V. QUAN HEÄ TRUNG – XOÂ
1. Quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thập niên 50
a. Những quan hệ tốt đẹp trong những năm 1950 – 1956.
Diễn ra đúng vào thời điểm quan hệ Xô − Mĩ đang đi đến chỗ đoạn tuyệt, thắng lợi hoàn toàn của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến với Quốc Dân đảng bị các giới chính trị, tài phiệt và báo chí Mĩ tiếp đón với mối ác cảm nặng nề và đã gây ra một chấn thương lớn trong dư luận Mĩ [47, tr.122 – 123]. Hoàn cảnh quốc tế này đã không để cho giới lãnh đạo đảng Cộng sản và chế độ Cộng hòa nhân dân (được tuyên bố thành lập ngày 1.10.1949) đã nhanh chóng chọn chính sách đối ngoại. “Nhất biên đảo” là sự lựa chọn cuối cùng của Mao Trạch Đông sau một thời gian dài cân nhắc.
Mặc dù việc CHND Trung Hoa gia nhập phe xã hội chủ nghĩa sẽ tăng cường đáng kể lực lượng và vị thế của phe này không chỉ ở vùng Đông Á, mà cả trên trường quốc tế, Stalin vẫn tỏ một thái độ ít nhiều dè dặt trong quan hệ với Mao Trạch Đông. Người lãnh đạo đảng Cộng sản và nhà nước Liên Xô, và cũng là người đứng đầu trong thực tế phe xã hội chủ nghĩa, có quá nhiều lí do để xử sự như vậy: những khó khăn trong quan hệ quá khứ giữa Quốc tế Cộng sản và đảng Cộng sản Trung Quốc; quan điểm của Mao Trạch Đông đối với Liên Xô trong những năm tháng chiến tranh, và nhất là vụ việc Tito. Stalin nhận thức rất rõ rằng những người cộng sản Trung Quốc có nhiều lực lượng và phương tiện hơn cả những người cộng sản Nam Tư để đương đầu với quyền lực của ông. Đồng thời, ông cũng đủ khôn khéo để tránh lập lại một trường hợp Nam Tư khác. Chỉ cần Trung Quốc thừa nhận vai trò đứng đầu của Liên Xô trong phe xã hội chủ nghĩa và chấp nhận những quyết lệnh về quan hệ quốc tế, mà Stalin đưa ra là đủ.
Vì những líù do trên, cuộc đàm phán giữa I. Stalin và Mao Trạch Đông tại Moskva kéo dài suốt gần 2 tháng (từ 12.1949 đến 2.1950) và kết quả không hẳn đã làm hài lòng những nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Liên Xô chỉ thuận cấp cho Trung Quốc một khoản tín dụng 300 triệu dollars trong vòng 5 năm với tốc độ cấp bình quân một năm là 60 triệu, trải ra trong vòng 5 năm kể từ năm 1950(178) với lãi suất ưu đãi 1%/năm. Nhưng bù lại, ngày 14.2.1950, Liên Xô đã thuận thiết lập một liên minh với Trung Quốc qua việc kí Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ có giá trị trong 30 năm. Điều 1 của Hiệp ước quy định: “Các bên kí kết cam đoan thực hiện mọi biện pháp cần thiết có thể được nhằm ngăn ngừa sự lập lại hành động xâm lược và phá hoại hoà bình từ phía Nhật hay từ mọi quốc gia nào khác liên minh, trực tiếp hoặc gián tiếp, với Nhật trong các hoạt động xâm lược.
Trong trường hợp một trong hai bên kí kết là mục tiêu tiến công của Nhật hay của một quốc gia liên minh với Nhật, và do vậy ở trong tình trạng chiến tranh, nước kí kết còn lại sẽ ngay lập tức mang đến, bằng mọi phương tiện có thể được, sự giúp đỡ về quân sự và những sự giúp đỡ khác (...)”.
