CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN – QUAN HỆ THÁI LAN - HOA

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 28 - 33)

So với các nước Đông Nam Á khác, Thái Lan(32) là một trường hợp đặc biệt: vẫn bảo toàn được nền độc lập, bất chấp cuộc chạy đua xâm chiếm thuộc địa diễn ra ở Đông Nam Á giữa các đế quốc phương Tây trong nửa sau thế kỉ XIX. Có thể giải thích thành công này bằng hai nguyên nhân: thứ nhất, Thái Lan được Anh và Pháp – hai đối thủ lâu đời từng va chạm không ít lần trong quá trình xâm chiếm thuộc địa – chọn làm nước đệm ngăn cách các thuộc địa của họ trên bán đảo Trung Ấn (Miến Điện và Malaya thuộc Anh, Đông Dương thuộc Pháp); thứ hai, các vua Mongkut (1851 – 1868) và Chulalongkorn (1868 – 1910) đã sáng suốt tiến hành một cuộc cải cách trong nước. Một nguyên nhân khác không kém quan trọng là những nhà lãnh đạo Thái Lan biết theo đuổi một đường lối đối ngoại rất thực dụng được xây dựng theo phương châm “Gió chiều nào, che chiều ấy”.

Mặc dù vậy, cái giá phải trả là không nhỏ: trong nửa sau thế kỉ XIX, Thái Lan phải kí một loạt các hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước Âu-Mĩ. Chỉ có điều vị thế sút kém của Thái Lan trong quan hệ đối ngoại kéo dài không lâu. Chỉ trong vòng thập niên đầu của thế kỉ XX, Thái Lan đã giành lại vị thế đối ngoại bình đẳng, sau khi đã lần lượt kí các hiệp ước về biên giới với Pháp và Anh trong các năm 1907 và 1909. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đường lối đối ngoại thực dụng đã góp phần tăng cường vị thế của Thái Lan ở Đông Nam Á khi nước này chọn đứng về phía

32() Trước năm 1949, Thái Lan có tên là Xiêm; từ năm 1939 đến năm 1946 là Thái Lan; từ năm 1946 đến năm 1949, lấy lại tên Xiêm và từ năm 1949 đến nay, Thái Lan.

28 28

29

Anh và Pháp bằng lời tuyên chiến chống Đức và Áo-Hung ngày 22.7.1917. Nhờ vậy, Thái Lan là một trong những nước được mời tham dự Hội nghị Versailles, kí vào hòa ước kết thúc chiến tranh và trở thành thành viên Hội Quốc Liên.

Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, Thái Lan một lần nữa chọn đứng về phía kẻ mạnh: ngày 21.12.1941, Thái Lan đã kí với Nhật một hiệp ước có giá trị trong 10 năm, theo đó Thái Lan sẽ hỗ trợ Nhật Bản trong cuộc chiến của nước này chống Anh và Hoa Kì, còn Nhật sẽ giúp Thái Lan thu hồi những lãnh thổ mà nước này đã buộc phải nhượng cho Miến Điện thuộc Anh. Ngày 25.1.1942, Thái Lan đã ra lời tuyên chiến chống Anh và Hoa Kì. Ngày 20.8.1943, Nhật thực hiện lời hứa bằng cách chuyển cho Thái Lan bốn bang Mã Lai thuộc Anh – Kedah, Perlis, Kelantan và Trengganu và hai bang Shan trong lãnh thổ Miến Điện thuộc Anh – Kengtung và Mongpan. Cũng nên thêm rằng trước đó hơn hai năm, ngày 9.5.1941, Pháp đã buộc phải, dưới sức ép của Nhật, cắt nhượng cho Thái Lan toàn bộ bờ tây sông Mekong của Lào và một phần ba lãnh thổ Campuchia từ sông Mekông đến tỉnh Stung Treng, rồi đến Tonlesap và theo hướng tây nam đến tận Vịnh Xiêm La.

Xem ra chính sách đối ngoại thực dụng đã mang lại cho Bangkok không ít lợi lộc.

Không may cho Thái Lan là trong cuộc chiến Thái Bình Dương, kẻ mạnh lúc đầu hóa ra là kẻ bại vào hồi cuối: ngày 14.8.1945, Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện trước quân đồng minh.

Trung thành với đường lối đối ngoại lâu nay, Thái Lan phản ứng rất nhanh chóng:

chỉ hai ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, Thái Lan ra tuyên bố phủ nhận giá trị lời tuyên chiến chống Hoa Kì và Anh. Chính phủ Bangkok thanh minh rằng Thái Lan “không cú tham vọng đối với số lónh thoồ” của Miến Điện và Malaya đó được Nhật “giao thỏc” và

sẵn sàng trao trả ngay khi Anh sẵn sàng tiếp nhận chúng”. Không lâu sau đó, Thái Lan phủ nhận giá trị pháp lí mọi thỏa thuận chính trị đã kí với Nhật trong thời gian chiến tranh.

