— CHIẾN TRANH HÀ LAN - INDONESIA.
I.4.1. Hà Lan mưu toan quay lại Indonesia.
Ngày 17.8.1945 tại Jakarta, Ahmed Sukarno, người được xem là nhà lãnh đạo hàng đầu của phong trào giải phóng dân tộc trong quãng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, đã đọc bản tuyên ngôn độc lập trước đám đông dân chúng tụ tập tại nhà ông.
Do Sukarno chấp bút, Tuyên ngôn nêu rõ: “Chúng tôi, nhân dân Indonesia, chân thực tuyên bố nền
20 20
21
độc lập của nhân dân Indonesia. Những vấn đề gắn liền với việc chuyển giao chính quyền sẽ được giải quyết theo cách cẩn trọng nhất và trong thời hạn ngắn nhất”[57, tr. 85; 18,tr.112]. Hiến pháp được BPKI (28) thông qua ngày hôm sau xác định rõ Nhà nước mới hoàn toàn độc lập và được xây dựng trên cơ sở của các nguyên tắc “Pantja Sila”(29).
Nước Cộng hòa Indonesia được thành lập, Sukarno được bầu làm tổng thống, còn Hatta – nguyên phó chủ tịch BKPI – được bầu làm phó tổng thống.
Một trong những việc làm đầu tiên của chính quyền mới là công bố vào ngày 5.10 sắc lệnh thành lập Lực lượng quốc phòng (Tentara Keamanan Rakjat – TKR),mà đầu năm 1946 được đổi thành Quân đội Cộng hoà Indonesia(Tentara Republik Indonesia-TRI). Đây là một việc làm cực kì cần thiết, vì chỉ ít ngày trước đó, chính xác là ngày 29.9, quân Anh bắt đầu đổ bộ lên quần đảo với lí do chính thức là giải giáp quân đội Nhật và giải phóng số tù binh và kiều dân người Hà Lan đã bị quân đội Nhật bắt giam trong thời gian chiến tranh.
Tư lệnh đạo quân Anh là tướng Christison ra tuyên bố xác định rõ rằng quân Anh sẽ chỉ làm hai nhiệm vụ: thứ nhất là giải giáp quân Nhật, thứ hai là giải phóng và cho hồi hương những binh lính đồng minh bị quân Nhật bắt làm tù binh. Thông báo còn đảm bảo rằng quân Anh sẽ giới hạn việc chiếm đóng ở một số thành phố chính và không có ý can thiệp vào công việc nội bộ của Cộng hòa Indonesia [39, tr.177-178]. Thông báo đồng thời nhấn mạnh rằng “chính phủ Indonesia sẽ không bị tước bỏ quyền lực, nhưng được yêu cầu duy trì chính quyền dân sự bên ngoài những vùng chịu sự chiếm đóng của binh lính Anh” [39, tr.179] và đồng thời bày tỏ hi vọng rằng Hà Lan và Indonesia sẽ đi đến chỗ dàn xếp với nhau thông qua đàm phán. Có thêm câu sau là vì cùng đổ bộ với quân Anh có cả một số binh lính Hà Lan và các viên chức thuộc địa dứơi sự cầm đầu của toàn quyền Van Mook.
Ông này có mặt ở Jakarta từ ngày 4.10.
Về phần mình, chính phủ Sukarno đã, trong một thông cáo được công bố ngày 25.10.1945 liên quan đến quan hệ đối ngoại, bày tỏ quan điểm rằng Cộng hòa Indonesia
28() Ủy ban khảo sát công tác chuẩn bị nền độc lập của Indonesia (Badan Penjelidikan Kemerdekaan Indonesia – BPKI) được thành lập ngày 1.3.1945.
