Chính sách của chính phủ Johnson: Hoa Kì tiến dần đến một cuộc chiến tranh can thiệp trực tiếp (1963 – 1965)

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 150 - 159)

VI.2. CHẾ ĐỘ VNCH SA VÀO CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ

VI.2.3. Chính sách của chính phủ Johnson: Hoa Kì tiến dần đến một cuộc chiến tranh can thiệp trực tiếp (1963 – 1965)

Ba tuần sau cuộc đảo chính ở Sài Gòn, tổng thống Kennedy bị ám sát chết ở thành phố Dallas, bang Texas. Người lên thay là phó tổng thống Lyndon B. Johnson. Tân tổng thống đã có dịp trình bày lập trường riêng về Việt Nam tại cuộc họp diễn ra ngày 24.11.1963. Johnson nói rõ với đại sứ Lodge rằng ông muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Việt Nam, và rằng ít ra là trong một khoảng thời gian ngắn, ông muốn các hoạt động quân sự được ưu tiên trước so với cái được gọi là “những cải cách xã hội”. Ông cảm thấy rằng Hoa Kì đã mất quá nhiều thời gian và sức lực vào việc cố nắn các nước khác theo hình ảnh của mình. Phải chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam: đó là thông điệp của taõn toồng thoỏng [70, tr.113].

Lập trường trên được thể hiện đầy đủ trong Nghị quyết NSAM-273 mà Johnson kí ngày 26.11. Văn kiện khẳng định mục đích chính của Hoa Kì ở Nam Việt Nam vẫn luơn là

mang đến cho chính phủ và người dân xứ này sự giúp đỡ để họ đánh bại mưu đồ được những người cộng sản lãnh đạo và hậu thuẫn từ bên ngoài”. Nghị quyết cam kết duy trì mức độ viện trợ đã được chính phủ trước thông qua, đồng thời nhắc lại kế hoạch đã có là sẽ rút 1000 cố vấn quân sự vào cuối năm 1963 và đánh bại phong trào nổi dậy vào cuối năm 1965 [ 22, tr. 310; 37, tr.235-236; 53, tr.65; 70, tr.113].

Đường lối thiên về quân sự của Johnson sớm nhận được một sự đáp trả tương tự từ phía VNDCCH. Hội nghị BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam lần thứ chín diễn ra trong tháng 12.1963 đã ra nghị quyết xác định “đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định trực tiếp”. Từ đó, Hội nghị đề ra nhiệm vụ chung trước mắt là “ra sức phấn đấu xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (nhất là lực lượng vũ trang) [...]; tích cực xây dựng và mở rộng căn cứ địa, đặc biệt là ở những địa bàn chiến lược và cơ động của quân chủ lực [...]; phá phần lớn ấp chiến lược, làm chủ vùng rừng núi và phần lớn xã, thôn vùng đồng

bằng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng ở đô thị nổi dậy mạnh mẽ”. Hội nghị đồng thời nhấn mạnh rằng “đã đến lúc miền Bắc phải tăng cường chi viện cho miền Nam hơn nữa, miền Bắc phải phát huy hơn nữa vai trò căn cứ địa cách mạng toàn quốc của mình”.

Điều này có nghĩa là VNDCCH phải đẩy mạnh chi viện cho MTDTGPMNVN về mọi mặt.

Nếu thực tế cho thấy chủ trương tăng cường công tác xây dựng lực lượng vũ trang và đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam của các nhà lãnh đạo VNDCCH sớm mang lại nhiều thắng lợi lớn, thì thực tế đồng thời cho thấy nỗi lo lắng của một số giới chức Washington về những hậu quả tiêu cực về chính trị và quân sự phát sinh từ cuộc đảo chính đã mau chóng được chứng thực. Bản báo cáo được Mc Namara trình lên Johnson sau chuyến công tác ở Nam Việt Nam từ ngày 18 đến 20.12.1963 đã đưa ra một đánh giá thật đen tối: “Tình hình rất đáng lo ngại”, kèm với một dự báo thật ảm đạm: "Trừ phi có thể đảo ngược tình hình trong hai, ba tháng tới, xu thế hiện nay tốt nhất sẽ dẫn đến trung lập hóa, hoặc có nhiều khả năng hơn là sẽ dẫn đến một quốc gia do cộng sản kiểm soát” [70 tr.116; 53, tr.86].

Thêm “một quốc gia do cộng sản kiểm soát” ở Viễn Đông là viễn cảnh mà Mĩ đã cố tránh bằng mọi giá ngay từ đầu, còn “trung lập hóa” thì sao ?

