Vậy là sau cuộc chiến tranh kéo dài suốt 37 tháng với những thiệt hại kinh khủng về người: khoảng 0,9 triệu người Trung Quốc (trong đó: 20 vạn chết, 70 vạn bị thương); 0,75 triệu người Triều Tiên – 0,52 triệu người miền Bắc (trong đó: 30 vạn chết, 22 vạn bị thương) và 0,23 triệu người miền Nam (trong đó: 58.000 chết, 175.000 bị thương); và 34.000 người Mĩ chết và của: cả miền Bắc lẫn miền Nam chỉ còn là đống gạch vụn, tình hình Triều Tiên trở lại nguyên trạng như lúc quân đội Liên Xô và Mĩ rút đi hồi năm 1949.
Qua kết quả này, thế hệ mới các nhà lãnh đạo Liên Xô (Stalin từ trần tháng 3.1953) và tổng thống mới đắc cử của Hoa Kì − Eisenhower − đều hiểu rằng không thể thay đổi cục diện trong vùng, mà trước hết là trên bán đảo Triều Tiên, chỉ bằng mỗi cách dựa vào sức mạnh quân sự, và càng không thể bằng chiến tranh.
Song các bên cũng chẳng thể tìm được một tiếng nói chung trong nỗ lực dàn xếp một giải pháp chính trị ôn hòa cho vấn đề Triều Tiên, dù cả giới cầm quyền lẫn nhân dân hai miền Nam - Bắc đều không chấp nhận tình trạng chia cắt lâu dài đất nước mình.
166(32) Ngày 1.10.1953, Hoa Kì và Nam Triều Tiên đã kí Hiệp ước Phòng thủ chung, theo đó hai nước sẽ tham khảo ý kiến để đối phó với mối đe dọa nhằm vào một bên kí kết và trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công, hai nước cam kết sẽ hành động “phù hợp với hiến pháp của hai nước”. Hiệp ước cho phép Mĩ bố trí vô thời hạn lực lượng quân sự trên và chung quanh lãnh thổ Nam Triều Tiên những vùng đất nào "trong tương lai sẽ thuộc quyền cai quản của Chính phủ Hàn Quốc ", miễn là tiến trình này được thực hiện bằng các biện pháp hoà bình.
1. Thất bại của Hội nghị Genève (1954) và vấn đề thống nhất đất nước
Lập trường của các bên được thể hiện rõ qua Hội nghị Genève được triệu tập từ ngày 26.4, với sự tham dự của Tứ cường (Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Pháp) cùng với CHND Trung Hoa, hai miền Nam - Bắc Triều Tiên và 12 nước từng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên dưới lá cờ của LHQ. Cả Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên đều đề nghị tiến hành tổng tuyển cử tự do ở cả hai miền nhằm bầu quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội đó sẽ lập chính phủ thống nhất. Tuy nhiên, miền Bắc muốn rằng tiến trình tổ chức bầu cử sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của các nước trung lập, trong lúc miền Nam kiên quyết đòi giao quyền đó cho LHQ. Chính phủ Pyongyang đã đề nghị rút toàn bộ quân đội nước ngoài trong thời hạn 6 tháng, trong lúc người Mĩ từ trước đó đã tìm cách duy trì sự hiện diện của một lực lượng quân sự đáng kể của họ (vào khoảng năm vạn quân) ở miền Nam bằng việc kí Hiệp ước Phòng thủ chung với Seoul ngày 1.10.1953. Hậu quả của những dị biệt này là ngày 15.6.1954, Hội nghị Genève về vấn đề Triều Tiên kết thúc mà không có kết quả gì.