29() Các nguyên tắc “Pantja Sila” được Sukarno nêu ra trong bài diễn văn đọc tại phiên bế mạc diễn ra ngày 1.6.1945 của BPKI. Có cả thảy 5 nguyên tắc:
- Chủ nghĩa dân tộc Indonesia đề cập đến sự cần thiết thành lập một nhà nước dân tộc thống nhất, thống lĩnh toàn bộ lãnh thổ Indonesia;
- Chủ nghĩa quốc tế hay chủ nghĩa nhân đạo, nghĩa là từ bỏ mọi chủ nghĩa sôvanh và nước Indonesia có chủ quyền nỗ lực lập quan hệ hữu nghị với tất cả các dân tộc và quan hệ hợp tác quốc tế bình ủaỳng;
- Mafakat, nghĩa là cách giải quyết thống nhất, được thông qua mà không cần biểu quyết, sau khi đã cùng nhau thảo luận (musjawarah) bất kì vấn đề nào được đưa ra, do vậy thường mang tính chất thỏa hiệp, dung hòa;
- Chế độ dân chủ phù hợp với các truyền thống tương trợ (gotong-rojong) của xã hội Indonesia;
- Niềm tin vào thượng đế, được hiểu như là thái độ khoan dung đối với tín ngưỡng (mỗi người có thể tin vào thượng đế của mình).
21 21
22
sẵn sàng thương lượng với bất kì nước nào trên cơ sở thừa nhận quyền tự quyết của nhân dân Indonesia [39, tr.178]. Nguyên do của động thái này là ngày càng có nhiều quân Hà Lan đã núp bóng quân Anh quay lại Indonesia.
Khi quân đội Anh và Hà Lan triển khai lực lượng của mình và chiếm đóng một số nơi, đã xảy ra những cuộc đụng độ ác liệt giữa họ và quân đội Cộng hòa Indonesia. Lực lượng TKR còn non trẻ không thể là đối thủ của đạo quân Anh và Hà Lan vừa thiện chiến hơn, vừa được trang bị tốt hơn. Tình hình so sánh lực lượng hoàn toàn bất lợi cho Cộng hòa Indonesia đã buộc Sukarno xem xét khả năng thương thuyết với Hà Lan. Nhưng ngay ngày 16.10, toàn quyền Van Mook đã sớm ra tuyên bố rằng Sukarno và Hatta là “hoàn toàn không thích hợp cho công việc đàm phán”, vì họ đã cộng tác với quân phiệt Nhật trong thời gian chiến tranh. Tất nhiên đây chỉ là cái cớ: người Hà Lan nghĩ rằng với ưu thế về sức mạnh quân sự có sẵn, họ sẽ sớm dập tắt làn sóng đấu tranh giành độc lập của người bản địa và lập lại chế độ thực dân trên toàn quần đảo.
Dù nhận thức rõ thâm ý của toàn quyền Van Mook, nhưng do không thể tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang, nên ngày 14.11.1945, Sukarno đã chỉ định Sutan Sjahrir thành lập chính phủ mới, còn bản thân ông tự nguyện rút vào vị trí của một nguyên thủ quốc gia. Là một nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng theo đường lối đấu tranh ôn hòa, thanh danh không bị hoen ố bởi quan hệ cộng tác với người Nhật, đã tốt nghiệp một trường đại học ở Hà Lan, Sjahrir rõ ràng thích hợp hơn Sukarno trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thương lượng với người Hà Lan.
I.4.2. Hiệp ước Linggadjati.
Lúc đầu, người Hà Lan không lộ một phản ứng tích cực nào trước diễn biến trên.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1945, người Anh lần lượt rút hết quân đội khỏi Indonesia để đưa sang các thuộc địa của họ trong vùng. Mất sự hỗ trợ của Anh, Hà Lan không thể tập trung đủ lực lượng trấn áp cuộc đấu tranh của người bản xứ. Toàn quyền Van Mook buộc phải đồng ý tiến hành thương lượng với đại diện chính phủ Indonesia. Địa điểm được chọn cho cuộc đàm phán lúc đầu là Hoge Veluwe (Hà Lan), sau được chuyển về thị trấn Linggadjati (Java).
Được bắt đầu từ ngày 15.3.1946, cuộc thương thuyết dằng dai và nhiều lần bị gián đoạn giữa hai bên cuối cùng đã đưa đến Hiệp ước Linggadjati được kí tắt vào ngày 15.11.1946 và kí chính thức vào ngày 25.3.1947 tại Batavia. Hiệp ước gồm những điểm chính sau:
- Chính phủ Hà Lan thừa nhận trên thực tế chính quyền Cộng hòa ở Java, Madura và Sumatra, nghĩa là trên phần lãnh thổ có hơn 80% dân số sinh sống;
- Hai chính phủ sẽ cộng tác thành lập một nhà nước liên bang dân chủ được gọi là Hợp chúng quốc Indonesia, gồm ba thành viên là Cộng hòa Indonesia, Borneo và miền Đại ẹoõng.