Viễn cảnh “trung lập hóa” nhắc người ta nhớ lại giải pháp cùng tên đã được tổng thống Pháp Charles de Gaulle đề xuất vào tháng 8.1963, theo đó Bắc và Nam Việt Nam sẽ thống nhất và trung lập, còn quân đội nước ngoài rút hết khỏi hai miền.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài CBS ngày 2.9, Kennedy đã đánh giá đề nghị của Pháp là không thể chấp nhận [53, tr.86].

Ngày 6.1.1964, Johnson đã tiếp nhận một bản ghi nhớ của Nghị sĩ Mike Mansfield, nhà lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện. Ông này kiến nghị rằng Mĩ nên thúc đẩy một Đông Nam Á trung lập, không phụ thuộc vào viện trợ quân sự Mĩ và cũng không chịu sự khống chế của Trung Quốc, thông qua một kiểu đình chiến hoặc dàn xếp nào đó.

Mc Namara đã đưa ra câu trả lời trong bản ghi nhớ đề ngày 7.1.1964 gửi Johnson:

Ở Đông Nam Á, Lào gần như chắc chắn sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của Bắc Việt Nam.

Campuchia tuy mang vẻ bề ngoài trung lập nhưng trên thực tế sẽ phải chấp nhận sự khống chế của Trung Cộng. Thái Lan sẽ rất bất ổn định và Malaysia, vốn đã bị Indonesia quấy rầy cũng sẽ như vậy; kể cả Miến Điện cũng sẽ coi những diễn biến này như một dấu hiệu rõ ràng là cả khu vực giờ đây phải hoàn toàn ngả theo chủ nghĩa cộng sản (với hậu quả nghiêm trọng cho nền an ninh của Ấn Độ)”. Riêng Nam Việt Nam “là một thử thách cho khả năng đối phó với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” của Mĩ. Ý nghĩa của thử thách này là rất sâu xa: “Nói rộng ra hơn, gần như chắc chắn là bất kì một nước nào bị đe dọa bởi sự lật đổ của cộng sản, trong tương lai sẽ có lí do để nghi ngờ là liệu chúng ta có thực sự giúp họ vượt qua hay không. Điều này cũng sẽ đúng với ngay cả những vùng xa xôi về mặt lí thuyết như Mĩ latinh” [70, tr.117]. Riêng Johnson đã có sẵn câu trả lời từ những tháng cuối năm 1963.

McNamara viết trong Hồi kí: “[...] tôi tin [...] rằng thuyết của de Gaulle ủng hộ trung lập đồng nghĩa với việc mau chóng “cộng sản hóa” toàn bộ Việt Nam, và có thể cả Lào và Campuchia nữa” [53, tr.86].

Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 1.2.1964, Johnson tuyên bố rằng về nguyên tắc, chính phủ Mĩ không phản đối trung lập hóa toàn bộ Việt Nam, nhưng lúc này chưa có những chỉ dấu cho thấy VNDCCH đã sẵn sàng để yên các nước láng giềng. Ông nói con đường dẫn đến hòa bình tốt nhất hiện nay là “ngăn chặn những kẻ láng giềng và những người hậu thuẫn họ xâm lăng Việt Nam” [22, tr. 312]. Bằng cách nào ? Ngay trong ngày 1.2.1964, Oplan 34A, một kế hoạch được các nhà viết sử Lầu Năm Góc cho là “chương trình công phu về các hoạt động quân sự bí mật chống quốc gia Bắc Việt Nam” [37, tr.240], được CIA mang ra thực hiện. Tiếp đó ngày 21.2, Johnson thông báo cho Cabot Lodge: “Với sự đồng ý của tôi, Ngoại trưởng Rusk và bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch cụ thể gây sức ép đối với Bắc Việt Nam cả trên lĩnh vực ngoại giao lẫn quân sự” [70, tr.121].

Nhằm thu thập đủ dữ kiện phục vụ cơng việc khởi thảo kế hoạch vừa nêu, trung tuần tháng 3.1964, Mc Namara và Maxwell Taylor lại được cử sang Nam Việt Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ. Kết quả của chuyến đi là bản báo cáo được Mc Namara trình lên Johnson vào ngày 16.3 và được HĐANQG thông qua ngày hôm sau.