Thất bại trên của Hội nghị Genève cho thấy nỗi ngờ vực đã hoàn toàn chi phối quan hệ giữa hai miền. Vượt qua trở ngại này trong bối cảnh chiến tranh lạnh và trong điều kiện cả hai miền đều phải dựa vào sự trợ giúp của Liên Xô, Trung Quốc(167) và Hoa Kì – những cường quốc có quyền lợi xung khắc ở Đông Á trong thời Chiến tranh lạnh – quả là điều thực không dễ. Chính phủ CHDCND Triều Tiên đã không ít lần đưa ra các kế hoạch hòa bình thống nhất đất nước. Chẳng hạn, tháng 11.1960, Kim Nhật Thành đề nghị tiến hành tổng tuyển cử tự do ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, thành lập Liên bang Nam - Bắc và Ủy ban Dân tộc tối cao gồm đại diện của chính phủ hai miền, với điều kiện vẫn giữ nguyên quyền tự quyết của hai chính phủ. Ủy ban này sẽ có thể đại diện và bảo vệ quyền lợi chung của nhân dân Triều Tiên và trong những trường hợp cần thiết, với sự đồng thuận của hai bên, có thể nhân danh cả nước thực hiện các quan hệ đối ngoại, đề ra các biện pháp bảo vệ an ninh đất nước. Nếu miền Nam không chịu lập liên bang, có thể thay vào đó ủy ban kinh tế gồm đại diện giới kinh doanh của hai miền để lập quan hệ cộng tác và trao đổi Bắc - Nam. Pyongyang còn đề nghị giúp miền Nam tín dụng, nguyên liệu, giúp phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhưng tất cả đều bị Chính phủ Hàn Quốc bác bỏ. Nguyên nhân là vì các đề nghị của Pyongyang đều kèm theo những điều kiện như: tất cả quân đội nước ngoài đều phải rút khỏi bán đảo Triều Tiên, không có sự can dự của nước ngoài. Những điều kiện vừa kể có
167(33)Ngày 6.7.1961, Liên Xô và CHDCND Triều Tiên kí Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ có giá trị trong 10 năm, theo đó, hai bên cam kết sẽ tham khảo ý kiến về tất cả các vấn đề quan trọng có liên quan đến quyền lợi của hai nước. Điều 1 nói rõ rằng nếu một trong các bên kí kết bị một nước hay một nhóm nước tiến công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ trợ giúp ngay lập tức bằng các phương tiện quân sự hay những phương tiện khác có sẵn. Ngày 11.7 cùng năm, Pyongyang cũng kí hiệp ước tương tự với CHND Trung Hoa.
nghĩa là quân đội Mĩ đang trú đóng ở miền Nam phải rút tất cả về nước(168), tiến trình thống nhất đất nước phải hoàn toàn do người Triều Tiên đảm nhiệm, mọi can dự của người nước ngoài (kể cả của LHQ) vào đây đều không được chấp nhận. Hoàn cảnh thực tế của miền Nam sau chiến tranh đã khiến giới cầm quyền ở đây không dám nghĩ đến chuyện yêu cầu quân Mĩ rút đi và đơn phương đàm phán tay đôi với miền Bắc.
2. Những thay đổi quan trọng ở Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong các thập niên 70 và 80
Cho đến đầu thập niên 1960, kinh tế miền Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất chấp khoản viện trợ lớn lao 1,7 tỉ USD mà Hoa Kì trao cho. Sau đó, khi nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kì tăng trưởng mạnh (trên 8% trong các thập niên 1960 và 1970, gần 10%
trong thập niên 1980), Chính phủ Seoul lại phải đối phó với một vấn đề lớn là bất ổn chính trị. Cuối tháng 4.1960, một chính phủ đại nghị tự do được bầu ra thay cho chính phủ độc tài cá nhân Lý Thừa Vãn (1948 −1960). Nhưng chỉ một năm sau đó, chính phủ này đã bị lật đổ bằng một cuộc đảo chính. Từ đó, Nam Triều Tiên chịu sự cai trị của các chính phủ quân nhân nối tiếp nhau: Pak Chung Hee (1961 − 1979), Chun Dwo Hwan (1979 − 1988) và Roh Tae Woo (1988 −1993). Trong nước thường xuyên diễn ra các hoạt động chống đối của những lực lượng đối lập, mà mạnh nhất là của sinh viên. Chính quyền quân nhân tỏ ra không nương nhẹ chút nào trong các biện pháp đối phó với phe đối lập hoặc để đối phó lẫn nhau: bắt giam, tra tấn, truy bức, bắt cóc... Năm 1979, liên tiếp xảy ra hai biến cố lớn: Pak Chung Hee bị lật đổ và bị giết. Tháng 5.1980, một cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ở thành phố Kwangju đã bị quân đội thẳng tay trấn áp. Kết quả: có đến hàng ngàn người bị giết hại.
Tình trạng chia rẽ về mặt chính trị nói trên thật là khác biệt so với vẻ bình ổn và vững vàng của CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, quân đội Bắc Triều Tiên còn mạnh hơn nhiều so với quân đội Nam Triều Tiên: chi phí quốc phòng cao hơn (1985: 24% GNP so với 6% của Nam Triều Tiên), kĩ thuật quân sự tiên tiến hơn (chế tạo được nhiều loại vũ khí hiện đại, kể cả tên lửa). Xét về lực lượng quy ước, Bắc Triều Tiên cũng có phần trội hơn.