22 22
23
- Với tư cách là nước có chủ quyền, Liên bang nói trên sẽ gia nhập Liên hiệp Hà Lan - Indonesia mà nguyên thủ sẽ là quốc vương Hà Lan và thừa nhận các quyền sở hữu và kinh doanh của các chủ nhân người Hà Lan và phương Tây có các xí nghiệp nằm trên lãnh thổ cuûa mình;
- Liên hiệp sẽ thành lập các cơ quan riêng để xử lí các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của các xứ thành viên, đặc biệt là trong các lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng, kinh tế và tài chính;
- Liên hiệp Hà Lan - Indonesia và Hợp chúng quốc Indonesia sẽ phải được thành lập không trễ hơn ngày 1.1.1949;
- Hai bên sẽ giảm quân số, và Hà Lan sẽ rút dần quân khỏi nước Cộng hòa, tùy theo nhu cầu gìn giữ an ninh và trật tự.
Với nội dung như trên, Hiệp định Linggadjati không làm hài lòng những phần tử quá khích và bảo thủ của cả Hà Lan lẫn Indonesia. Bên cạnh đó, đã sớm phát sinh các bất đồng trong cách hiểu của hai bên đối với những điều khoản chính của Hiệp định. Người Indonesia cho rằng họ phải được xem là đối tác bình đẳng với Hà Lan trong những công việc chung như thiết lập các Nhà nước mới trên những đảo khác; do Java và Sumatra tập trung đến 80 – 85% dân số Indonesia, nước Cộng hòa Indonesia phải giữ vai trò chủ đạo trong Hợp chúng quốc. Về phần mình, người Hà Lan đưa ra lập luận rằng trong tư cách là người nắm giữ quyền lực trên pháp lí (de jure), họ phải có tiếng nói quyết định trong tiến trình xây dựng Liên hiệp, và mọi xứ thành viên của Hợp chúng quốc đều được hưởng quyeàn ngang nhau.
I.4.3. Hà Lan phá vỡ Hiệp ước Linngadjati – CGO được thành lập.
Không dừng lại ở những cuộc cãi lí, người Hà Lan còn mau chóng mang ra thực hiện quan điểm của họ: thiết lập một loạt chính quyền tự trị trên các đảo Borneo, Celebes, các quần đảo Moluccas và Tiểu Sundas, mà không thèm tham khảo trước ý kiến của chính phủ Sjahrir. Trong lúc đó, vị thế quốc tế của Cộng hòa Indonesia được tăng cường đáng kể qua việc xứ này được một số cường quốc phương Tây như Mĩ, Anh và một số nước châu Á khác, trong đó có Ấn Độ, công nhận trên thực tế (de facto). Ngày 31.3 và 17.4.1947, Anh và Hoa Kì đã lần lượt công nhận trên thực tế Cộng hòa Indonesia. Diễn biến này hoàn toàn trái với mong đợi của Hà Lan. Ngoài ra, việc duy trì một lực lượng viễn chinh giờ đã lên đến trên 10 vạn quân ở miền đất nằm rất xa chính quốc, vốn đang kiệt quệ sau những năm sống dưới ách chiếm đóng tham tàn của Đức quốc xã và chiến tranh khốc hại, đã trở thành gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của ngân sách chính quốc. Trong lúc đó, ngân sách thuộc địa lại hầu như trống rỗng.
Trong những điều kiện trên, thực dân Hà Lan nôn nóng giải quyết cuộc xung đột bằng con đường mà họ cho là ngắn nhất: chiến tranh. Ngày 27.4.1947, phía Hà Lan gửi đến chính phủ Sjahrir một bị vong lục chứa đựng điều được họ gọi là “những đề xuất cuối cùng”: trong lúc chờ đợi Hợp chúng quốc Indonesia ra đời, lập chính phủ lâm thời hỗn hợp và hội đồng đối ngoại chung cho toàn quần đảo Indonesia, trong đó tiếng nói chung cuộc
23 23
24
thuộc về người đại diện Hà Lan; lập một lực lượng hiến binh hỗn hợp Hà Lan-Indonesia có nhiệm vụ duy trì trật tự và luật pháp trên cả quần đảo. Bị vong lục cần được trả lời trong thời hạn hai tuần. Nếu được thực hiện đầy đủ, những đòi hỏi này đồng nghĩa với sự tái lập toàn bộ quyền thống trị của Hà Lan trên cả quần đảo Indonesia.
