Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hoà Bình luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp của tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, coi đó là khâu then chốt, quyết định để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với cả hệ thống chính trị của tỉnh. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn, cấp bách hơn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của Hòa Bình:
Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và được bố trí đúng chức danh công tác trong bộ
máy quản lý kinh tế. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi vì những người có trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ cao khi được bố trí chức danh, vị trí công tác sẽ có điều kiện làm tốt chức năng lãnh đạo và quản lý nhà nước về kinh tế. Người cán bộ chủ chốt về kinh tế phải giỏi về chuyên ngành kinh tế mình quản lý, có những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ lãnhđạo, quản lý, có khả năng nắm bắt và xử lý tốt các thông tin, phân tích và vận dụng các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quy luật về kinh tế thị trường vào hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Biết vận dụng các quy luật đó trong tổ chức lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể,ở từng cương vị một cách có hiệu quả.
Trình độ chuyên môn, yêu cầu nói chung là phải tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế, nhưng cơ cấu về số lượng lại tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành, của cấp quản lý theo Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng như tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành quy định.
Hai là, cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình phải là người biết vận dụng linh hoạt các chính sách quản lý kinh tế nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ.
Với đặc thù của tỉnh Hoà Bình, một tỉnh miền núi thuộc vùng núi Tây Bắc Bộ thì đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế phải biết tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về các chính sách phát triển kinh tế để phát huy lợi thế sẵn có của tỉnh, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo cơ chế thông thoáng về chính sách thu hút đầu tư mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng là một lĩnh vực quan trọng, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của tỉnh phải nắm vững chủ trương và nguyên tắc trong hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời vận dụng linh hoạt những chủ trương và nguyên tắc đó để thu hút một cách hiệu quả nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn khác từ nước ngoài, nguồn lực khoa học - công nghệ và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và hội nhập.
Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở cấp tỉnh ở Hòa Bình phải là những người am hiểu pháp luật, tình hình, đặc điểm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, cũng như những đặc trưng, lợi thế của vùng Tây Bắc và của từng huyện để có khả năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế hợp lý, hiệu quả và thực thi nhiệm vụ đạt kết quả tối ưu. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở cấp tỉnh. Mỗi vị trí công tác của cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đều mang những nét đặc thù riêng về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực công tác, do đó, những cán bộ chủ chốt về kinh tế nếu không am hiểu pháp luật, tình hình,đặc điểm lĩnh vực công tác sẽ ban hành và thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước một cách cứng nhắc, thụ động, rập khuôn, thiếu hiệu quả; ngoài ra, nếu kiến thức pháp luật hạn chế, cán bộ chủ chốt về kinh tế có thể ban hành những chính sách không phù hợp với quy định của pháp luật, tiếp tay cho người khác vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến ngành, cơ quan, tập thể và xã hội.
Bốn là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình phải có trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng thành thạo thiết bị hiện đại như máy vi tính, khai thác mạng Internet, các phần mềm quản lý kinh tế... Đối với công tác quản lý nhà nước về kinh tế thì đây là công cụ không thể thiếu trong thời đại kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá về kinh tế. Biết sử dụng ngoại ngữ thông thạo và khai thác hiệu quả thông tin trên mạng Internet, sử dụng các phần mềm quản lý trong lĩnh vực kinh tế sẽ làm cho công tác quản lý kinh tế hiệu quả, hạn chế những bất cập trong quản lý, tạo thuận lợi và phục vụ đắc lực cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại.
Năm là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở cấp tỉnh phải có phẩm chất đạo đức vững vàng, kiên định với đường lối và chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Do sự tác động của cơ chế thị trường, các mặt trái của cơ chế thị trường đang ngày càng bộc lộ như chủ nghĩa thực dụng, tệ nạn xã hội, tham nhũng, chạy theo lợi ích cá nhân,... trở thành những nguy cơ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có lối sống mẫu mực phù hợp với chuẩn mực của xã hội, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích của dân tộc, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Trong cơ chế thị trường, những cám dỗ về vật chất, lợi ích kinh tế đang tác động mạnh mẽ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế, những cơ hội này có thể xuất hiện từ phía các chủ thể sản xuất kinh doanh và cũng có thể xuất hiện từ phía nguồn lực của nhà nước đầu tư như tiền vốn, tài sản công, đất đai... mà cán bộ chủ chốt đang trực tiếp quản lý. Do vậy, người cán bộ chủ chốt phải không ngừng tự rèn luyện, giáo dục phẩm chất cá nhân để tránh rơi vào sự lôi cuốn của những lợi ích cá nhân mà làm vi phạm đến lợi ích chung của xã hội, lợi ích của chủ thể Nhà nước và lợi ích của người dân lao động.
Sáu là, Đảng bộ tỉnh cần tập trung chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất hành động của đội ngũcán bộ chủ chốt về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Chú trọng tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, khắc phục tình trạng một số cán bộ, tổ chức đảng không trực tiếp làm công tác cán bộ, chỉ khoán trắng cho cơ quan tổ chức tham mưu. Đồng thời, phải đổi mới, tăng cường chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức và đội ngũ những người làm công tác tổ chức, cán bộ. Thường xuyên chăm lo xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ, khắc phục bằng được các hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.
Bảy là, để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, đòi hỏi phải xây dựng và triển khai thực hiện một chiến lược tổng thể về công tác cán bộ, bảo đảm xây dựng được đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng tốt. Cụ thể là:đồng bộ
về mặt tiêu chuẩn và phát huy được sức mạnh đồng bộ của hệ thống đội ngũ cán bộ (như phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh; trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ cán bộ); hợp lý về mặt cơ cấu để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, tạo ra được sự kế thừa, chuyển tiếp và phát triển giữa các thế hệ cán bộ. Đồng thời, đội ngũ cán bộ phải được xây dựng bảo đảm thực sự có chất lượng, để phát huy được vai trò lãnh đạo và năng lực quản lý, điều hành trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Tám là, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế là một vấn đề và cũng là một yêu cầu rất quan trọng đặt ra đối với cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ là phải nghiên cứu cải cách hệ thống các chính sách đối với cán bộ chủ chốt theo hướng khuyến khích người tài. Đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ và hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác quản lý cán bộ từ tỉnh xuống huyện và xã.