Tháng 1.1990, bộ trưởng Ngoại giao Australia Gareth Evans đã đưa một sáng kiến mang tính đột phá: các bên Campuchia không nên bám lấy những vấn đề có ý nghĩa tạm thời là xóa bỏ hai chính phủ và lập chính phủ liên hiệp bốn bên, mà nên tập trung giải quyết các vấn đề cần thiết trước mắt là tổng tuyển cử tự do để tạo điều kiện cho nhân dân Campuchia xác lập quyền tự quyết, ngăn chặn Khmer Đỏ tái lập chế độ diệt chủng. Cũng trong tháng 1, vào các ngày 17 và 18 tại Paris, đại diện 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ đã nhất trí chấp nhận vai trò của LHQ trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia, cụ thể là tổ chức tổng tuyển cử. Năm nước cam kết tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử tự do và công bằng ở Campuchia, hoan nghênh việc các bên Campuchia sớm nhóm họp trở lại.
Năm nước đồng thời tán thành nguyên tắc có thể có một hội đồng dân tộc tối cao đóng vai trò đảm bảo chủ quyền của Campuchia trong thời kì quá độ. Kết quả của Hội nghị cho thấy việc giải quyết vấn đề Campuchia từ nay đã thuộc về trách nhiệm của LHQ, thông qua 5 nước thành viên thường trực HĐBA được gọi là P-5.
Đến đây, người ta có thể phân chia các lực lượng trực tiếp tham gia vào việc giải quyết vấn đề Campuchia thành ba tầng khác nhau:
- Tầng một gồm 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ (P-5), trong đó vai trò chủ yếu thuộc về ba nước: Liên Xô, Hoa Kì và Trung Quốc.
- Tầng hai gồm các nước Đông Nam Á, trong đó tiếng nói quan trọng hơn cả thuộc về Việt Nam và Thái Lan.
- Tầng ba gồm các bên xung đột ở Campuchia.
Trong ba tầng trên, tiếng nói có ý nghĩa quyết định hơn cả thuộc về P-5.
Sự đồng thuận của P-5 tạo tiền đề cho Hội nghị không chính thức về Campuchia (Informal Meeting on Campuchia – IMC) được tổ chức ở Jakarta trong các ngày 26.2 – 1.3.1990 với sự tham dự của ba nước Đông Dương, sáu nước ASEAN, Pháp. Australia cũng được mời vì chương trình nghị sự tập trung vào đề xuất của nước này. Hội nghị đã tán thành những nội dung sau,theo như đề xuất của Canberra:
- LHQ có trách nhiệm tổ chức và giám sát tổng tuyển cử với điều kiện tôn trọng chủ quyền của Campuchia, giám sát việc ngừng viện trợ từ bên ngoài cho các bên ở Campuchia và việc ngừng bắn;
- Thành lập một Hội đồng tối cao hòa giải dân tộc trong thời kì chuyển tiếp, giữ
nguyên hai chính phủ và đồng thời lập một cơ cấu chung cho cả hai chính phủ.
Tuy nhiên, Hội nghị đã không đưa ra được một tuyên bố chung do Khmer Đỏ đã dùng quyền phủ quyết đối với nội dung đòi ngăn chặn sự hồi sinh của chế độ diệt chủng.
Bất chấp sự chống đối của Khmer Đỏ, tiến trình dẫn đến giải pháp chính trị vẫn được xúc tiến liên tục. Trong các ngày 4 và 5.6, tại Tokyo đã diễn ra cuộc gặp được nước chủ nhà Nhật Bản xác định là giữa hai chính phủ đối lập ở Campuchia, chứ không phải là cuộc họp giữa bốn phái. Tuyên bố chung mang chữ kí của Hun Sen và Sihanouk đã nhấn mạnh đến “sự cần thiết phải kiềm chế hoạt động vũ trang của các bên Campuchia” đến mức ngừng bắn và lực lượng vũ trang các bên được giữ nguyên tại chỗ. Hai bên đã nhất trí về Hội đồng dân tộc tối cao, xem đây là cơ quan tượng trưng cho độc lập, chủ quyền và thống nhất dân tộc của Campuchia, bao gồm số người ngang nhau của hai phía và phiên họp đầu tiên của Hội đồng sẽ được triệu tập chậm nhất vào cuối tháng 7.1990. Thành phần của Hội đồng được xác định sẽ gồm 12 người: mỗi chính phủ sẽ có 6 đại biểu. Tuyên bố chung cũng khẳng định hội nghị hòa bình về Campuchia sẽ được triệu tập lại với sự tham gia thích đáng của LHQ.