Bước chuyển hướng đối ngoại của Thái Lan được Hoa Kì đón nhận một cách tích cực. Bộ Ngoại giao đã ra thông báo nêu rõ rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ xem lời tuyên chiến là sự thể hiện đầy đủ ý muốn của nhân dân Thái và rằng trong 4 năm qua, “chúng tôi không coi Thái Lan như là nước thù địch, mà là nước cần được giải phóng khỏi tay kẻ thù.

Giờ đây, khi sự nghiệp giải phóng đã hoàn thành, chúng tôi muốn thấy Thái Lan quay về với chỗ đứng cũ trong cộng đồng các quốc gia như là một đất nước tự do, có chủ quyền và độc lập”[4, tr.289]. Ngày 5.1.1946, Hoa Kì đã tái lập quan hệ ngoại giao với Thái Lan.

Nhưng lập trường của Anh thì khác hoàn toàn. Đầu tháng 9, một phái đoàn Thái Lan đã đến bản doanh của đô đốc Lord Louis Mountbatten, người phụ trách bộ Tư lệnh Đông Nam Á đặt tại Kandy (Ceylan) để được nghe quyết định về việc quân đồng minh sẽ vào lãnh thổ Thái Lan tiếp quản sự đầu hàng của quân Nhật. Nếu quyết định này là chuyện có thể đoán trước, thì yêu sách gồm 21 điều kèm theo (trong đó có những đòi hỏi rất ngặùt nghốo như Anh cú toàn quyền kiểm soỏt lực lượng vũ trang Thỏi Lan, cỏc hoạt động xuất khẩu nguyên liệu chiến lược và gạo của Thái,Anh được xây dựng bất cứ công trình quân sự nào trên lãnh thổ Thái Lan) [30, tr.21] đã được người Thái đánh giá không khác yêu sách 21 điều mà Nhật đã áp đặt lên Trung Quốc năm 1915 [32, tr.238], hay như một mưu toan biến Thái Lan thành nước thuộc địa [83a, tr.23]. Đầu tháng 12.1945, Anh đòi

29 29

30

Thái Lan bồi thường số tài sản của kiều dân Anh bị hủy hoại trong chiến tranh, đòi Thái Lan xuất miễn phí sang các thuộc địa của Anh 1,5 triệu tấn gạo; thậm chí Anh còn muốn thay mặt Thái Lan tiến hành các cuộc thương lượng với Pháp về số đất mà Thái Lan đã cưỡng chiếm của Lào và Campuchia trong thời gian chiến tranh. Tóm lại, Anh rõ ràng xem Thái Lan như một nước đã trực tiếp tham chiến bên cạnh Nhật và nay phải trả giá cho hành động này trong tư thế kẻ bại trận.

Tuy nhiên, Hoa Kì đã kịp thời gây sức ép lên Anh để trong Hòa ước được kí ngày 3.4.1946, nước này chỉ giữ lại một phần yêu sách, theo đó Thái Lan hoàn trả những phần đất đã chiếm của Miến Điện và Malaya, giao nộp 1,5 triệu tấn gạo như khoản bồi thường chiến tranh... Những yêu sách nào gây tổn hại đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan đều được bãi bỏ. Sự giúp đỡ mà Mĩ dành cho Thái Lan không dừng lại ở đó.

Tháng 12 cùng năm, Thái Lan được Hoa Kì cấp cho một khoản tín dụng không lớn về số lượng – chỉ 10 triệu USD, nhưng có ý nghĩa quan trọng về chính trị-ngoại giao: từ nay, Thái Lan được giới chức Mĩ đánh giá là một đối tác đáng tin cậy. Cũng trong năm 1946, Mĩ còn mua của Thái Lan một khối lượng lớn cao su và năm 1947, mua toàn bộ khối lượng thiết bị ối đọng trong những năm chiến tranh. Vụ giao dịch này đã mang lại cho tư sản Thái Lan số lãi là 12 triệu USD. Tháng 10.1949, Hoa Kì trả lại cho Thái Lan số vàng trị giá 43,7 triệu USD bị phong tỏa trong các ngân hàng Mĩ trong thời gian chiến tranh.

Thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa Lục (10.1949) và sự bùng phát của chiến tranh Triều Tiên (6.1950) đã tạo ra một tình thế mới ở Đông Nam Á không có lợi cho quyền lợi của Hoa Kì. Chuyển biến này đã thúc đẩy Washington đi đến quyết định áp dụng, sau một thời gian ngắn cân nhắc, chủ thuyết Truman và chính sách ngăn chặn ở Đông Nam Á. Với vị trí tiếp giáp ba nước Đông Dương vốn đang bị, theo đánh giá của Hoa Kì, chủ nghĩa cộng sản đe dọa, Thái Lan trở thành một thứ hậu phương chiến lược phục vụ chính sách đối đầu với chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á và vùng Thái Bình Dương.

Nắm bắt một cách nhạy bén sự thay đổi trên, giới cầm quyền ở Bangkok đã mau chóng thể hiện đường lối “ ngảtheo chiều gió” truyền thống. Ngày 23.6.1950, Quốc hội Thái Lan đã thông qua quyết định của chính phủ gửi gạo, gỗ và những sản phẩm khác cùng với 1200 quân sang tham chiến ở Triều Tiên bên cạnh Mĩ. Số quân này sau đó được tăng dần lên 4000, tức 1/8 quân số Thái Lan trong nửa đầu thập niên 1950. Chính sách này phù hợp với quyền lợi của giới tư sản-quan liêu, vốn giờ đây đang thu được nhiều lợi nhuận nhờ giá những mặt hàng chiến lược tăng lên.

Về phần mình, ngày 19.9.1950, Hoa Kì đã kí với Thái Lan Thỏa thuận hợp tác kinh tế và kĩ thuật. Hoa Kì đã phái sang Thái Lan một phái bộ quân sự đặc biệt để thực hiện hiệp ước này. Không lâu sau đó, ngày 17.10, hai bên kí Thỏa thuận hỗ trợ quân sự, theo đó Hoa Kì cam kết giúp Thái Lan tổ chức lại quân đội, tăng quân số, sử dụng những vũ khí và nắm vững những kĩ thuật quân sự hiện đại, huấn luyện binh lính, cải thiện hệ thống hậu cần... Ngày 9.11.1950, Hoa Kì lập lãnh sự quán ở Chiangmai, một thành phố có ý nghĩa chiến lược ở miền Bắc Thái Lan.

30 30

31

Phong trào giải phóng ở ba nước Đông Dương càng phát triển mạnh, thì vị thế của Thái Lan trong các ý đồ chiến lược của Mĩ càng trở nên quan trọng. Ngày 13.7.1954, chính phủ Mĩ loan báo một chương trình tăng cường viện trợ quân sự cho Thái Lan. Cho đến năm 1957, số viện trợ quân sự của Mĩ dành cho việc hiện đại hóa quân đội bắt đầu từ năm 1951 nhiều khi vượt cả chi phí quân sự trong ngân sách của Thái Lan.

CHI PHÍ QUÂN SỰ CỦA THÁI LAN VÀ VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CỦA HOA KÌ CHO THÁI LAN (1951 – 1957)

Năm Chi phí quân sự của Thái Viện trợ quân sự của Mĩ (ủụn vũ: trieọu USD) (ẹụn vũ: trieọu USD)

1951 12,8 4,5

1952 23,9 12,0

1953 22,7 55,8

1954 29,8 38,9

1955 27,2 40,8

1956 39,5 43,4

1957 37,3 26,2

[30, tr. 37]

Tháng 8.1953, thiếu tướng Donovan được cử làm đại sứ Mĩ ở Thái Lan. Một tờ báo hàng đầu ở Bangkok đã nhận xét: “Trong vai trò là đại sứ của Mĩ ở vùng chiến lược này, tướng Donavan có thể báo cho Bộ Ngoại giao Mĩ đầy đủ tin tức về các biến cố diễn ra trên lục địa châu Á”.

Thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ Pháp và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương đã khiến Mĩ và chính quyền Thái Lan lo lắng. Ngay từ tháng 4.1954, tổng thống Eishenhower đã công bố “Học thuyết domino” dọn đường cho mưu tính xây dựng một khối chống Cộng mạnh mẽ ở Đông Nam Á, mô phỏng theo khối quân sự NATO. Ngày 8.9.1954, một khối quân sự như vậy mang tên SEATO, mà Thái Lan là một thành viên, đã được thành lập ở Manila. Trong tiến trình thương lượng trước khi ký hiệp ước, phái đoàn Thái Lan đã nằng nặc đòi SEATO phải được xây dựng theo kiểu mẫu NATO [32, tr.271], nghĩa là phải có một lực lượng quân sự chung và khi một trong số các nước thành viên lâm chiến thì những nước còn lại đương nhiên phải trợ giúp quân sự. Nhưng đề nghị này đã bị các nước tham dự khác bác bỏ. Lúc bấy giờ, chính Mĩ cũng không muốn phân tán lực lượng quân sự của mình và điều quân khỏi những vị trí chiến lược trên Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, giới cầm quyền Bangkok vẫn luôn tìm cách bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình dành cho SEATO, mỗi khi có cơ hội thuận tiện. Ngày 21.2.1955, sau khi phê chuẩn Hiệp ước thành lập SEATO, thủ tướng Pibul Songgram nhắc lại rằng nếu phải quyết định có căn cứ quân sự trên lãnh thổ Thái Lan theo quy định của hiệp ước, người Thái sẵn sàng làm chuyện này [32, tr.271]. Trong bài diễn văn bế mạc hội nghị bàn việc thực thi các điều khoản của hiệp ước Manila diễn ra trong các ngày 23- 25.2.1955 ở Bangkok, hoàng thân Wan nhấn mạnh

31 31

32

rằng “các nước có nhu cầu cấp bách cần được tổ chức chúng ta hỗ trợ là Lào, Campuchia và nước Việt Nam tự do [VNCH], và việc các nước này ở cạnh Bangkok [trung tâm của SEATO] sẽ tỏ ra có ích trong chuyện này” [32, tr.271].

Do Lào và Campuchia từ chối tham gia SEATO, Hoa Kì đã tìm cách lôi hai nước này vào một liên minh kinh tế và tài chính với Thái Lan, để qua đó mà tác động đến đường lối đối ngoại và đối nội của hai nước này. Tháng 10.1954, chính phủ Bangkok tuyên bố quyết định trợ giúp kinh tế cho Lào và Campuchia nhằm “mục đích xây dựng hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào Thái Lan”, và cho phép hai nước được nhập và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh qua Bangkok mà không phải nộp thuế. Tháng 3.1955, chính phủ Lào đã chấp thuận kế hoạch vừa kể của Bangkok. Hai bên cũng đã thành lập Công ty Liên hợp Lào-Thái nhằm mục đích phát triển nền công nghiệp và thương mại của Lào.

Công ty được giao xây dựng một số nhà máy làm đường, xà phòng, chế biến gỗ….

Riêng Hoa Kì đứng ra bảo trợ cho một dự án lớn lao khai thác nguồn thủy điện trên sông Mekong, gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Nhưng phong trào đấu tranh bùng nổ trở lại ở Đông Dương đã làm cho kế hoạch này không được thực hiện.

* * *

Vị thế suy yếu của các cường quốc Tây Âu ở Đông Nam Á sau chiến tranh Thái Bình Dương tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh thu hồi độc lập của các dân tộc trong vùng. Tuy nhiên, giữ vai trò có ý nghĩa quyết định trong tiến trình vừa nêu lại không phải là công sức riêng của người dân Đông Nam Á. Quá trình thu hồi độc lập ở Miến Điện và Malaya thực ra là quá trình chuyển giao quyền lực từ tay chính quyền thực dân Anh sang tay các chính quyền bản xứ. Thực chất này càng được nhìn thấy rõ hơn trong trường hợp của Philippines: Hoa Kỳ đã đề ra kế hoạch dự kiến trao trả độc lập cho Philippines sau một thời kì chuyển tiếp kéo dài 10 năm (1934 – 1944).

Nếu có phải bỏ ra công sức riêng , thì đó là trường hợp của Indonesia. Tuy nhiên, Hiệp ước The Hague – kết quả chung cuộc của cuộc chiến Indonesia-Hà Lan – không phải ra đời từ những diễn biến trên mặt trận quân sự, mà chủ yếu được quyết định bởi sức ép ngoại giao mà Hoa Kỳ không ngần ngại tác động lên Hà Lan.

Thái Lan – trường hợp ngoại lệ trong suốt thời kì Đông Nam Á sống dưới sự thống trị của thực dân Aâu - Mỹ và Nhật Bản- giờ cũng không còn là ngoại lệ. Sau chiến tranh, Thái Lan chỉ có thể giữ vẹn vị thế độc lập nhờ sự trợ lực của một nhân tố ngoài vùng : đó là Hoa

32 32

33

Kyứ.

Tóm lại, các thuộc địa Philippines , Miến Điện, Malaya và Indonesia đều không thể tự thân thu hồi độc lập , Thái Lan cũng không thể tự mình giữ vẹn nền độc lập . Trong chuyện này, các xứ Đông Nam Á còn lại trên bán đảo Đông Dương cũng không phải là trường hợp ngoại lệ , như diễn biến của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945 – 1954) seõ cho thaá

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w