Mĩ chủ trương tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Đông Dương

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 58 - 64)

II.5. LẬP TRƯỜNG CỦA PHÁP VÀ HOA KÌ VỀ MỘT GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG CHO CUỘC CHIẾN VIỆT-PHÁP

II.5.2. Mĩ chủ trương tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Đông Dương

Nhưng phản ứng của Mĩ thì hoàn toàn ngược lại. Người kiến tạo đường lối đối ngoại của chính phủ Eisenhower, đặc biệt là đối với vùng Viễn Đông, không phải là tổng thống, mà chính là bộ trưởng Ngoại giao John F. Dulles, từng phục vụ chính phủ Truman trong tư cách là nhà thương thuyết chính cho một hòa ước với Nhật Bản và là đại sứ lưu động ở châu Á. Dulles luôn quan tâm đến các hoạt động chặn đứng ảnh hưởng của khối XHCN và có cách tiếp cận vấn đề này từ góc độ của một tín đồ sùng đạo, nghĩa là không ngại đối đầu trực diện với đối phương, đặc biệt là ở Viễn Đông. Ở bộ Ngoại giao, ông có một phụ tá cũng chủ trương một đường lối cứng rắn không kém trong quan hệ với các nước XHCN: đó là Walter Robertson.

Đông Dương đã được chính phủ Truman sắp mãn nhiệm xếp vào loại một trong những vấn đề cấp bách mà chính phủ Eisenhower tân cử phải giải quyết. Tại cuộc họp của HĐANQG diễn ra ngày 24.3.1953, Dulles lưu ý rằng Đông Dương còn quan trọng hơn cả Triều Tiên vì kết quả của cuộc chiến ở vùng đất này sẽ tác động đến cả khu vực Đông Nam Á [22, tr.135]. Quan điểm của Dulles được tổng thống Eisenhower ủng hộ hoàn toàn

"Vào thời điểm đó,mùa xuân năm 1953, công việc chính của chúng tôi là thuyết phục thế

58 58

59

giới rằng cuộc chiến ở Đông Nam Á là một hành động xâm lược của cộng sản nhằm khuất phục cả vùng. Làm rõ chuyện này là một nhu cầu thực sự: nhân dân chúng ta cũng như công dân ba Quốc gia liên kết ở Đông Dương phải nắm rõ ý nghĩa đích thực của cuộc chiến”[26, tr.168]. Ngày 29.4, HĐANQG đã thông qua Nghị quyết mang mã số NSC-149/2 đề cập đến khả năng Hoa Kì sẽ can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công của Trung Quốc ở đây, hoặc tình hình trải qua những thay đổi sâu sắc [22, tr.138].

Đang cân nhắc khả năng của một hành động can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, Washington tất nhiên đón nhận với thái độ không hài lòng viễn cảnh Paris sẽ đàm phán với VNDCCH. Và Dulles đã có dịp trình bày rõ ràng với bộ trưởng Ngoại giao Pháp Georges Bidault lập trường của Hoa Kì tại cuộc gặp gỡ diễn ra ngày 22.7 ở Washington. Bidault mang đến thông điệp rằng chính phủ Laniel quyết tâm kết thúc sớm cuộc chiến, kể cả bằng cách thương lượng nếu cần. Bidault lưu ý rằng đàm phán hòa bình ở Triều Tiên đã tạo ra hiệu ứng lan truyền ở Pháp, đồng thời cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Đông Dương không thể tiếp tục sau khi cuộc chiến Triều Tiên đã được giải quyết [22, tr.141]. Về phần mình, Dulles thừa nhận rằng chiến tranh Đông Dương không thể kéo dài mãi. Ông cho rằng nếu tình hình được cải thiện khi Hội nghị về Triều Tiên diễn ra, Hoa Kì không chống lại cuộc đàm phán về Đông Dương. Nhưng thương lượng trong vị thế suy yếu “sẽ chỉ kết thúc bằng một thảm họa vô phương cứu chữa”.

Ngay trong tháng 8.1953, nghĩa là khoảng một tháng sau khi Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên được kí và cũng vào khoảng thời gian Liên Xô công bố sáng kiến triệu tập một hội nghị quốc tế với sự tham dự của 5 đại cường quốc như đã nêu trên, HĐANQG Hoa Kì đã nhận định “trong những điều kiện hiện nay, bất kỳ một giải pháp đàm phán nào đều có nghĩa là không chỉ Đông Dương, mà toàn vùng Đông Nam Á sẽ rơi vào tay cộng sản. Việc mất Đông Dương sẽ đe dọa đến an ninh của Hoa Kì” [71, p.10]. Và để tránh một thảm họa như vậy, ngày 29.9.1953, Hoa Kì đã đồng ý viện trợ bổ sung cho Pháp 400 triệu USD để nước này có đủ phương tiện thực hiện thành công Kế hoạch Navarre.

