QUAN HỆ XÔ-MĨ VỀ TRIỀU TIÊN VÀ SỰ THÀNH LẬP HAI NƯỚC TRIỀU TIEÂN

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 342 - 347)

Triều Tiên là thuộc địa của Nhật từ năm 1910 (149) và trở thành căn cứ quan trọng của Nhật trong chiến tranh thế giới (150). Dưới ách thống trị cực kì tàn bạo của Nhật, nhân dân Triều Tiên vô cùng khao khát độc lập, và các Hội nghị thượng đỉnh ở Cairo(151), Yalta và Potsdam đều đã xem xét khả năng trao trả độc lập cho Triều Tiên sau ngày Nhật đầu hàng.

Theo đúng quy định của Hội nghị Potsdam, Liên Xô đã tiến quân vào Bắc Triều

148() Năm 1951, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng, xác lập chủ quyền của CHND Trung Hoa tại vùng lãnh thổ này.

149() Ngày 29.8.1910, Triều Tiên bị sát nhập vào lãnh thổ Nhật và trở thành tỉnh Chosun.

150() Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, có đến 6 triệu người Triều Tiên bị buộc phải tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội Nhật. Số người Triều Tiên bị thương vong rất cao: 0,440 triệu người bị tử trận, 1,6 triệu bũ thửụng [26,tr.1123].

151() Tại Hội nghị Cairo (23 − 25.11.1943), tổng thống Hoa Kì F. Roosevelt, thủ tướng Anh W. Churchill và người đứng đầu Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra thông báo chung đề ngày 1.12.1943 bày tỏ

sự lưu tâm đối với tình cảnh nô dịch của người dân Triều Tiên và quyết tâm rằng Triều Tiên sẽ được tự do và độc lập vào lúc thích hợp” [Dẫn lại theo 7, tr.243; 29, tr.202].

Tiên (cho đến vĩ tuyến 38) ngay trong chiến dịch tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật (từ 9 đến 15.8.1945). Cùng đi với các đơn vị Hồng quân có những người cộng sản Triều Tiên, từng hoạt động lâu năm ở Liên Xô nay trở về Tổ quốc, mà người đứng đầu là Kim Nhật Thành − một sĩ quan Hồng quân.

Với sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, đảng Cộng sản Triều Tiên được khôi phục và phát triển rất nhanh(152). Những người cộng sản Triều Tiên gấp rút thành lập các ủy ban cách mạng để nắm quyền quản lí hành chính ở các địa phương trên toàn quốc (cả ở hai miền Nam-Bắc), trước khi quân Mĩ đến. Ngày 6.9, đại biểu các ủy ban cách mạng đã họp tại thủ đô Seoul (Hán Thành) để tuyên bố thành lập một chính phủ bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân từng tham gia chống Nhật (kể cả cộng sản và không cộng sản) với thẩm quyền bao trùm cả nước. Chính phủ này được nhân dân cả nước chào mừng nồng nhiệt, trong đó đảng Cộng sản được tín nhiệm cao vì những lời hứa hẹn về cải cách ruộng đất.

Ngày 9.9, quân đội Mĩ bắt đầu đổ bộ vào miền Nam. Tư lệnh quân Mĩ ở Triều Tiên là tướng John R. Hodge không thừa nhận chính phủ do người Triều Tiên lập nên và bắt phải giải tán; thay vào đó, người Mĩ thiết lập Chính quyền quân sự của Hoa Kì tại Triều Tiên (USAMIGIK), với sự tham gia của các viên chức trong bộ máy cai trị cũ của Nhật.

Chính quyền chiếm đóng này dĩ nhiên chỉ có quyền lực ở miền Nam, và bị toàn thể nhân daân Trieàu Tieân caêm gheùt.

Cuối tháng 12.1945, khi quyết nghị của Hội nghị Ngoại trưởng Tam cường ở Moskva (gọi tắt là quyết nghị Moskva), về việc thực hiện chế độ ủy trị của 4 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc trong 5 năm đối với Triều Tiên được chính thức công bố, dư luận chung ở Triều Tiên hết sức bất bình. Nhiều chính đảng tổ chức biểu tình phản đối quyết nghị này và đòi trao trả độc lập ngay cho Triều Tiên. Riêng đảng Cộng sản đã bày tỏ sự tán thành quyết nghị này.

