CÁC NỖ LỰC XÂY DỰNG QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 207 - 212)

GIỮA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (từ cuối thập niên 1950 đến giữa thập niên 1970)

VIII.1. CÁC NỖ LỰC XÂY DỰNG QUAN HỆ CỘNG TÁC TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á

VIII.1.1. Cuộc vận động cho SEAFET.

Nỗ lực đầu tiên xây dựng một tổ chức chung cho toàn vùng Đông Nam Á được thủ tướng Malaya Tunku Abdul Rahman thực hiện vào tháng 2.1958, khi ông có mặt ở Colombo để dự lễ 10 năm độc lập của Ceylan(111). Chịu tác động của Hội nghị Bandung diễn ra hai năm trước đó, Abdul Rahman đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á triệu tập một hội nghị thượng đỉnh nhằm mục tiêu “đạt đến sự thống nhất trong vùng”. Giải thích ý tưởng này, thủ tướng Malaya nêu rõ: “Chúng ta có nhiều tài nguyên tự nhiên, biết tôn

111() Năm 1972, Ceylan đổi tên thành Sri Lanka

trọng các lí tưởng cao cả về công bằng, nhân quyền, tự do và độc lập. Đồng thời chúng ta cũng có nhiều vấn đề chung. Con đường duy nhất để giải quyết các vấn đề này là đoàn kết, hợp tác và cùng hợp sức chặt chẽ hơn nữa” [76, tr.7].

Dù các nước khác trong vùng không tỏ thái độ phản ứng tích cực, Abdul Rahman vẫn không từ bỏ ý tưởng. Tháng 4.1958, ông đã tung ra sáng kiến về một “Thỏa thuận Quốc phòng” bao gồm các nước Malaya, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và VNCH. Nhưng số phận của nó cũng không tốt đẹp hơn.

Tháng 1.1959, Abdul Rahman đã quay lại với đề xuất của ông, nhân chuyến đi thăm chính thức Philippines. Lần này, tổng thống nước chủ nhà là Garcia đã tỏ thái độ hoan nghênh. Hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, VNCH và Miến Điện (nghĩa là tất cả các nước trong vùng, ngoại trừ VNDCCH) kí

“Hiệp ước hợp tác kinh tế và hữu nghị Đông Nam Á” (South East Asia Friendship and Economic Treaty – SEAFET) bao gồm các mục tiêu: trao đổi ý kiến về các vấn đề được mọi nước quan tâm; trao đổi kinh tế; cùng nghiên cứu các nhu cầu kinh tế và tiềm năng trong vùng; hợp tác mở rộng thương mại và phát triển kinh tế; khảo sát những khả năng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa.

Bất chấp mọi nỗ lực vận động của hai nước đề xuất, SEAFET chỉ nhận được sự hưởng ứng của Thái Lan và VNCH. Nước bày tỏ lập trường chống đối quyết liệt hơn cả hóa ra là Indonesia, nước chủ trì Hội nghị Bandung, vốn được Abdul Rahman lấy làm nguồn gợi hứng cho cho cuộc vận động xây dựng một tổ chức vùng. Đang theo đuổi một đường lối đối nội dựa vào sự ủng hộ của đảng Cộng sản (PKI) và một đường lối đối ngoại chống đế quốc và kết thân với CHND Trung Hoa, chính phủ Sukarno đánh giá SEAFET là mưu toan xây dựng một liên minh quân sự-chính trị, có xu hướng chống cộng. Căn cứ của đánh giá này là VNCH được mời tham gia, trong lúc VNDCCH lại không được nhắc đến.

Trong lúc đó, giữa hai nước khai sinh sáng kiến là Malaya và Philippines lại phát sinh một bất đồng lớn. Là đồng minh thân cận của Hoa Kì, Philippines muốn mời Đài Loan, Hàn Quốc và cả Nhật cùng tham gia SEAFET, trong lúc Malaya lo ngại sự có mặt của các nước và vùng lãnh thổ này sẽ làm Bắc Kinh tức giận.

VIII.1.2. Cuộc vận động cho ASAS và ASA.

Sau những cuộc thương lượng gay go kéo dài trên một năm, ý tưởng SEAFET cuối cùng bị loại bỏ và được Malaya đề nghị thay bằng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian States – ASAS) vào ngày 27.7.1960. Khác với SEAFET, ASAS sẽ mang tớnh chất khụng chớnh thức, viứ người ta khụng dự định kớ một văn kiện nào.