Ngày 23.12.1953, trong bài diễn văn đọc trên đài truyền thanh và truyền hình sau chuyến đi dài ngày sang các nước châu Á (trong đó có Việt Nam), phó tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố: “Chúng ta cũng như họ [các Quốc gia liên kết Đông Dương] đều hiểu rằng cách duy nhất để họ đảm bảo nền độc lập của mình và cách duy nhất để họ bảo vệ nó là tiếp tục chiến đấu bên cạnh các bạn đồng hành của họ trong Liên hiệp Pháp chống lại các lực lượng thực dân cộng sản muốn nô dịch họ”.

Trong lúc chờ đợi Pháp thực hiện thành công Kế hoạch Navarre hầu có thể thương thuyết trên thế mạnh, một mặt Washington tiếp tục bày tỏ quan ngại, mỗi khi xuất hiện các dấu hiệu cho thấy Paris tỏ ý muốn sớm đàm phán với VNDCCH, mặt khác chính phủ Mĩ tiếp tục tăng cường viện trợ tài chính cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương: 855 triệu USD cho tài khóa 1953 - 1954 (tương đương 80% ngân sách quân sự năm 1954 của Pháp ở

59 59

60

Đông Dương), dự tính nâng mức chi viện lên đến 1.133 triệu USD cho tài khóa1954 - 1955, tích cực ủng hộ Kế hoạch Navarre.

Nửa đầu năm 1954 chứng kiến Washington và Paris tiến hành các cuộc vận động ngoại giao theo các chiều hướng hoàn toàn trái ngược nhau. Ngày 16.1.1954, tổng thống Eisenhower đã ra lệnh thành lập một ủy ban đặc biệt gồm các cố vấn hàng đầu của ông với nhiệm vụ phân tích tình hình Đông Nam Á và đưa ra một kế hoạch hành động cho toàn khu vực. Ủy ban được báo cho biết một thất bại ở Đông Dương sẽ là thảm họa đối với Hoa Kì và họ được yêu cầu xem xét các phương án khác nhau trong trường hợp xảy ra một thất bại ở Đông Dương hay ở nơi nào khác trong khu vực.

Tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Tứ cường diễn ra ở Berlin từ ngày 25.1 đến ngày 18.2.1954, ngoại trưởng Pháp Georges Bidault đã “tự đặt mình vào vị thế thực sự khẩn cầu Molotov đưa Đông Dương vào chương trình nghị sự ở Geneva” [26, tr.344]. Còn Dulles khăng khăng đòi chỉ bàn đến vấn đề Đức và Áo, gạt bỏ ý kiến triệu tập Hội nghị 5 nước lớn (trong đó có Trung Quốc) bàn việc giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Đông. Hội nghị cuối cùng thỏa thuận triệu tập Hội nghị quốc tế với sự tham gia của CHND Trung Hoa tại Geneva từ ngày 26.4.1954 để bàn giải pháp chính trị cho vấn đề Triều Tiên và giải quyết cuộc chiến ở Đông Dương.

Đồng ý tham dự Hội nghị Geneva không có nghĩa là Hoa Kì đã từ bỏ hẳn nỗ lực tìm kiếm một giải pháp quân sự cho vấn đề Việt Nam. Ngày 20.3, tức 7 ngày sau khi Quân đội Nhân dân Việt Nam khởi sự cuộc tiến công đợt một đánh chiếm căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc vốn có nhiệm vụ bảo vệ sân bay Mường Thanh, tướng Paul Ely, tham mưu trưởng quân đội Pháp, đang trên đường trở về nước sau chuyến đi thị sát tình hình quân sự ở Đông Dương, đã ghé qua Washington. Được lệnh của chính phủ Pháp, Ely nói rõ với Dulles rằng “theo suy nghĩ của chính phủ và bộ tư lệnh Pháp, một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột Đông Dương là điều không thể thực hiện được trong những điều kiện và với một cái giá phải chăng; nên tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề” [28, tr.65]. Nhưng đây lại không phải là quan điểm của chính phủ Mĩ. Dulles cho rằng vấn đề chính yếu là làm cho Trung Quốc hiểu rõ rằng “thế giới tự do sẽ can thiệp vào Đông Dương, thay vì để cho tình hình xấu đi do nước này giúp đỡ Việt Minh” [28, tr.65]. Còn tổng thống Eisenhower chỉ thị cho đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng các tham mưu trưởng liên quân, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Ely nhằm cứu nguy quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Về một hành động can thiệp đơn phương từ phía Mĩ, Eisenhower và Dulles có trả lời rằng có một số điều kiện cần được thỏa mãn trước khi một sự can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kì vào Đông Dương được chuẩn thuận. Trong lúc chờ đợi, đô đốc Radford sẽ chuẩn bị sẵn một kế hoạch can thiệp to lớn bằng không quân mang mật danh Vulture (tức Vautour) nhằm vào Điện Biên Phủ: 60 phi cơ cường kích B29 từng được gọi là “pháo đài bay” trong Chiến tranh thế giới thứ Hai sẽ cất cánh từ các căn cứ ở Philippines và được sự yểm trợ của 150 phi cơ tiêm kích xuất phát từ các tàu sân bay Essex và Boxer thuộc Hạm đội 7.