Như vậy, kết quả của IMC và cuộc gặp Tokyo là rất có lợi cho chính phủ Quốc gia Campuchia(128). Ngay lập tức, Trung Quốc đã tìm cách can thiệp bằng các đề xuất sau:
- Hội đồng dân tộc tối cao phải được thành lập trên cơ sở bốn bên và do Sihanouk làm chủ tịch, phải là cơ quan quyền lực tối cao duy nhất hợp pháp ở Campuchia trong thời kì quá độ, phải có quyền hành pháp, lập pháp, trực tiếp nắm ít nhất 5 bộ quan trọng (Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao, Thông tin, Tài chính).
- Các lực lượng vũ trang Campuchia phải được tập kết vào những địa điểm do LHQ quy định và sau đó giảm quân số đến mức thấp nhất.
Đây cũng là những đề xuất mà phái đoàn Trung Quốc đã đưa ra tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong các ngày 11 – 13.6.1990 ở Hà Nội.
Trưởng đoàn Trung Quốc là Từ Đôn Tín còn đưa ra lịch trình giải quyết vấn đề Campuchia được Bắc Kinh dự kiến gồm 5 bước:
- Trung Quốc-Việt Nam đạt thoả thuận về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia;
- Ngoại trưởng 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Indonesia ra tuyên bố chung về thoả thuận vừa nêu;
- Hội nghị giữa 5 nước trên và 4 bên Campuchia.
- Hội nghị P-5 và 4 bên Campuchia;
- Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia.
Để gây sức ép lên Việt Nam, Từ Đôn Tín nhấn mạnh rằng trong vấn đề
128() Trần Quang Cơ ghi trong Hồi kí : “[...] ; cuộc gặp Sihanouk-Hunsen ở Tokyo là do sự dàn xếp của Mĩ, Nhật và Thái Lan, ngoài ý muốn của Trung Quốc”.
Campuchia, cần giải quyết hai câu hỏi tồn đọng liên quan đến quyền lực của SNC và số phận của quân đội các bên Campuchia , thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới suy tính đến khả năng của một cuộc gặp thượng đỉnh với Việt Nam.
Phía Việt Nam khẳng định SNC có trách nhiệm và quyền lực trong việc thực hiện các hiệp định được kí về Campuchia, về hoà giải dân tộc và về tổng tuyển cử;
chính quyền Phnompenh và Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ không được gây trở ngại cho trách nhiệm và quyền lực vừa nêu của SNC. Còn phạm vi quyền lực của SNC là chuyện nội bộ của Campuchia.
Ở chốn công khai , chính phủ CHXHCN Việt Nam luôn lên án lực lượng Pol Pot và cự tuyệt bất kỳ giải pháp chính trị nào cho vấn đề Campuchia mà trong đó Pol Pot được tính như một phần của bộ máy quyền lực . Tuy nhiên, theo thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, ngay từ nửa đầu năm 1987, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xem xét một phương án được gọi là Giải pháp đỏ: chính phủ CHND Campuchia hoà giải trực tiếp với phe Pol Pot để lập ra một nước Campuchia XHCN đặng làm vừa lòng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc . Trần Quang Cơ đồng thời có lưu ý rằng cha đẻ của Giải pháp đỏ thực ra là M. Gorbachev, nhưng người “bảo dưỡng” nó một cách chu đáo nhất trong suốt những năm 1987-1991 là một số nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam .
Nguyên là từ khi chế độ XHCN ở Việt Nam rơi nhanh vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đến mức giới lãnh đạo từ bỏ chính sách cũ và phải chuyển sang đường hướng được gọi là đổi mới, còn ở các nước Đông Âu và cả Liên Xô , chế độ XHCN trượt nhanh đến chỗ sụp đổ, những nhà lãnh đạo Việt Nam ngày càng nôn nóng với mong muốn bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhằm chung sức với nước này trong sự nghiệp bảo vệ những gì còn lại của hệ thống XHCN thế giới . Tại buổi tiếp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy diễn ra ngày 5.6.1990 ở Hà Nội , tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã phát biểu : “Trong quan hệ hai nước , 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp , có cái sai đang sửa”. Tiếp đó, Nguyễn Văn Linh ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội... Chúng âm mưu diễn biến hòa bình , mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì xã hội chủ nghĩa , nhưng lại đang có nhiều vấn ủeă . Chuựng tođi muoẫn cuứng caực ngửụứi coụng sạn chađn chớnh baứn vaõn ủeă bạo veụ chụ nghĩa xã hội... Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay .. Trung Quốc cần gương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội , kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”. Về vấn đề Campuchia , tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Văn Linh đã gợi ý dùng “giải pháp Đỏ” để giải quyết : “Không có lí gì những người Cộng sản lại không thể bàn với những người Cộng sản được”,” họ gặp Sihanouk còn được huống chi là gặp lại nhau”.