Điều 3 ghi rõ: “Các bên kí kết sẽ không kí kết bất kì liên minh nào chống lại một trong hai nước kí kết và sẽ không tham gia bất kì khối liên hiệp, tiến hành các hoạt động hay biện pháp chống lại một
178(44) Có tư liệu nói rằng Mao Trạch Đông trông mong nhận được từ Stalin một khoản tín dụng lớn hơn nhiều – 2,8 tỉ USD[4, số 224, 18.4.2001, tr.19]. Sau này Mao tuyên bố: “Chúng tôi không đồng quan điểm với Stalin, nhưng từ miệng của con cọp già người ta vẫn luôn kiếm được một ít thịt” [47, tr.123].
trong hai nước kí kết”
[Xem toàn văn Hiệp ước trong 23, tr.211 – 213; Xem thêm trong 27, tr.685 – 686].
Trong hoàn cảnh bị cô lập về ngoại giao lúc đó của CHND Trung Hoa, Hiệp ước này đã tạo một chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho giới lãnh đạo Trung Quốc để họ có thể yên tâm dồn sức vào công tác đối nội. Hiệp ước cũng đã giúp tăng cường vị thế của Liên Xô trong vùng Đông Á.
Không đầy một năm sau, Hiệp ước đã có cơ hội phát huy tác dụng, khi Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên. Dù chưa kịp hồi sức sau cuộc nội chiến, Trung Quốc vẫn sẵn lòng chịu đựng những hi sinh to lớn cho cuộc chiến tranh này. Và cũng nhờ đó, Liên Xô, cũng như phương Tây, đã cảm nhận được sức mạnh và tầm quan trọng của Trung Quốc trong phe xã hội chủ nghĩa.
Trong “Lịch sử Trung Quốc” được Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU) xuất bản năm 1988 và được Bộ Giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp Liên bang khuyến cáo dùng làm sách giáo khoa cho các lớp chuyên sử bậc đại học, các tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước phương Tây như sau: “Cuộc chiến này là tai họa khủng khiếp nhất không chỉ đối với người dân Triều Tiên, mà cả đối với người dân Trung Hoa. Gần một triệu binh lính và sĩ quan bị giết và bị thương. Chiến tranh đã rút ra những nguồn lực khổng lồ khỏi công cuộc xây dựng kinh tế bình thường. Sau nữa, chiến tranh đã làm tăng tình trạng cô lập quốc tế của Trung Quốc, đã cản trở trong gần hai thập niên Trung Quốc nhích lại gần các nước phương Tây và đã khiến Trung Quốc phải nhận “tình hữu nghị” của Liên Xô. Tuy nhiên, quan hệ gần gũi mang tính định mệnh này giữa CHND Trung Hoa và Liên Xô, giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Liên Xô, tính một chiều này trong quan hệ chính trị và kinh tế không hề, như các biến cố diễn ra sau đó cho thấy, tạo điều kiện cho sự ra đời quan hệ láng giềng thực sự tốt giữa hai nước chúng ta, nhiều khi còn buộc giữa các nhà lãnh đạo và các nhà tư tưởng của hai đảng. Quan hệ đối đầu Trung − Mĩ, tình trạng cô lập của Trung Quốc trong quan hệ với các nước dân chủ phát triển về công nghiệp đã tác động một chiều lên sự phát triển của Trung Quốc về chính trị và kinh tế, vì đã tước đi của khái niệm và chính sách “dân chủ mới” sự ủng hộ quốc tế vốn rất cần thiết, trong đó có mối quan hệ cùng có lợi với thị trường quốc tế về hàng hóa, vốn và ý tưởng” [45, tr.634].
Có thể vì lí do trên mà chỉ hai tuần sau khi Stalin qua đời (5.3.1953), một hiệp ước kinh tế đã được kí, theo đó, Liên Xô giúp Trung Quốc xây mới và mở rộng, cải tạo 141 công trình công nghiệp, gồm 50 công trình đã được đề cập trong Hiệp định 14.2.1950 và 91 xí nghiệp công nghiệp lớn mới bổ sung. Quy mô của dự án này “cho phép đưa nền sản xuất của Trung Quốc vào cuối năm 1959 đạt mức của Liên Xô năm 1932”[23, tr.89].