60 60

61

Do chiến dịch Vulture không được thực hiện vì nhiều lí do khác nhau, mối lo lắng của chính phủ Eisenhower trước khả năng người Pháp có thể bị đánh bại ở Đông Dương và rút khỏi bán đảo này vì thế mà tăng lên. Cuộc họp ngày 25.3.1954 của HĐANQG đã xác định hai mục tiêu quan trọng trước mắt: soạn thảo một kế hoạch về một hành động thống nhất có thể có nhằm hỗ trợ hay thậm chí thay Pháp ở Đông Dương và xem xét những đường lối hành động khác nhau trong trường hợp Pháp quyết định rút khỏi đây.

Nghị quyết của HĐANQG nói thêm rằng "Hoa Kì sẽ sử dụng mọi phương tiện có thể có để tác động lên chính phủ Pháp nhằm chống lại việc kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện không phù hợp với các mục tiêu căn bản của Hoa Kì... Một chế độ liên minh không cộng sản về danh nghĩa hẳn sẽ đẩy đất nước lọt vào tay Hồ Chí Minh và không còn cơ hội để Hoa Kì hay Anh có thể thay Pháp" [37, tr.40].

Nhiệm vụ đầu chủ yếu thuộc về bộ Ngoại giao. Ngày 27.3, Dulles thông báo cho đại sứ Anh Roger Makins rằng Hoa Kì đang xem xét một lời kêu gọi gửi đến LHQ hay một hình thức tập hợp nào đó trong vùng để tiến hành công cuộc phòng thủ Đông Nam Á trong trường hợp người Pháp quyết định tháo lui khỏi Đông Dương. Trong bài diễn văn có nhan đề “Mối đe dọa của châu Á đỏù” đọc tại Câu lạc bộ báo chí hải ngoại ở New York ngày 29.3.1954, Dulles đã phác họa một chính sách mới. Ông đã miêu tả Việt Minh là một bộ phận hữu cơ của phong trào cộng sản toàn cầu do Liên Xô và Trung Quốc cầm đầu và nói rằng nếu những người cộng sản nắm được quyền kiểm soát hoàn toàn ở Đông Dương hay bất kỳ phần lãnh thổ đáng kể nào ở đó, họ chắc chắn sẽ tiếp tục hoạt động xâm lược y như vậy nhằm vào các dân tộc tự do khác trong khu vực. Ông nhấn mạnh:" Trong những điều kiện hiện nay, việc áp đặt, dù bằng bất kỳ phương cách nào, hệ thống chính trị của nước Nga cộng sản và của đồng minh Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á đều sẽ tạo thành mối nguy to lớn đối với thế giới tự do”. Ông kết luận: “Hoa Kì cho rằng viễn cảnh này không nên được chấp nhận một cách thụ động, mà nên được đối phó bằng một hành động thống nhaát” [37, tr.51].

Thế nào là “bằng một hành động thống nhất”? Khái niệm này đã được chính Dulles trong báo cáo đề ngày 4.4.1954 gửi Eisenhower để tường trình về kết quả của cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 3.4.1954 với các nhà lãnh đạo Quốc hội. Dulles viết rằng Quốc hội chỉ thuận ủng hộ sự can dự trực tiếp của Hoa Kì vào Đông Dương với 3 điều kiện sau:

(1) Sự can thiệp của Hoa Kì phải là một phần của một liên minh bao gồm các nước tự do khác ở Đông Nam Á, Philippines và Thịnh Vượng chung của Anh;

(2) Người Pháp phải đồng ý xúc tiến nhanh chương trình trao trả độc lập cho các Quốc gia liên kết để mọi người không diễn dịch rằng sự trợ giúp của Mĩ đồng nghĩa với sự ủng hộ chủ nghĩa thực dân Pháp;

(3) Người Pháp phải đồng ý không rút lực lượng của họ ra khỏi cuộc chiến, nếu chúng ta đưa lực lượng chúng ta vào.” [26, tr.347].