Sáng kiến của Malaya được xem là một nhượng bộ đối với Indonesia, vì thực khó nói đến một tổ chức hợp tác khu vực thực sự có hiệu quả, nếu không có sự tham gia của nước lớn nhất trong vùng. Nhưng bất chấp sự nhượng bộ này, Indonesia vẫn một mực khước từ tham gia ASAS. Vậy, nguyên nhân thực sự giải thích thái độ xa lánh của chính

phủ Indonesia không hẳn là tính chất chống cộng của ASAS. Đang theo đuổi tham vọng lãnh đạo các nước không liên kết, hay đúng hơn “Các lực lượng mới trỗi dậy” (New Emerging Forces – NEFOS), tổng thống Sukarno tất không hào hứng với bất kì sáng kiến tập hợp lực lượng nào không phải do chính ông đưa ra.

Dù không được Indonesia ủng hộ, Malaya vẫn không từ bỏ nỗ lực của mình. Sau các cuộc thương lượng gay go, cuối cùng vào cuối tháng 7.1961, ba nước Malaya, Philippines và Thái Lan đã tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao tại Bangkok. Ngày 31.7.1961, ba bộ trưởng đã kí vào tuyên bố chung về việc thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (Association of South-East Asia – ASA).

Là tổ chức đầu tiên ở Đông Nam Á không bao gồm một nước ngoài khu vực nào, ASA đã xác định mục tiêu là “thiết lập một tổ chức có hiệu quả cho phép tiến hành những hoạt động tham vấn thân hữu, sự hợp tác và tương trợ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học và hành chính”. ASA được xem là một tổ chức không liên kết và “không gắn bó bằng bất kì cách nào với bất kì khối hay một cường quốc nào bên ngoài khu vực, không chống lại bất kì nước nào” [73, tr.93].

Sau hai cuộc họp báo cấp bộ trưởng ngoại giao (tháng 7.1961 ở Bangkok và tháng 4.1962 ở Kuala-Lumpur), ASA đã đề ra một số dự án lớn và chương trình phát triển chung.

Tuy nhiên, không dự án nào được mang ra thực hiện, vì không lâu sau đó hai trong số ba nước thành viên là Malaya và Philippines đã sa vào một cuộc xung đột diễn ra quanh kế hoạch xây dựng Liên bang Malaysia. Quan hệ giữa hai nước vì thế trở nên xấu đi và đi đến chỗ đoạn giao.

Vì lẽ trên, hoạt động của ASA đã bị tê liệt một thời gian khá dài. Phải đến tháng 3.1966, các nước thành lập ASA mới lại gặp nhau ở Bangkok để làm sống lại hoạt động của Hiệp hội.

Hội nghị bộ trưởng ngoại giao diễn ra trong tháng 8.1966 đã xem xét các vấn đề chính trị phát sinh từ cuộc chiến đang lan rộng ở Việt Nam. ASA đã đưa ra sáng kiến triệu tập “Hội nghị hòa bình” với sự tham dự của 17 chính phủ châu Á, và thành lập một “Ủy ban chõu Á viứ Hũa bỡnh cho Việt Nam”. Dự khụng mang lại kết quả cụ thể nào, sỏng kiến vừa nêu đã thu hút sự chú ý của các nước Đông Nam Á đến những hậu quả tai hại, mà sự can thiệp tùy tiện của các cường quốc ngoài vùng gây ra cho mối quan hệ giữa các nước trong vuứng.

ASA giải tán vào cuối năm 1967, vài tháng sau khi ASEAN được thành lập. Dù không tạo được một bản tổng kết hoạt động thực ấn tượng, ASA vẫn là cách tiếp cận hoàn toàn mới, mang nét đặc trưng Đông Nam Á, đối với vấn đề hợp tác trong khu vực. Các nhà lãnh đạo một số nước Đông Nam Á đã bước đầu làm quen với nếp sinh hoạt gặp gỡ và cùng thảo luận các vấn đề chung. Dù chưa xác định được đâu là quyền lợi chung gắn kết các nước với nhau, và do vậy chưa thể tìm thấy tiếng nói chung trong nhiều vấn đề chi

phối quan hệ giữa họ, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á vẫn, như Abdul Rahman viết trong một bức thư gửi Sukarno, “ít ra hiểu được tại sao chúng ta không thể kết hợp được với nhau” [Bernard Gordon (1966). The Dimensions of Conflict in Southeast Asia. Englewood Cliffs.