Không lâu sau đó, quan hệ giữa hai nước được cải thiện thêm một bước nữa bằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Khrushev dẫn đầu. Một loạt văn kiện phụ lục đã được kí vào ngày 12.10.1954:
– Liên Xô thỏa thuận rút hết các đơn vị quân đội của mình khỏi cảng Lữ Thuận vào ngày 31.5.1955.
– Từ ngày 1.1.1955, Liên Xô sẽ trao lại cho Trung Quốc cổ phần của mình trong bốn
công ti hỗn hợp Xô - Trung từng được thành lập trong các năm 1950 và 1951.
– Hiệp định về xây dựng đường sắt Lan Châu − Alma Ata dài gần 2.800 km nối liền khu vực Tây Bắc Trung Quốc (Tân Cương) có nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên với các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc. Liên Xô giúp đỡ về mặt kĩ thuật cho Trung Quốc xây dựng đoạn đường nằm trên lãnh thổ Trung Quốc dài khoảng 2.500 km.
– Hiệp định về việc Liên Xô cho Trung Quốc vay dài hạn 520 triệu rúp và nghị định thư về việc Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng thêm 15 xí nghiệp công nghiệp và cung cấp thêm những máy móc thiết bị cho 141 xí nghiệp trị giá hơn 400 triệu rúp.
– Hiệp định hợp tác khoa học-kĩ thuật.
Những người kế vị Stalin đồng thời bắt đầu đối xử với Trung Quốc như một đồng minh đích thực. Bản Thông cáo chung được công bố vào cuối chuyến viếng thăm của phái đoàn Liên Xô nhấn mạnh đến sự bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau và chú ý làm rõ quyết định tham khảo ý kiến của nhau về mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi chung của cả hai nước [23, tr.92]. Do lúc này, vẫn còn thừa nhận vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong phe xã hội chủ nghĩa, Mao Trạch Đông hẳn không đòi hỏi gì hơn. Quan hệ Xô - Trung chưa lúc nào tỏ ra vững chắc bằng những naêm 1954 − 1957.
Năm 1956, Trung Quốc nhận thêm một sự trợ giúp lớn lao khác từ Liên Xô qua Hiệp định kí ngày 7.4, theo đó Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng thêm 55 xí nghiệp công nghiệp, trong đó có nhiều cơ sở của công nghiệp nặng với số thiết bị trị giá gần 2,5 tỉ rúp (cũ) và Hiệp định về việc Liên Xô cùng Trung Quốc xây dựng đường sắt Lan Châu - Sibir.
Tính cho đến năm 1959, Liên Xô giúp Trung Quốc xây dựng 400 công trình công nghiệp, trong đó từ 250 đến 300 thuộc loại lớn, 10.800 chuyên gia kĩ thuật và cố vấn; Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc 14.000 tập tài liệu kĩ thuật trị giá hàng tỉ dollars và bán cho Trung Quốc 4,7 tỉ rúp trang bị. 7.000 người Trung Quốc được huấn luyện ở các xí nghiệp Liên Xô và 1.000 được đào tạo tại các học viện và Viện hàn lâm. Hàng chục vạn cán bộ Trung Quốc được đào tạo trình độ đại học ở Liên Xô. Về văn hóa, trong 8 năm Liên Xô đã in cho Trung Quốc 230 triệu bản sách của 13.000 tựa sách (trong đó 3.000 là sách kĩ thuật). Một nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rằng
“đây là sự chuyển nhượng kĩ thuật toàn diện nhất trong lịch sử công nghiệp hiện đại”[6, tr.53].
Đáng kể hơn cả là ngày 15.10.1957, Liên Xô và Trung Quốc đã kí một hiệp nghị bí mật, theo đó Liên Xô hứa sẽ cung cấp cho Trung Quốc một mẫu bom nguyên tử và những số liệu kĩ thuật để chế tạo nó. Hiệp nghị này cho thấy Liên Xô đã coi Trung Quốc như là một đồng minh đáng tin cậy thực sự. Về phần mình, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn sẵn sàng công nhận vị thế hàng đầu của Liên Xô trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngày 17.11.1957, tại cuộc nói chuyện với sinh viên Trung Quốc đang du học ở Moskva, Mao Trạch Đông nói: “Các lực lượng đế quốc đang có một cái đầu, đó là Mĩõ; phe xã hội chủ nghĩa của chúng ta cũng phải có một cái đầu, đó là Liên Xô. Bản thân việc đại diện các đảng cộng sản và công nhân lần này đến Moskva tham dự kỉ niệm 40 năm Đại Cách mạng tháng Mười là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn, chứng tỏ sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu
và sự đoàn kết của các đảng cộng sản trên toàn thế giới, mà đảng Cộng sản Liên Xô là trung tâm”
[2, tr.542].