Nửa đêm ngày 4.4, thủ tướng Laniel đã cho mời đại sứ Mĩ là Douglas Dillon đến để chuyển cho chính phủ Mĩ lời tán thành chính thức của chính phủ Pháp về việc thực hiện Kế

61 61

62

hoạch Vulture [34, tr.11]. Sáng hôm sau, Dulles phúc đáp rằng chính phủ Hoa Kì không thể dấn mình vào một hoạt động quân sự ở Đông Dương, mà không có được sự thông hiểu hoàn toàn về chính trị với nước Pháp, trên cơ sở một liên minh với sự tham gia của Thịnh Vượng chung. Ngoài ra, sự ưng thuận của Quốc hội cũng là điều cần thiết [22, tr.162].

Tóm lại, có tất cả 3 điều kiện. Điều kiện thứ ba liên quan đến nội tình của Hoa Kì.

Điều kiện thứ hai liên quan đến khả năng hành động chung với Anh. Nhưng lâu nay giữa London và Hoa Kì đã bộc lộ không ít bất đồng quanh vấn đề Đông Dương.

Trong lúc người Mĩ thúc giục một hoạt động can thiệp trực tiếp có giới hạn của đồng minh, thì người Anh lại cho rằng đã can thiệp thì không nên chỉ giới hạn ở không quân và hải quân. Hơn nữa, người Anh đánh giá Pháp không còn ý chí hành động, tư tưởng cầu hòa đang chế ngự Paris. London cũng không đồng tình với cái nhìn quá bi quan của Washington về những hậu quả phát sinh từ chiến thắng của cộng sản ở Đông Dương. Trong lúc Dulles và các quan chức Mĩ khác bày tỏ quan điểm, ít ra là ở chốn công cộng, rằng Đông Dương thất thủ sẽ đưa đến việc toàn bộ Đông Nam Á lọt vào tay cộng sản, thì Eden vẫn nghĩ rằng Malaya và cả những vùng khác có thể sẽ không chịu chung số phận vừa nêu.

Trả lời yêu cầu của Dulles về một hành động thống nhất, Eden đồng ý rằng cần thực hiện một nỗ lực chung để bảo vệ càng nhiều lãnh thổ ở Đông Nam Á càng tốt. Bộ trưởng Ngoại giao Anh đồng thời cho rằng không có cơ sở cho một hành động tập thể trước khi Hội nghị Geneva bắt đầu. Ông này còn thẳng thắn nhận xét rằng “không rõ có giữ được ẹoõng Dửụng hay khoõng”.

Sự thống nhất duy nhất mà Dulles và Eden đạt được trong cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 11.4 tại London được thể hiện trong bản thông cáo chung: Hoa Kì và Anh sẽ “cùng tham gia với những nước có liên hệ trực tiếp khác vào việc xem xét một hệ thống phòng thủ tập thể được thiết lập trong khuôn khổ của Hiến chương LHQ, nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và tự do ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương” [25, tr.120].

Còn điều kiện thứ nhất “sự thông hiểu về chính trị với Pháp” đã được Dulles làm rõ tại cuộc tiếp xúc với Bonnet ở Paris ngày 14.4: Pháp cần cam kết cho phép các nước liên kết có quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp. Nhưng người Pháp đã không sẵn sàng cho một cam kết như vậy. Dulles cũng giải thích cho người tương nhiệm Pháp rằng Hoa Kì chỉ có thể tăng viện trợ quân sự ở Đông Dương như là một phần của kế hoạch hành động thống nhất chống lại sự chiếm đóng của cộng sản. Hay nói khác đi, Hoa Kì muốn người Pháp tiếp tục cuộc trường chinh chống cộng ở Đông Nam Á trong hoàn cảnh các quyền lợi cụ thể của họ ở Đông Dương lần hồi mất dần. Rốt cuộc Thông cáo chung được đưa ra vào lúc kết thúc cuộc gặp chỉ thể hiện được một thỏa thuận duy nhất là hai nước sẽ cùng với các quốc gia khác xem xét khả năng thành lập một tổ chức phòng vệ tập thể trong khu vực.