Prentice Hall, p.182]. Dù chưa thể hiểu và thông cảm nhau, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã học được cách lắng nghe nhau. Nhờ vậy, Malaya và Philippines đã không để các bất đồng của họ diễn biến theo chiều hướng không thể cứu vãn được đối với ASA. Hiệp hội chỉ tạm thời đình chỉ hoạt động, chứ không bị tan rã. Điều này cho thấy các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã ý thức được các quyền lợi chung gắn kết họ với nhau. Và đây sẽ là cơ sở cần thiết cho mối quan hệ cộng tác sâu rộng trong tương lai.

VIII.1.3. Cuộc vận động cho MAPHILINDO.

MAPHILINDO là một nỗ lực khác nhằm xây dựng một tổ chức khu vực được ba nước Philippines, Indonesia và Malaya thực hiện trong năm 1963.

Trong năm 1963, tổng thống Macapagal của Philippines đã công bố ý tưởng xây dựng một tổ chức toàn Mã Lai kết hợp các lãnh thổ có người Mã Lai sinh sống ở Đông Nam Á, và một thị trường chung cho toàn vùng. Động thái trên có các nguyên nhân riêng của nó. Nguyên là vào ngày 27.5.1961, thủ tướng Malaya Abdul Rahman có đề xuất kế hoạch thiết lập Liên bang Malaysia bao gồm Liên bang Malaya, Singapore và hai lãnh thổ nằm ở Bắc đảo Kalimantan là Sarawark và Sabah. Manila không hài lòng với việc làm này của Kuala-Lumpur, vì cho rằng lãnh thổ Sabah thuộc chủ quyền Philippines(112).

í tưởng của Philippines đó được Indonesia đún nhận với thỏi độ tớch cực, viứ cỏc nhà lãnh đạo Jakarta lâu nay cũng đã nghĩ đến việc xây dựng một quốc gia bao gồm tất cả dân Mã Lai trong vùng Đông Nam Á. Do vậy, sự ra đời của Liên bang Malaysia sẽ cản trở ý đồ vừa nêu. Sự tương đồng về quyền lợi đã thúc đẩy hai nước tiến đến nhau. Ngày 23.2.1963, Sukarno và Macapagal đã kí một thỏa thuận bí mật về việc thành lập một nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ hai nước. Tuy nhiên, hai nước lại không đạt được sự đồng thuận trong việc xác định một đường lối chung đối với kế hoạch xây dựng Liên bang Malaysia.

Trước đó không lâu, vào ngày 20.1.1963, Indonesia đã chính thức công bố chủ trương đối đầu quân sự với Malaya . Sau khi kí thỏa thuận với Philippines, Indonesia đã khởi sự đưa quân xâm nhập lãnh thổ Sarawak. Về phần mình, Manila chọn con đường đàm phán.

Tháng 3.1963, Macapagal đề nghị tổ chức hội nghị ba nhà lãnh đạo Malaya, Philippines và Indonesia. Trong tháng 4 và tháng 5.1963, thủ tướng Malaya Abdul Rahman đã lần lượt

112() Quan điểm trên của chính phủ Manila có nguồn gốc từ sự kiện là năm 1704, sultan xứ Brunei trao Sabah cho sultan quần đảo Sulu để đổi lấy sự giúp đỡ cho hoạt động trấn áp cuộc nổi dậy trong nước. Tháng 1.1878, do lo sợ người Tây Ban Nha, người kế vị sultan Sulu đã chuyển giao Sabah cho đại diện của Công ty Bắc Borneo của Anh với điều kiện được trả 5.000 đồng bạc Mã Lai mỗi năm. Năm 1946, Sabah thuộc quyền cai trị trực tiếp của Anh. Căn cứ vào sự kiện vừa nêu, chính phủ Philippines cho rằng Sabah “không bị nhượng”, mà là “cho thuê” và do những người kế vị sultan Sulu đã chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu cho chính phủ Philippines, mà Manila tự coi là có quyền cho rằng sau khi được độc lập, Sabah phải thuộc chủ quyền Philippines. Manila giữ lập trường này cho đến tận ngày nay, nhưng không có một động thái nào có thể đẩy quan hệ giữa hai nước đến chỗ căng thẳng.

gặp tổng thống Philippines Macapagal và tổng thống Indonesia Sukarno. Các bên đã đạt được sự thỏa thuận về nguyên tắc là Liên bang Malaysia sẽ được thiết lập dựa theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý người dân các lãnh thổ Bắc Borneo do LHQ tổ chức. Sukarno hứa rằng “nếu người dân bỏ phiếu tán thành sáp nhập với Malaysia, thì Indonesia sẽ không phản đối”. Các nhà lãnh đạo ba nước cũng tán thành một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh sẽ được các bộ trưởng ngoại giao thu xếp trước.