Bộ binh Hải quân Không quân
Quân số Sư đoàn Trọng tải Số tàu Số phi cơ Nam Trieàu Tieân
Baéc Trieàu Tieân
550.000
930.000 21
26 114
74 180
590 380
770
* [Nguoàn:15, tr.86]
Chính phủ Seoul còn cho rằng CHDCND Triều Tiên không thực tâm muốn đàm phán vì theo họ, Pyongyang thường xuyên tiến hành gây bất ổn ở miền Nam: âm mưu sát
168() Toàn bộ quân tình nguyện Trung Quốc đã rút khỏi CHDNND Triều Tiên trong năm 1958.
hại tổng thống (1987)(169), đưa gián điệp xâm nhập trái phép vào miền Nam. Tháng 10.1989, Seoul cáo giác CHDCND Triều Tiên đã 112.000 lần vi phạm Hiệp định đình chiến kể từ ngày 27.7.1953. Về phần mình, Chính phủ Pyongyang đưa ra con số hơn 310.800 lần vi phạm của Nam Triều Tiên tính từ năm 1953 đến tháng 12.1980[26, tr.1123].
Vì những lẽ trên, các cuộc đàm phán quanh vấn đề thống nhất diễn ra một cách rất khó khăn và chậm chạp. Cuộc hội đàm thứ nhất do Hội Chữ thập đỏ làm trung gian đã diễn ra trong mùa hè 1971. Ngày 4.7.1972, hai miền tuyên bố thành lập một ủy ban hợp tác nhằm đi đến thống nhất. Các cuộc hội đàm đã bị Bắc Triều Tiên cắt đứt ngày 26.4.1973 và chỉ được tiếp tục từ tháng 9.1984. Nhưng chúng chỉ đưa đến kết quả bước đầu: một số gia đình được phép thăm viếng lẫn nhau sau nhiều năm bị chia cắt.
Cuối thập niên 80, sinh hoạt chính trị ở miền Nam được ổn định dần và nền kinh tế xem ra phát triển khá vững vàng. Năm 1969, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người ở phía Bắc là 216 dollar, trong lúc ở miền Nam là 208; nhưng năm 1975, các con số tương ứng là 398 và 532. Trong thập niên 1980, khoảng cách ngày càng xa hơn: 965 và 1707 (1984), 936 và 2847 (1987). Còn ngoại thương miền Bắc chỉ bằng 10% của miền Nam[21, tr.742].
Theo ước tính, sức mạnh kinh tế của miền Nam giờ đây lớn gấp 9-10 lần miền Bắc [20, tr.207]. Vị thế quốc tế của Nam Triều Tiên theo đó được nâng cao lên; cột mốc rõ rệt nhất của tiến trình này là Thế vận hội Olympic 1988 được tổ chức ở miền Nam mà không vấp phải sự tẩy chay của các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong năm 1988, trao đổi mậu dịch giữa Nam Triều Tiên và Trung Quốc tăng gấp đôi và ngày 2.12.1988 đã diễn ra lễ kí kết “Thỏa ước công tác mậu dịch” giữa Nam Triều Tiên và Liên Xô.
Trong lúc đó, tình hình diễn ra hoàn toàn ngược lại đối với CHDCND Triều Tiên.
Trong lĩnh vực ngoại giao, Chính phủ Pyongyang phải đối phó với nguy cơ bị rơi vào thế cô lập, sau khi hai nước đồng minh lớn nhất − Liên Xô và Trung Quốc − đều đẩy mạnh các hoạt động cải thiện với Chính phủ Seoul. Nhưng gây lo ngại hơn cả là nền kinh tế phát triển chậm lại, giống như tình trạng chung ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Những chuyển biến này buộc Chính phủ Pyongyang tỏ ra mềm dẻo hơn trong đối sách với Nam Triều Tiên với hi vọng sẽ nhận được tín dụng từ Nhật Bản và có thể mở rộng quan hệ thương mại với các nước công nghiệp phát triển.
3. Những diễn biến mang tính đột phá trong quan hệ giữa Hàn Quốc và CHDNND Triều Tiên đầu thập niên 90.
169() Năm 1987, khi đang ở thăm Miến Điện, phái đoàn Chính phủ Hàn Quốc do tổng thống Chun Dwo Hwan cầm đầu đã bị đánh bom: 17 quan chức cao cấp bị giết hại. Cáo buộc Chính phủ Pyongyang là thủ phạm, Chính phủ Ranggon đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên.
Diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh đang đến hồi kết thúc(170), những diễn biến kể trên đã có tác động đẩy nhanh hai miền Triều Tiên lại gần nhau hơn. Trong tháng 9 và tháng 10.1990, đã diễn ra hai cuộc gặp gỡ cấp thủ tướng tại Seoul (4 − 7.9) và tại Pyongyang (15 – 17.10). Trong các cuộc tiếp xúc này, hai phái đoàn đã công bố lập trường riêng liên quan đến nỗ lực chấm dứt hơn 4 thập niên thù địch và cải thiện quan hệ giữa Hàn Quốc và CHDNND Triều Tiên. Lập trường của hai bên tiếp tục chịu tác động của một loạt biến cố sau: ngày 30.9.1990, Liên Xô lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc; tháng 4.1991, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev sang thăm Hàn Quốc; ngày 24.8.1991, Trung Quốc lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc. Diễn biến có ý nghĩa hơn cả là ngày 17.9.1991, cả Hàn Quốc và CHDNND Triều Tiên cùng được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc. Phản ứng trước diễn biến này, ngày 27.9, chính phủ Hoa Kì ra tuyên bố rút toàn bộ vũ khí hạt nhân ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc (171).
Ngày 13.12.1991, tại Pyongyang, thủ tướng Hàn Quốc Chung Won Sik và thủ tướng CHDCND Triều Tiên Yon Hyung Mook đã kí Hiệp định về hoà giải, không xâm phạn lẫn nhau, trao đổi và hợp tác.
Theo như tên gọi, nội dung của văn kiện được chia thành hai phần. Phần đầu đề cập đến hoà giải và không xâm phạm lẫn nhau. Hai nước cam kết sẽ “công nhận và tôn trọng chế độ đang tồn tại ở mỗi miền”, “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”, “ngừng chỉ trích và vu khống lẫn nhau, “từ bỏ mọi biểu hiện và hành vi nhằm mục tiêu phá rối và lật đổ lẫn nhau”, “không sử dụng vũ khí chống nhau, không dùng vũ lực xâm lấn đối phương, “giải quyết các bất đồng và tranh cãi bằng hoà bình thông qua đối thoại và đàm phán”, “xây dựng các đường điện thoại trực tiếp giữa cơ quan quân sự hai bên”. Văn kiện còn đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm tạo ra lòng tin trong lĩnh vực quân sự, duy trì hiệp định không tiến công và loại trừ đối đầu quân sự.
Trong phần thứ hai, hai bên cam kết sẽ xây dựng quan hệ trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực như: khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật, y tế, thể thao, bảo vệ môi trường và thông tin đại chúng. Người dân hai nước sẽ được tạo điều kiện thuận lợi tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau. Hai nước sẽ xây dựng các mối liên lạc bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, lẫn bằng thư từ và viễn thông.
Hai nước sẽ thiết lập ủy ban đại diện quân sự Bắc - Nam và ủy ban đại diện Nam - Bắc về hợp tác và trao đổi để bàn những biện pháp cụ thể liên quan đến việc thực hiện những cam kết nêu trên [55, 24.1.1991; tr.7 – 8].
Một bước tiến quan trọng khác là ngày 31.12.1991, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố nêu rõ hai miền Nam và Bắc Triều Tiên sẽ không thử, không sản xuất, không xử lí, không tàng trữ, không triển khai và không sử dụng vũ khí hạt nhân; hai miền chỉ sử dụng năng
170() Vào những tháng cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa lần lượt sụp đổ ở các nước Đông Âu. Tháng 12.1989, trong lúc gặp nhau ở Hội nghị trên đảo Malta, tổng thống Hoa Kì George Bush và tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ra tuyên bố chính thức chấm dứt tình trạng Chiến tranh Lạnh trong quan hệ giữa hai nước.
171() Công việc này được hoàn tất ngày 18.12.1991.
lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình; hai miền sẽ không ngừng xây dựng cơ sở chế biến hạt nhân và làm giàu uranium.
Như vậy, vào đầu thập niên 90, dưới tác động của các diễn biến trên chính trường quốc tế, quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc trực tiếp đã trải qua một bước đột phá quan trọng: tình trạng căng thẳng bớt dần, xu thế đối thoại bước đầu được xác lập. Chuyển biến này đã góp phần không nhỏ vào nỗ lực cải thiện quan hệ quốc tế ở Đông Á.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều trở ngại trên con đường dẫn đến tái Thống Nhất hai miền: tính chất quá khép kín của chế độ Pyongyang, chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, quan hệ quân sự Mĩ – Hàn Quốc, và hơn tất cả, sự ngờ vực trong quan hệ giữa hai miền.