Thực hiện quyết nghị Moskva, một ủy ban liên hợp (UBLH) Xô-Mĩ được tổ chức để bàn về việc tiếp xúc với các đảng phái và tổ chức dân chủ ở Triều Tiên, xây dựng chế độ chính trị và thành lập Chính phủ lâm thời của nước này (sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của 4 cường quốc uỷ trị). UBLH đã họp bàn cả thảy 24 lần, từ ngày 20.3 đến ngày 6.5.1946. Về việc tiếp xúc với các đảng phái và tổ chức dân chủ ở Triều Tiên, Liên Xô đề nghị chỉ tham khảo ý kiến của những đảng nào tán thành quyết nghị Moskva (trên thực tế, điều này có

Lúc thích hợp đó là lúc nào? Tại Hội nghị Yalta (4 − 11.2.1945), Roosevelt đã phát biểu với Stalin về khả năng thiết lập ở Triều Tiên chế độ giám hộ do Hoa Kì, Liên Xô và Trung Quốc cùng đảm trách. Ông xác định rõ rằng đây tuyệt nhiên không phải là chế độ bảo hộ và nói rằng những nước được giao nhiệm vụ bảo trợ vừa nêu có nhiệm vụ giúp người Triều Tiên để sau khoảng thời gian kéo dài 20 – 30 năm. Họ có thể tự cai quản đất nước mình [11, tr.131]. Còn Tuyên cáo Potsdam đề ngày 26.7.1945 đã khẳng định lại nội dung của Tuyên bố Cairo về quyết tâm của các cường quốc thắng trận là sẽ trao trả độc lập cho Triều Tiên.

152() Dưới ách thống trị của Nhật Bản, đảng Cộng sản Triều Tiên bị đàn áp cực kì tàn bạo, hầu như mất hết các cơ sở trong nước. Những thành phần cốt cán của Đảng phải lưu vong ở nước ngoài hoặc hoạt động bí mật trên vùng rừng núi phía Bắc.

nghĩa là chỉ tham khảo ý kiến của đảng Cộng sản). Còn phía Mĩ lại đề nghị tham khảo ý kiến của tất cả các chính đảng nào không tổ chức biểu tình chống UBLH.

Về đường lối thành lập Chính phủ lâm thời, Mĩ đề nghị tiến hành bầu cử tự do ở mỗi miền để thành lập các quốc hội lâm thời, và các quốc hội này sẽ cử ra Chính phủ lâm thời của toàn quốc. Nhưng Liên Xô yêu cầu tổ chức một “Hội nghị Nhân dân” duy nhất cho cả nước, bao gồm các đảng phái và tổ chức tán thành quyết nghị Moskva, với số lượng thành viên ngang nhau giữa hai miền Nam − Bắc, để cử ra Chính phủ lâm thời...

Cuộc tranh cãi giữa hai bên Xô - Mĩ về các vấn đề trên diễn ra gay gắt, kéo dài và không đạt được thỏa thuận nào. Vì vậy, từ ngày 5.8, UBLH đã đình chỉ hoạt động vô thời hạn. Như thế tức là chế độ ủy trị của 4 cường quốc ở Triều Tiên chưa thể thiết lập. Thực ra ngay cả trước khi UBLH hoạt động, mỗi bên Xô − Mĩ đều đã xúc tiến việc xây dựng mỗi miền theo đường lối riêng của mình.

Ở miền Bắc, ngay từ tháng 2.1946, Liên Xô đã cho thành lập một chính quyền do đảng Lao động (tức đảng Cộng sản được đổi tên ngày 10.10.1045) làm nòng cốt với người đứng đầu là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung). Chính quyền này đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất trong tháng 3(153). Việc quốc hữu hóa công nghiệp cũng được tiến hành để chuẩn bị xây dựng đất nước theo đường lối kế hoạch hóa.

Ở miền Nam, ngày 14.2, người Mĩ đỡ đầu cho việc thành lập “Hội đồng đại diện cho nền dân chủ Triều Tiên”(154) mà người đứng đầu là Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) − một chính khách độc đoán, bảo thủ 70 tuổi, đã sống 37 năm ở nước Mĩ. Tướng Hodge và Lý Thừa Vãn khá hợp nhau về tính cách, và họ không làm gì để cải thiện đời sống cho nhân dân Nam Triều Tiên. “Hội đồng” của Lý Thừa Vãn được coi là cơ quan tư vấn và chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân đội chiếm đóng Mĩ. Tuy nhiên, ngay cả quyết định của tướng Hodge về việc tiến hành cải cách ruộng đất cũng bị Lý Thừa Vãn tìm cách thoái thác. Chủ trương này của Lý Thừa Vãn rõ ràng là không phù hợp với tình hình miền Nam.

Do phần lớn công nghiệp nằm ở miền Bắc, còn đa số dân lại tập trung ở miền Nam, nên cải cách ruộng đất theo hướng tạo ra một tầng lớp tiểu nông trở thành nhu cầu rất cấp thiết ở miền Nam (155).