Từ ngày 7 đến ngày 11.6.1963, cuộc họp bộ trưởng Ngoại giao ba nước đã diễn ra ở Manila. Ba bộ trưởng ủng hộ ý tưởng thành lập một liên bang bao gồm ba nước Malaya, Philippines và Indonesia mang tên MAPHILINDO, đồng thời nhấn mạnh rằng tiến trình thảo luận quanh ý tưởng này sẽ diễn ra “trong sự đoàn kết chặt chẽ, nhưng không từ bỏ dù ở mức độ thấp nhất chủ quyền mỗi nước”. Vấn đề thứ hai được mang ra bàn thảo là kế hoạch xây dựng Liên bang Malaysia. Các bộ trưởng Philippines và Indonesia tuyên bố nước họ sẽ hoan nghênh sự kiện này, với điều kiện người dân Bắc Borneo cũng tán thành gia nhập Liên bang. Về phần mình, Malaya cam kết sẽ tổ chức bầu cử ở Bắc Borneo dưới sự giám sát của LHQ. Các bộ trưởng cũng đạt được thỏa thuận sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh của những người đứng đầu chính phủ ba nước Malaya, Philippines và Indonesia ở Manila trước cuối tháng 7.1963.

Từ ngày 30.7. đến ngày 5.8.1963, các nhà lãnh đạo chính phủ ba nước đã gặp nhau ở Manila, bất chấp sự việc là trước đú khụng lõu, Jakarta đó gay gắt cỏo buộùc Hiệp ước London về việc thành lập Liên bang Malaysia được thủ tướng Abdul Rahman kí ngày 8.7.1963 là một hành động vi phạm các thỏa thuận đạt được ở Manila.

Khi thông qua ba văn kiện: Thỏa ước Manila (được kí ngày 31.7.1963), Tuyên bố Manila và Thông cáo chung ( được công bố ngày 5.8.1963), Hội nghị đã quyết định rằng các căn cứ nước ngoài sẽ không được dùng để chống lại một trong các bên kí kết, cuộc đàm phán về việc thành lập liên bang sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, không một hình thức cộng tác nào được xác định cụ thể, không một chương trình hành động nào được thông qua.

Thêm vào đó, mỗi nước kí kết vẫn không thay đổi ý đồ riêng đối với dự án:

Malaysia dự tính sử dụng MAPHILINDO như là công cụ chặn đứng các tham vọng của Indonesia ở Đông Nam Á; Philippines muốn biến MAPHILINDO thành diễn đàn cho các lập luận về Sabah; Indonesia muốn thông qua việc tăng cường quan hệ với hai xứ láng giềng để cải thiện quan hệ với Hoa Kì và Anh, vốn là những nước có thể cung cấp các khoản viện trợ rất cần cho nền kinh tế suy yếu của đất nước, mà không phải từ bỏ các yêu sách về Bắc Borneo.

Trong tình hình trên, sự ra đời của Liên bang Malaysia (16.9.1963) đã hoàn toàn đi ngược lại các tính toán của Manila và Jakarta. Phản ứng quyết liệt của hai nước – cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia – và các cuộc đụng đột quân sự diễn ra ngay sau đó đã giáng đòn chí tử vào MAPHILINDO còn đang ở trên giấy.

Phân tích các nguyên nhân không thành của ASA và MAPHILINDO, người ta thấy có những điểm chung như các nước thành viên chưa biết cách tìm ra tiếng nói chung trước những bất đồng, chưa học được cách thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán, chưa nhìn ra ích lợi mà một tổ chức hợp tác vùng có thể mang lại. Dù sao đi nữa, ASA và MAPHILINDO vẫn là những thử nghiệm có ý nghĩa không nhỏ trong tiến trình xây dựng một tổ chức vùng.

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 207 - 212)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w