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và sự tín nhiệm của đơn vị mình công tác trong thờigian đảm nhiệm ở cương vị lãnh đạo, quản lý. Đồng thời phát huy dân chủ của tập thể cán bộ đảng viên và quần chúng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của cơ quan, đơn vị, bảo đảm tổ chức chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bng 3.11: Luân chuyển, điều động cán bộ thuộc Tỉnhủy Hòa Bình quản lý giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị: Người

Năm Nội dung luân

chuyển 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số Trung ương về tỉnh 01 01 01 03 Tỉnh về Trung ương 01 02 02 04 Tỉnh về huyện 02 01 02 02 02 09 Huyện lên tỉnh 03 02 03 02 02 01 01 14 Ngành sang ngành 03 06 06 04 05 04 05 30 Tổng số 07 11 10 09 09 07 11 60

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình [57].

Cán bộ được luân chuyển, điều động cán bộ qua thực tiễn hầu hết khẳng định được năng lực, sở trường, giữ gìn được phẩm chất đạo đức, lối sống, đoàn kết, quy tụ được cán bộ, đảng viên và tập hợp được quần chúng nhân dân. Trên 90% số cán bộ luân chuyển được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt mục đích luân chuyển. Cán bộ được luân chuyển, điều động đều được bố trí công tác phù hợp với trình độ, khả năng của từng người, được địa phương, đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đển tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh khi được luân chuyển, điều động đã phát huy năng lực, sáng tạo, đóng góp nhiều sáng kiến trong môi trường công tác mới, góp phần thực hiện mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sở, ban, ngành. Hầu hết số cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh sau khi được luân chuyển đã được bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn. Nhiều đồng chí cán bộ có năng lực, trong quy hoạch dự nguồn lãnhđạo tỉnh đã được thực hiện luân chuyển nhiều lượt, có những đồng chí đã được luân chuyển qua 2 - 3 cương vị công tác. Việc luân chuyển cán bộ đã tạo thêm động lực mới thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh một cách có hiệu quả; đẩy nhanh việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, việc tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực cho các địa phương gặp khó khăn đã tạo sự cân đối về lực lượng cán bộ, tạo được mối quan hệ chặt chẽ, hợp lý giữa các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh nhằm phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.

Công tác luân chuyển đã tạo được động lực mới cho cán bộ phấn đấu, chống tư tưởng trì trệ, khép kín trong tổ chức thực hiện công việc. Nhiều cơ quan quản lý về kinh tế cấp tỉnh đã kết hợp có hiệu quả giữa luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với thay đổi môi trường công tác và thực hiện chính sách cán bộ. Luân chuyển, điều động cán bộ không chỉ phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn nâng cao tầm tư duy, sự hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của mỗi cán bộ vừa ở tầm bao quát, vừa sâu sắc từng lĩnh vực cụ thể. Thực tế cho thấy, những cán bộ được luân chuyển đến những địa bàn khó khăn là có khả năng vươn lên, có điều kiện rèn luyện thử thách tốt hơn và đã khẳng định được năng lực, bản lĩnh và trưởng thành hơn trong công tác.

Những kết quả tích cực của công tác luân chuyển, điều động cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình trước hết là từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo các cấp ủy đảng triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, văn bản hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; có sự chủ động, chuẩn bị tích cực, thống nhất cao trong việc chỉ đạo thực hiện; kết hợp chặt chẽ việc đánh giá,

quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sắp xếp, sử dụng và luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị; làm tốt công tác cán bộ tại nơi cán bộ được luân chuyển đến để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao giữa địa phương, đơn vị với cán bộ được luân chuyển; vừa quan tâm bảo đảm sự ổn định, vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, song công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh do việc triển khai thực hiện quy chế bổ nhiệm cán bộ chưa đồng đều ở các cấp ủy, địa phương, đơn vị dẫn tới tình trạng chậm chễ ở một số cơ quan, đơn vị; ở một số địa phương, đơn vị do khâu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm còn bó hẹp, chưa đảm bảo yêu cầu phát hiện và thu hút nhân tài, khâu thẩm định nhân sự bổ nhiệm nhìn chung chất lượng chưa cao, chủ yếu thực hiện trên cơ sở các biên bản lấy phiếu tín nhiệm của đảng viên, quần chúng nơi công tác nên nguồn bổ nhiệm thiếu vững chắc, có lúc còn hẫng hụt, chắp vá, thiếu những cán bộ quản lý giỏi, những chuyên gia đầu ngành. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc ít người chiếm tỷ lệ thấp trong số những cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được bổ nhiệm.

Đối với công tác luân chuyển cán bộ, tỉnh Hòa Bình mới chỉ quan tâm các biện pháp chính trị, tư tưởng và tổ chức, động viên tinh thần tự giác và trách nhiệm đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được luân chuyển mà chưa có cơ chế động viên về vật chất đối với cán bộ, nhất là những trường hợp được luân chuyển đến những địa bàn có nhiều khó khăn, phức tạp. Công tác luân chuyển cũng chưa phân định rõ giữa công tác điều động với công tác luân chuyển theo quy hoạch nhằm đảm bảo độ tuổi và đào tạo ở môi trường công tác mới. Mặt khác, hiện nay đang có hai chế độ quy định về ngạch công công chức và tiền lương thực hiện cho cán bộ công chức nhà nước và cán bộ

công chức cơ sở xã, phường, thị trấn khác nhau cả về yêu cầu, tiêu chuẩn và trình độ nên cán bộ được luân chuyển rơi vào tình trạng đơn vị cũ vẫn phải chi trả lương hàng tháng theo ngạch, bậc của cán bộ luân chuyển. Việc hỗ trợ ban đầu hoặc phụ cấp thêm hàng tháng cho cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được luân chuyển về những huyện khó khăn, phức tạp, xa gia đình là rất cần thiết song thường không thể thực hiện được vì nguồn ngân sách của các huyện có cán bộ luân chuyểnđến rất hạn hẹp, trong khi đó, ngay tại các huyện này cũng vẫn còn có những cán bộ chức vụ tương đương, cũng khó khăn, xa nhà nên nếu chỉ hỗ trợ cho cán bộ chủ chốt được luân chuyển đến sẽ gây ra những tác động tiêu cực, nếu hỗ trợ cho cả các cán bộ luân chuyển và cán bộ tại địa phương thì khôngđủ nguồn kinh phí.

Một phần của tài liệu Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 127)