Hiểu rằng bác bỏ “những đề xuất cuối cùng” sẽ đưa đến chiến tranh, ngày 19.6, Sjahrir lên tiếng đồng ý thành lập chính phủ lâm thời hỗn hợp và hội đồng đối ngoại chung, nhưng muốn giữ lại quyền đảm bảo luật pháp và trật tự trên phần lãnh thổ của Cộng hòa Indonesia. Bị công kích dữ dội, Sjahrir từ chức ngày 27.6.1947. Người thay là Amir Sjarifuddin, một chính trị gia người Công giáo. Thực ra ông này chẳng thể làm gì khác hơn là lặp lại đề nghị của Sjahrir. Đã quyết tâm gây chiến, Hà Lan khai thác ngay lời từ chối của người Indonesia. Tuy nhiên, nhằm tránh làm mếch lòng người Mĩ vốn đã lên tiếng vào ngày 27.6 thúc giục cả Hà Lan lẫn Indonesia nên tiếp tục đàm phán, Hà Lan đã đợi đến ngày 21.7 mới khởi sự “cuộc hành quân cảnh sát” tấn công vào lãnh thổ Cộng hòa Indonesia. Cuộc chiến diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn bất lợi cho Indonesia. Với quân số lên đến 12 vạn và được trang bị tốt hơn, đạo quân viễn chinh Hà Lan đã giành được nhiều chiến thắng và đến đầu thỏng 8, đỏnh chiếm những thành phố, cảng va ứkhu đồn điền chính ở Đông bộ Java, Đông và Nam bộ Sumatra. Lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chế độ Cộng hòa giờ chỉ còn khoảng 1/3 đảo Java, bao gồm vùng chung quanh Jogjakarta và Surakarta và tỉnh Bantam nằm ở cực tây đảo. Vào những ngày đầu tháng 8, Hà Lan coi như đã đạt được những mục tiêu chính của lần khai chiến này. Tuy nhiên, có một điều mà Hà Lan đã không tính đến: phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi người Hà Lan quay lại quần đảo, tình hình ở Indonesia đã thu hút sự chú ý của thế giới. Cường quốc đầu tiên lên tiếng về tình hình Indonesia là Liên Xô.
Ngày 21.1.1946, đoàn đại biểu CHXHCNXV Ukraina(30) đã gửi đến HĐBA LHQ một bức thư nhận xét rằng các hoạt động quân sự của Anh và Hà Lan chống Indonesia sẽ tạo thành mối đe dọa đến hòa bình và an ninh trong vùng.
Đầu tháng 3.1946, đoàn điều tra tình hình ở Indonesia của LHQ được thành lập theo yêu cầu của Ukraina đã thông qua nghị quyết phê phán Hà Lan đã bỏ qua 3 dữ kiện hiển nhiên liên quan đến tình trạng bế tắc hiện nay trong quan hệ giữa hai nước: chủ quyền của Indonesia đã thay đổi, sau khi Hà Lan đầu hàng Nhật không điều kiện năm 1942; Indonesia tuyên bố độc lập ngày 17.8.1945; sự tồn tại trong thực tế của chính phủ Indonesia [69, tr.286-287].
Mười ngày sau khi Hà Lan khởi sự cuộc chiến, HĐBA LHQ đã nhóm họp theo yêu cầu của Ấn Độ và Australia. Ngay trong ngày 1.8.1947, HĐBA đã thông qua khuyến cáo hai bên đình chỉ các hoạt động quân sự và giải quyết vấn đề bằng con đường thương lượng.