b. Những bất đồng kín đáo trong các năm 1956 - 1959
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Bắc Kinh chưa bao giờ quên Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới. Họ đã cố chọn cho mình một chỗ đứng riêng trên trường quốc tế bằng cách hướng về phía các nước kém phát triển. Bất chấp phản ứng khá lạnh nhạt của Stalin, họ không bỏ lỡ một cơ hội thuận tiện nào để khẳng định rằng con đường đấu tranh và kinh nghiệm của phong trào cách mạng Trung Quốc là phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của các nước này. Dịp đầu tiên cho thế giới thấy sự lựa chọn vừa kể là Hội nghị các nước Á − Phi họp ở Bandung năm 1955. Tại đây, thủ tướng Chu Ân Lai đã đóng vai trò hàng đầu, địa vị và tiềm năng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới được mọi người nhìn nhận bằng một con mắt hoàn toàn mới.
Những bất đồng kín đáo giữa Liên Xô và Trung Quốc được thể hiện qua một loạt biến cố diễn ra trong năm 1956, mà khởi đầu là Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô trong tháng 2. Khrushev đã đưa ra một kế hoạch xây dựng kinh tế hết sức lớn lao nhằm đuổi kịp và vượt Mĩ trong một thời gian ngắn, khoảng 15 năm. Để có thể dồn sức thực hiện kế hoạch to tát đó, Khrushev cho rằng cần có một nền hòa bình vững chắc, mà, trong điều kiện so sánh lực lượng lúc đó, không gì khác hơn là hòa dịu Xô − Mĩ và cần tiến hành một số cải cách trong nước. Phát xuất từ ý định đó, Khrushev đã đưa ra hai luận điểm:
- Chống tệ sùng bái cá nhân Stalin;
- Cùng tồn tại hòa bình, thi đua hòa bình giữa hai hệ thống thế giới và quá độ hòa bình từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đường lối hòa hoãn giữa Mĩ và Liên Xô trên cơ sở giữ nguyên trạng trên thế giới.
Gây nhiều quan ngại hơn cả cho Bắc Kinh ngay lập tức là luận điểm trước, dù luận điểm cuối về sau mới thực sự trở thành chủ đề chính trong các cuộc tranh luận về tư tưởng giữa giới lãnh đạo hai nước. Tháng 12.1956, Bắc Kinh công bố một tuyên cáo, mà tác giả chắc hẳn là Mao Trạch Đông. Bài viết nêu rõ rằng việc tham khảo ý kiến của nhau phải là
“thật, chứ không mang tính hình thức”, rằng sự đoàn kết giữa các đảng cộng sản sẽ bị tổn hại, nếu “Đảng này áp đặt quan điểm của mình lên đảng khác”. Tuy chỉ trích những sai lầm của Stalin, bài viết nhấn mạnh chúng chỉ là phụ so với công lao của ông.
Nỗi lo của Bắc Kinh trước chiến dịch phê phán Stalin không phải là không có cơ sở.
Rõ ràng là các biến cố ở Hungary và Ba Lan mùa thu năm 1956 diễn ra dưới tác động của chiến dịch này. Sự lo lắng chuyển thành thái độ lên án mạnh mẽ sau thất bại của chiến dịch “Trăm hoa đua nở” kéo dài suốt mùa xuân 1957. Trong nửa sau năm 1957, xuất hiện một loạt bài báo cáo giác rằng chủ nghĩa xét lại mới là hiểm họa chính trong phong trào cộng sản quốc tế, là nguyên nhân gây ra sự biến mùa thu năm 1956 ở Hungary. Tại hội nghị các đảng cộng sản và công nhân quốc tế được triệu tập từ ngày 16 đến ngày 18.11.1957, Mao Trạch Đông đã thành công trong việc đưa vào bản Tuyên bố của hội nghị sự cần thiết phải khắc phục hai khuynh hướng cơ hội trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế – chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều, trong đó nguy cơ chính là chủ nghĩa xét lại. Theo yêu cầu của Mao, tuyên bố còn đón nhận những lời kêu gọi đấu tranh cách mạng và những cáo giác mạnh mẽ chống chủ nghĩa đế quốc Mĩ và chủ nghĩa xét lại.