Sau khi thẳng thắn đánh giá, bằng các con số như 40% lãnh thổ, hơn 50% dân số miền Nam thuộc quyền kiểm soát hay ảnh hưởng của cộng sản và 22 trong số 43 tỉnh của VNCH thuộc quyền kiểm soát ở mức độ đáng kể của lực lượng cách mạng, rằng vị thế của chính quyền Sài Gòn sau cuộc đảo chính tiếp tục suy yếu, Mc Namara tiếp tục bác bỏ khả năng rút lui do vẫn lo sợ hậu quả domino. Ông cũng cho rằng trung lập thông qua đàm phán không tương hợp với những mục tiêu được đề ra trong NSAM-273, đồng thời tỏ ý kiến không tán thành phương án mở ngay các cuộc tiến công bằng không quân trên lãnh thổ VNDCCH. Vậy, chính phủ Mĩ cần làm gì để cứu vãn chính phủ Sài Gòn? Mc Namara viết: “Người Mĩ phải tiếp tục, ở mọi mức độ, tỏ rõ quyết tâm cung cấp viện trợ và sự ủng hộ chừng nào việc làm này vẫn còn cần thiết để trấn áp cuộc nổi dậy”. Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ đưa ra một danh sách những hành động cụ thể cần làm ngay, như hỗ trợ chính phủ Sài Gòn tăng thêm 5 vạn quân, tăng khối lượng và chất lượng trang thiết bị quân sự cho quân đội VNCH, cung cấp tài chính mọi mặt để giúp VNCH đủ sức chịu đựng cuộc chiến đang mở rộng...

Khuyến cáo quan trọng cuối cùng của báûo cáo là Hoa Kì nên khởi sự chuẩn bị sẵn kế hoạch cho những hoạt động giáng trả bằng không quân xuống lãnh thổ VNDCCH, đồng thời phát triển “cơ sở quân sự và chính trị mạnh nhất có thể được cho hành động có thể có sau này” [22, tr. 312-313; 53, tr.89-90; 70, tr.123-125].

Khuyến cáo cuối cùng trên được chính phủ Mĩ bắt đầu mang ra thực hiện từ nửa sau tháng 5.1964, sau báo cáo đề ngày 15.5.1964 của CIA. Báo cáo nhận xét: “Tình hình bao

trùm ở Nam Việt Nam là cực kì mỏng manh [...], sức ép kéo dài của Việt Cộng tiếp tục xói mòn quyền lực của Chính phủ [Sài Gòn] trong cả nước, gây phương hại đến các chương trình của Mĩ và Việt Nam [VNCH] và làm suy sụp tinh thần của Nam Việt Nam... Chúng tôi không nhận thấy dấu hiệu cải thiện nào”. Báo cáo đưa ra một kết luận u tối: “Nếu chiều hướng đang xấu đi này không bị chặn lại vào cuối năm nay, thì vị trí chống Cộng của Nam Việt Nam sẽ không thể đứng vững” [70, tr.129]. Mc Namara ghi lại trong Hồi kí: “Trước những đánh giá ảm đạm trong báo cáo của CIA và những kiến nghị khẩn thiết của các Tham mưu trưởng liên quân, Tổng thống đã yêu cầu bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng soạn thảo một kế hoạch hành động từng bước, kết hợp cả chính trị và quân sự chống lại Bắc Việt Nam.

Cùng với việc đặt kế hoạch này, bộ Ngoại giao đã dự thảo một nghị quyết nhằm tìm kiếm sự phê chuẩn của Quốc hội trong việc mở rộng các hoạt động quân sự của Mĩ tại Đông Dương.

Đây chính là cội nguồn của cái mà sau này trở thành Nghị quyết về vịnh Bắc bộ” [70, tr.130]. Trong lúc chờ đợi sự việc diễn tiến theo chiều hướng vừa nêu, cố vấn quân sự Mĩ tiếp tục được đưa vào miền Nam. Cho đến cuối năm 1964, số cố vấn quân sự Mĩ đã tăng từ 16.300 lên 23.000, và viện trợ kinh tế tăng thêm 50 triệu USD [44, tr.195].

Cùng lúc đó, Washington tìm cách, thông qua con đường ngoại giao, gửi đến Hà Nội thông điệp rằng Hoa Kì đã sẵn sàng tăng cường sức ép quân sự ngày càng mạnh lên VNDCCH nhằm buộc giới lãnh đạo nước này giảm hay từ bỏ vai trò hậu thuẫn cuộc nổi dậy đang lan rộng ở Nam Việt Nam. Nhà ngoại giao được Washington nhờ chuyển đến Hà Nội bức thông điệp là J. Clair Seaborn, thành viên mới của Canada trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế (ICC). Ngày 17.6.1964, khi gặp thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng tại Hà Nội, Seaborn đã đưa ra, tất nhiên là theo yêu cầu của Washington, lời đảm bảo với Hà Nội rằng Hoa Kì hoàn toàn không có ý đồ lật đổ chế độ ở miền Bắc, không tìm cách duy trì một căn cứ hay một vị thế quân sự nào ở miền Nam. Nếu các nhà lãnh đạo VNDCCH tôn trọng các Hiệp định Geneva 1954 và 1962, nghĩa là không đưa quân ra khỏi phạm vi miền Bắc và không phái quân xâm nhập miền Nam, Hoa Kì sẽ cung cấp viện trợ kinh tế cho mọi nước trong vùng, kể cả VNDCCH. Phạm Văn đồng đã trả lời rằng Mĩ phải rút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam, một chế độ trung lập sẽ được thành lập theo chương trình hành động của MTDTGPMNVN. Như vậy, đề nghị của Mĩ không hứa hẹn khả năng thống nhất hai miền Nam và Bắc Việt Nam, dù là trong tương lai xa, trong lúc lập trường của VNDCCH lại nhắm thẳng đến mục tiêu này, và hơn nữa, theo hướng xóa bỏ chế độ VNCH.