Hôm sau , đến lượt bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Lê Đức Anh tiếp Trương Đức Duy . Theo lời thuật lại của đại sứ Trung Quốc, Lê Đức Anh đã miêu tả thực cụ thể “giải pháp Đỏ” như sau : “Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng
Pol Pot . Trung Quốc và Việt Nam sẽ bàn với bạn Campuchia của mình , và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề . Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam , có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong , còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn bình thường...”. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam còn nói thêm : “Ngày xưa Pol Pot là bạn chiến đấu của tôi...”.
Về phần mình , chính phủ Bắc Kinh phản ứng trái hẳn với chính phủ Hà Nội . Họ bác bỏ thẳng thừng “Giải pháp Đỏ” vì nó xét thấy hoàn toàn không phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc vốn đang mưu tìm sự trợ giúp về nhiều mặt của phương Tây cho chương trình “Bốn hiện đại hoá”.
Cuộc họp vòng năm cấp thứ trưởng P-5 diễn ra ngày 17.7.1990 đã đáp ứng một phần đề xuất của Trung Quốc, khi thông qua quy định về vai trò của LHQ ở Campuchia: tổ chức tuyển cử, kiểm soát 5 bộ (theo như đề nghị của Trung Quốc), thành lập Hội đồng dân tộc tối cao (Supreme National Council - SNC) như là cơ quan đại diện cho chủ quyền Campuchia. SNC sẽ trao cho LHQ quyền tổ chức tổng tuyển cử. Như vậy, diện mạo của SNC ngày càng hiện ra rõ nét như là cơ quan quyền lực cao nhất ở Campuchia trong thời kì quá độ.
Diễn biến trên càng cho thấy rõ vai trò quyết định trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân đã thuộc hẳn về P-5, mà trong đó Trung Quốc vừa là nước liên quan trực tiếp, vừa là nước có tiếng nói không thể xem thường. Phủ nhận vai trò của Khmer Đỏ, cũng tức là phủ nhận vai trò của Trung Quốc. Ngày 15.6.1990, trong lúc đang ở thăm Hoa Kì, thủ tướng Thái Lan đã tuyên bố tại Câu lạc bộ báo chí hải ngoại: “Thái Lan không thể ngăn chặn con đường Trung Quốc cung cấp vũ khí cho phe Pol Pot, có một cách đơn giản để chấm dứt việc đó là Mĩ và Nhật Bản, hai nước buôn bán chủ yếu với Trung Quốc hãy gây sức ép với nước này”. Vấn đề là Washington và Tokyo lại không hề muốn giúp Campuchia, một nước vừa nhỏ, vừa ở xa theo cách gây tổn hại đến quyền lợi của nước họ. Ngoài ra cũng nên để ý đến một xu thế không thể đảo ngược trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia là các bên Campuchia càng tiến gần đến một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia, thì vai trò của Khmer Đỏ càng giảm dần, không chỉ về mặt quân sự, mà cả trong lĩnh vực chính trị.
Ngay ngày hôm sau, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì James Baker đã loan báo chính sách mới của Hoa Kì đối với Campuchia: rút lại sự công nhận Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ ở LHQ, ngăn chặn Khmer Đỏ quay lại cầm quyền, mở cuộc đối thoại với chính phủ Việt Nam về vấn đề Campuchia, tìm cách tiếp xúc với chính quyền Phnompenh.
Được trình bày trong Thông cáo chung về cuộc họp thứ 23 của hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, quan điểm của ASEAN về tính chất và vai trò của SNC không khác về cơ bản với quyết định của P-5 : “[Các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN]
cho rằng một SNC như vậy [nghĩa là bao gồm các cá nhân có quyền lực đại diện mọi xu thế chính trị ở Campuchia] nên là một cơ quan của độc lập, chủ quyền và thống nhất của Campuchia và sẽ giữ ghế của Campuchia ở LHQ sau khi độc lập”.