Được sự ủng hộ của Ba Lan, Colombia và Australia, Liên Xô đưa ra đề nghị Hà Lan rút quân về các vị trí được dùng làm nơi xuất phát của cuộc tấn công ngày 21.7, trước khi hai
30() Khác với tất cả các quốc gia thành viên khác, Liên Xô được có tất cả 3 đoàn đại biểu trong ĐHĐ LHQ:
Liên Xô, Ukraina và Bielorussia
24 24
25
bên khởi sự đàm phán. Lo sợ đề nghị này sẽ tạo thành một tiền lệ bất lợi cho vị thế của họ ở các xứ thuộc địa, nhóm các nước thực dân (Anh, Pháp và Bỉ) đã bác bỏ đề xuất này. Phái đoàn Mĩ đã đưa ra giải pháp thỏa hiệp: hai bên ngừng bắn dọc theo đường mặt trận hiện tại và giải quyết tranh chấp thông qua trung gian.
Ngày 7.8, theo yêu cầu của Liên Xô và Ba Lan, đại diện của Cộng hòa Indonesia là Sutan Sjahrir được phép tham dự phiên họp của HĐBA. Ông kiên trì đòi hỏi quân Hà Lan rút về vị trí xuất phát và đề nghị HĐBA thành lập một ủy ban điều tra vụ việc ngay trên đất Indonesia. Bác bỏ cách biện giải của Hà Lan rằng các diễn biến ở Indonesia là “công việc nội bộ” của Hà Lan, ngày 25.8, HĐBA đã thông qua nghị quyết do Mĩ đề xuất về việc thành lập Ủy ban thiện chí (Committee of Good Offices – CGO) bao gồm ba thành viên:
hai trong số này phải là thành viên HĐBA nhưng được chọn theo đề nghị của hai bên xung đột; còn thành viên thứ ba sẽ do hai thành viên đầu đề cử. Hà Lan đã đề nghị Bỉ, Indonesia cử Australia, còn Hoa Kì được chọn làm thành viên thứ ba.
I.4.4. Hiệp ước Renville.
Khởi sự hoạt động từ cuối tháng 10.1947, CGO đã dàn xếp để Hà Lan và Indonesia ngồi vào bàn đàm phán từ ngày 8.12.1947 trên chiến hạm Renville của Hoa Kì buông neo trong cảng Jakarta. Phải đàm phán trong hoàn cảnh rất bất lợi: quân đội đã chịu những tổn thất nặng nề và đang thiếu vũ khí một cách nghiêm trọng, do vậy khó lòng tiếp tục chiến đấu, phái đoàn Indonesia do thủ tướng Amir Sjahrifuddin cầm đầu đã không thể làm gì khác hơn là đành kí vào Hiệp ước ngày 19.1.1948.
Được gọi là Hiệp ước Renville, văn kiện chứa đựng một điều khoản rất bất lợi cho người Indonesia: đó là họ phải đồng ý ngừng bắn dọc theo cái gọi là “đường Van Mook”, tức lằn ranh tiến quân xa nhất của Hà Lan vào sâu trong lãnh thổ Cộng hòa Indonesia. Như vậy, chính quyền Cộng hòa sẽ bị cắt lìa khỏi các cảng có ý nghĩa chiến lược và kinh tế và các tỉnh Đông bộ Java dồi dào lương thực. Tuy nhiên, chính phủ Sjahrifuddin đặt hi vọng vào lời đảm bảo của đại diện Hoa Kì trong CGO rằng chính phủ Washington sẽ dùng ảnh hưởng của mình để buộc Hà Lan tuân thủ một điều khoản khác của Hiệp ước Renville: sau một thời gian chuyển tiếp kéo dài ít nhất 6 tháng, nhưng không quá 12 tháng, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trong những phần đất trước đây thuộc Cộng hòa Java và Sumatra để dân ở đây tự quyết định xem họ sẽ thuộc về nước Cộng hòa hay một nhà nước khác của Hiệp chúng quốc Indonesia.
Bất chấp những điều kiện nặng nề của nó, Hiệp ước Renville vẫn là một nhân nhượng cần thiết cho Indonesia. Sukarno nhìn nhận: “Chúng ta chỉ cần có thời gian để lấy lại hơi thở” [57, tr.104]. Nhưng các chính đảng lớn trong nước (Masjumi, đảng Dân tộc Indonesia…) lại không nghĩ như vậy. Đứng trước sự công kích kịch liệt của họ, ngày 23.1.1948, Amir Sjahrifuddin từ chức. Sáu ngày sau, Sukarno giao cho phó tổng thống Hatta – một chính khách không đảng phái – thành lập một nội các tổng thống, nghĩa là chỉ
25 25