Để khai thông cho sự bế tắc trong việc thực hiện quyết nghị Moskva về Triều Tiên, tháng 8.1947, Mĩ đề nghị đưa vấn đề trở lại cho 3 nước đã dự Hội nghị Ngoại trưởng Tam

153() Tính ra có khoảng 725.000 nông dân không có ruộng được chia phân nửa số đất ở miền Bắc. Hành động này đã tạo ra chỗ dựa xã hội vững chắc cho chế độ ngay từ đầu.

154() Hội đồng này dựa vào các thành phần địa chủ, tư sản và các phần tử bảo thủ khác, trong lúc những người theo xu hướng tự do từ chối tham gia.

155() Mãi đến năm 1948, tức hai năm sau cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính quyền quân sự Mĩ mới đem 29 vạn ha đất trước đây thuộc quyền sở hữu của người Nhật ra bán cho tá điền. Và cuộc cải cách đã dừng lại ở đây.

cường ở Moskva giải quyết. Liên Xô bác bỏ, với lí do là UBLH Xô-Mĩ có đủ thẩm quyền và khả năng làm tròn nhiệm vụ của mình. Tháng 9, Liên Xô đưa ra đề nghị mới: để cho nhân dân Triều Tiên toàn quyền lập ra chính phủ của mình, Liên Xô và Mĩ đồng thời rút quân khỏi Triều Tiên. Đề nghị này thực chất là sự xóa bỏ hoàn toàn quyết nghị Moskva và có khả năng dẫn đến thắng lợi của Liên Xô và của đảng Cộng sản (tức đảng Lao động) Triều Tiên trong việc nắm chính quyền trên toàn quốc, vì các chính sách của Liên Xô và của đảng Lao động lúc bấy giờ được đa số nhân dân cả hai miền tín nhiệm. Dĩ nhiên, Mĩ bác bỏ đề nghị này.

Cuối cùng, Hoa Kì quyết định đưa vấn đề Triều Tiên ra giải quyết tại Đại hội đồng LHQ, nơi mà Mĩ luôn chiếm đa số phiếu khi biểu quyết. Liên Xô phản đối với lí do là LHQ không có thẩm quyền giải quyết các vấn đề do chiến tranh thế giới để lại. Lí do này bị đa số bác bỏ, Liên Xô lại yêu cầu phải mời đại diện của hai miền Nam và Bắc Triều Tiên (chưa phải là các chính phủ có chủ quyền, không phải hội viên LHQ) tham dự. Yêu cầu này lại bị bác bỏ, Liên Xô và các nước đồng minh của mình liền quyết định không tham gia thảo luận và biểu quyết về vấn đề Triều Tiên tại Đại hội đồng LHQ. Dù vậy, Đại hội đồng vẫn họp bàn và ngày 10.10.1947 đã thông qua Nghị quyết về vấn đề Triều Tiên (43 phiếu thuận, 6 phiếu trắng, 0 phiếu chống), với nội dung là:

− Tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong cả nước trước ngày 31.3.1948 để bầu Quốc hội và lập chính phủ chung của cả nước Triều Tiên.

− Thành lập “Ủy ban lâm thời của LHQ về Triều Tiên” gồm đại biểu 9 nước là Australia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Philippines, El Salvador, Syria và Ukraina(156). Ủy ban này có nhiệm vụ xúc tiến và kiểm soát cuộc tổng tuyển cử và việc thành lập chính phủ cho cả nước Triều Tiên trên cơ sở hiến pháp dân chủ, thúc đẩy việc rút quân đội chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Triều Tiên.

– Quân đội Mĩ và quân đội Liên Xô còn được trú đóng tại Triều Tiên 90 ngày sau khi Chính phủ Triều Tiên được thành lập, với lực lượng cảnh sát có đủ khả năng giữ gìn trật tự trị an.

Ngày 14.11, Ủy ban lâm thời của LHQ về Triều Tiên được chính thức thành lập và bắt đầu hoạt động. Liên Xô không công nhận ủy ban này và không cho phép nó hoạt động ở Bắc Triều Tiên. Ủy ban đành phải giới hạn phạm vi hoạt động ở miền Nam, nơi vẫn diễn ra sự chống đối của những người cộng sản và một số đảng cánh tả. Ngày 10.5.1948, khi sự chống đối tạm lắng xuống, Ủy ban đã chính thức tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Triều Tiên (nhưng chỉ trong phạm vi miền Nam). Đảng cánh hữu của Lý Thừa Vãn giành được đa số ghế và đứng ra thành lập Chính phủ. Ngày 12.7, Hiến pháp nước Cộng hòa Triều Tiên (tức Đại Hàn Dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc) được thông qua và Lý Thừa Vãn trở thành tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa. Chính phủ Hàn Quốc đóng tại Hán Thành (Seoul), thủ đô lâu đời của nước Triều Tiên, và tự coi mình là đại diện cho cả nước, nhưng chỉ kiểm soát Nam Triều Tiên với diện tích 98.400km2 và dân số khoảng 25 triệu vào lúc đó.