Và nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại, theo giới lãnh đạo Bắc Kinh, được xác định rõ như sau: “Ảnh hưởng của tư sản tạo thành nguyên nhân bên trong của chủ nghĩa xét lại, còn chính sách đầu hàng trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc trở thành nguyên nhân bên ngoài”.
Để đấu tranh với nguyên nhân bên trong, cần tăng cường nhiệt tình cách mạng của quần chúng không chỉ trên lĩnh vực tư tưởng, mà còn bằng một nỗ lực thay đổi thật táo bạo và phi thường hạ tầng kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” ra đời một năm sau đó rõ ràng là được khai sinh dưới tác động của cách lí giải này.
Cách hiểu nguyên nhân bên ngoài mau chóng làm phát sinh những dị biệt lớn lao trong đường lối đối ngoại của Liên Xô và Trung Quốc. Bị ám ảnh bởi viễn cảnh của những tàn phá lớn lao mà một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kì có thể tạo ra, Khrushev nghĩ rằng đã đếân lúc đi tìm một tạm ước giữa hai nước. Theo ý ông, sự lớn mạnh của Liên Xô và thế cân bằng lực lượng Xô − Mĩ đã tạo ra tình thế là từ nay hệ thống xã hội chủ nghĩa chỉ nên tìm cách giành thêm những thắng lợi mới trước các nước tư bản chủ nghĩa bằng con đường đàm phán, thi đua phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đối với các nước thế giới thứ ba bằng các hoạt động ngoại giao, giúp đỡ kinh tế, ủng hộ chính trị. Những ý tưởng này đã khiến Khrushev ra sức cổ võ cho “chung sống hòa bình” và chấp nhận nguyên trạng trong lĩnh vực quân sự, nhất là ở châu Âu, trong lúc vẫn đi tìm những thành tựu mới bằng sự năng động về chính trị và kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây lại không là quan điểm của Bắc Kinh. Tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế diễn ra ở Moskva trong tháng 11.1957, Mao Trạch Đông đã tuyên bố rằng cho dù nhân loại có bị tiêu diệt phân nửa trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân, “thì vẫn còn lại phân nửa, nhưng bù lại chủ nghĩa đế quốc sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và trên toàn thế giới sẽ chỉ còn lại chủ nghĩa xã hội. Trong vòng nửa hay một thế kỉ sau, dân số sẽ lại tăng lên, thậm chí tăng thêm phân nửa” [45, tr.649 – 650].
Giới lãnh đạo Bắc Kinh đồng thời tỏ ra rất không hài lòng về việc giữ nguyên trạng giữa hai phe mà Khrushev đang ra sức cổ vũ, vì theo họ, nó không có lợi cho Trung Quốc.
Và có lẽ để nhắc Khrushev nhớ điều này, ngay sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông vào tháng 8.1958, Trung Quốc đã pháo kích dữ dội các đảo Kim Môn và Mã Tổ, mà không hề báo cho Moskva biết trước, bất chấp quy định của Hiệp ước Tương trợ Xô − Trung naêm 1950.
Ngược lại, Moskva trong những năm 1958 – 1959 đã tiến hành một số hoạt động làm phật lòng chính phủ Trung Quốc hay gây phương hại, theo cách đánh giá của Bắc Kinh, cho quyền lợi của đất nước Trung Hoa. Chẳng hạn, trong năm 1958, Khrushev và một số nhà lãnh đạo xôviết đã kín đáo phê phán “công xã nhân dân” và “đại nhảy vọt”
đang diễn ra ở Trung Quốc. Ngày 20.6.1959, không lâu trước khi Khrushev sang thăm Hoa