Câu trả lời thoái thác của Anh và việc Pháp từ chối đảm bảo nền độc lập đầy đủ của các Quốc gia liên kết không làm Hoa Kì nản lòng với nỗ lực thúc đẩy hoạt động chuẩn bị

62 62

63

xây dựng một tổ chức phòng thủ ở Đông Nam Á trước khi Hội nghị Geneva diễn ra. Ngày 20.4, tại Washington đã diễn ra cuộc họp với thành phần gồm các đại sứ Pháp, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines và các Quốc gia liên kết ở Đông Dương. Lúc đầu, Dulles dự tính chương trình nghị sự là thành lập một tổ chức hoạt động bất thường nhằm nghiên cứu việc phòng thủ Đông Nam Á. Nhưng do Anh không tán thành, Dulles đã phải biến cuộc họp thành buổi trao đổi ý kiến về viễn cảnh của cuộc đàm phán về Triều Tiên sẽ được khởi sự từ ngày 26.4 ở Geneva. Chỉ sau khi chương trình nghị sự thay đổi, một đại biểu Anh mới đến dự, nhưng không tham gia thảo luận.

Trong lúc đó, Pháp vẫn cố vận động Hoa Kì giúp giải vây Điện Biên Phủ. Tại cuộc gặp diễn ra ngày 22.4 tại Paris, Bidault một lần nữa thúc giục Dulles thực hiện Kế hoạch Vulture [34, tr.114; 22, tr.165]. Trong bức điện trả lời đề ngày 23.4, Eisenhower ghi rõ: “Sẽ không có chuyện can thiệp mà không có đồng minh” [26, tr.354].

Ngày 24.4, Dulles chuyển cho Bidault thư trả lời rằng cách tốt nhất để cứu Đông Dương là một hành động thống nhất. Cũng trong ngày hôm đó, Dulles đã gặp bộ trưởng Ngoại giao Anh Enthony Eden để thông báo lập trường của Washington: Mĩ sẽ không can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, nếu không được sự đồng tình hành động của Anh.Dulles đồng thời cố ép Eden chấp thuận chính sách dùng đến sức mạnh. Động thái của Mĩ đã khiến người Anh rất lo lắng. Được triệu tập khẩn cấp ngay trong ngày Chủ nhật 25.4, cuộc họp nội các bất thường đã xác định rõ lập trường của chính phủ Anh: “Chúng ta không sẵn sàng đưa ra, trước khi Hội nghị Geneva nhóm họp, bất kỳ lời hứa nào liên quan đến hành động quân sự của Anh ở Đông Dương” [25, tr.119]. Sau khi cuộc họp vừa kết thúc, Eden tiếp đại sứ Pháp ở London là René Massigli. Ông này cho biết Washington đưa ra đề nghị Hoa Kì, Anh, Pháp, Philippines và các Quốc gia liên kết Đông Dương cùng đưa ra ngay một tuyên bố khẳng định quyết tâm chặn đứng, kể cả bằng “các phương tiện quân sự”, sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Dựa vào tuyên bố này, tổng thống Hoa Kì sẽ yêu cầu Quốc hội cho phép can thiệp bằng không quân ở Điện Biên Phủ vào ngày 28.4 [34, tr.115]. Dù bộ trưởng Ngoại giao Anh đã từ chối, ngày 27, Massigli vẫn cố, theo lệnh của thủ tướng Laniel, vận động trực tiếp với thủ tướng Churchill. Để trả lời, đích thân thủ tướng Anh đã công bố trước Viện Thứ dân quyết định ngày 25.4 của chính phủ London. Đến đây, ý tưởng “hành động thống nhất” coi như chết hẳn. Còn khả năng Mĩ sẽ ủụn phửụng can thieọp ?

Chủ đề này đã được mang ra bàn thảo tại cuộc họp của HĐANQG Hoa Kì diễn ra ngày 29.4. Biên bản cho thấy chính phủ Hoa Kì chính thức từ bỏ luôn khả năng can thiệp đơn phương qua việc tổng thống Eisenhower chống lại việc sử dụng lực lượng trên bộ ở ẹoõng Dửụng.

Sau diễn biến trên, Washington tập trung nỗ lực vào các cuộc vận động ngoại giao theo hai hướng: tác động lên kết quả của Hội nghị Geneva và thành lập một tổ chức phòng thủ đa quốc gia ở Đông Nam Á.

63 63

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w