156() Riêng Ukraina từ chối tham gia Ủy ban.

Ngày 12.12, Đại hội đồng LHQ bằng 41 phiếu thuận, 6 phiếu chống đã thông qua nghị quyết thừa nhận Chính phủ Lý Thừa Vãn

Nghị quyết nêu rõ rằng Chính phủ Lý Thừa Vãn là “chính phủ hợp pháp thực sự kiểm soát phần đất này [miền Nam] của Triều Tiên, nơi ủy ban đã có thể thực hiện đầy đủ sứ mệnh quan sát của mình...” rằng “chính phủ [Lý Thừa Vãn] dựa trên cuộc bầu cử thể hiện ý chí thực sự của cử tri thuộc phần đất này [miền Nam] của Triều Tiên...”, rằng “đó là chính phủ duy nhất thuộc loại này

(157) ở Triều Tiên” [Dẫn lại theo31, tr.150].

Cũng cần lưu ý ở đây rằng nghị quyết không ủng hộ yêu sách của chính phủ Lý Thừa Vãn đòi được xem là chính phủ hợp pháp trong tương lai của toàn thể Triều Tiên.

Ngày 1.1.1949, Hoa Kì chính thức công nhận Chính phủ Đại Hàn Dân quốc.

Ở miền Bắc, dưới sự bảo trợ của Liên Xô, ngày 25.8.1948, đã diễn ra cuộc bầu cử

“Hội đồng nhân dân Triều Tiên” tức Quốc hội Bắc Triều Tiên. Trong thành phần của Quốc hội này có 212 đại biểu miền Bắc và 300 đại biểu miền Nam, hầu hết là đảng viên cộng sản hoặc có cảm tình với Đảng Cộng sản. Ngày 9.9, Quốc hội tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) với Chính phủ do Kim Nhật Thành làm Thủ tướng. Chính phủ CHDCND Triều Tiên đặt thủ đô tại Bình Nhưỡng (Pyongyang) và kiểm soát Bắc Triều Tiên với diện tích 122.400 km2 và dân số khoảng 11 triệu người vào thời điểm đó. Chính phủ CHDCND Triều Tiên cũng tự coi mình là đại diện chân chính duy nhất của cả nước. Ngày 12.10, Liên Xô thừa nhận Chính phủ CHDCND Triều Tiên; tiếp theo đó, lần lượt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu cũng công nhận Chính phủ này.

Thế là hai nước Triều Tiên đứng về hai phe khác nhau đã được thành lập. Cả hai chính phủ ở miền Nam cũng như miền Bắc đều tự khẳng định mình là đại diện chân chính cho cả nước và phủ nhận chính phủ kia.

Ủy ban lâm thời của LHQ đã đề nghị kết nạp Đại Hàn Dân quốc vào LHQ, còn Liên Xô đề nghị kết nạp CHDCND Triều Tiên. Do Liên Xô và Mĩ cùng phủ quyết đối với chính phủ mà họ không công nhận, nên cả hai nước Triều Tiên đều không được kết nạp vào LHQ. Tháng 12.1948, Ủy ban lâm thời của LHQ được chuyển thành Ủy ban thường trực của LHQ về Triều Tiên(158) có nhiệm vụ thúc đẩy nỗ lực thống nhất hai miền Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của một chính phủ đại diện cho ý nguyện của toàn thể nhân dân Triều Tieân.

Tháng 12.1948, Liên Xô rút quân khỏi Bắc Triều Tiên sau khi đã trang bị và huấn luyện cho các lực lượng du kích của đảng Cộng sản trở thành quân đội nhân dân Triều Tiên hùng mạnh.

157() Nghĩa là hợp pháp và được bầu tự do.

158() Thêm Canada rút khỏi Ủy ban này.

Cuối tháng 6.1949, Hoa Kì cũng hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Triều Tiên sau khi để lại một phái đoàn quân sự Mĩ gồm 500 người để giúp huấn luyện cho quân đội Hàn Quoác.

Giống như hai nước Đức, sự thành lập hai nước Triều Tiên là kết quả của hai đường lối trái ngược nhau giữa Mĩ và Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên sau chiến tranh. Điều đó cho thấy sự nhất trí giữa các cường quốc Đồng minh sau chiến tranh không còn nữa, thay vào đó là sự đối đầu của thế giới “hai cực” mà Triều Tiên cũng là một điểm nóng. Việc thành lập hai nước Triều Tiên đã biến vĩ tuyến 38 từ chỗ là ranh giới phân chia khu vực đóng quân giữa hai cường quốc, thành biên giới giữa hai quốc gia thù nghịch, và thành một trong các trận tuyến của cuộc Chiến tranh lạnh.

CHệễNG II

QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG Á TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1950 12.1991)

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 342 - 347)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w