Chính trong bối cảnh lập trường của hai bên hoàn toàn đối chọi nhau mà đã diễn ra

“sự kiện vịnh Bắc Bộ”. Cho rằng các tàu chiến của Mĩ đang làm nhiệm vụ tuần phòng trong vịnh Bắc Bộ ở hải phận quốc tế đã bị các tàu chiến của VNDCCH vô cớ tiến công vào các ngày 2 và 4.8.1964, tổng thống Johnson đã ra lệnh cho các máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội VII tấn công vào các căn cứ hải quân và kho nhiên liệu của VNDCCH. Sự việc không dừng lại ở đây. Ngày 7.8.1964, Quốc hội Hoa Kì đã, bằng 88 phiếu thuận, 2 phiếu chống ở Thượng viện và 416 phiếu thuận, không phiếu chống ở Hạ viện, thông qua dự thảo nghị quyết đã được bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao khởi thảo từ cuối tháng 5.1964.

Nghị quyết trao cho tổng thống sự ủng hộ của Quốc hội để “thực hiện mọi biện pháp cần thiết hầu đẩy lui bất kì cuộc tấn công vũ trang nào chống lại quân đội Mĩ và tránh mọi hành động gây hấn mới”. Nghị quyết cũng quy định rằng Hoa Kì “sẵn sàng, theo quyết định của tổng thống, áp dụng mọi bước đi cần thiết, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang, để chi viện cho bất kì thành viên hoặc quốc gia nào có ghi trong nghị định thư của Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á những thứ cần thiết để bảo vệ nền tự do của nước đó” [70, tr.146; 53, tr.152; 37, tr.252].

Phản ứng cứng rắn của Washington có thể được giải thích bằng nỗi ám ảnh gắn liền với học thuyết domino. Tình hình Đông Nam Á vào giữa thập niên 1960 đã để lộ những dấu hiệu đáng lo ngại, theo đánh giá của chính phủ Johnson. Bị thất bại nặng nề trong quá trình thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”, giới lãnh đạo CHND Trung Hoa đã ra sức cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới, mà trước hết là ở Đông Nam Á. Đây không chỉ là mưu toan của Bắc Kinh nhằm hướng các mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt ra bên ngoài, mà còn là nỗ lực tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bắc Kinh đã ngầm hỗ trợ cuộc nổi dậy của một số đảng cộng sản Đông Nam Á chống chính quyền sở tại, cụ thể là Thái Lan, Malaysia và Philippines. Bắc Kinh còn thắt chặt quan hệ với chính phủ Sukarno của Indonesia vốn đang dồn sức xây dựng một mặt trận quốc tế gồm những nước NEFOS, tức những nước dân tộc chủ nghĩa-cựu thuộc địa chống lại những nước OLDEFOS, tức những nước đế quốc chủ nghĩa.

Mối liên kết Bắc Kinh-Jakarta nhận được thiện cảm công khai từ chính phủ Sihanouk của Campuchia vốn đang bất bình với chính phủ VNCH được Hoa Kì tích cực hậu thuẫn. Washington không ngần ngại nhận xét rằng chính phủ Hà Nội đã không bỏ qua cơ hội khai thác các chuyển biến Bắc Kinh-Jakarta vừa nêu trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á để tạo nên trục Bắc Kinh-Hà Nội-Jakarta- Phnompenh choáng Mó.

Tuy được chính bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đánh giá là “một hành động tuyên chiến” [70, tr.136], Nghị quyết không mở màn ngay lập tức sự can thiệp trực tiếp bằng lực lượng bộ binh của Mĩ. Ngày 10.9, tổng thống Johnson đã thông qua NSAM-314 cho phép hải quân tiếp tục các hoạt động tuần phòng trong vịnh Bắc Bộ, các hoạt động quân sự biệt kích phá hoại trên lãnh thổ VNDCCH theo Kế hoạch OPLAN-34-A đã được CIA chỉ đạo từ tháng 2.1964, tiến hành thương lượng với chính phủ Vientiane về các hoạt động hạn chế của quân đội VNCH trên lãnh thổ Lào, và chuẩn bị giáng trả theo cách “ăn miếng trả miếng”, nghĩa là hạn chế, đối với bất kì hành động khiêu khích nào của quân Giải phóng miền Nam hay của VNDCCH chống lại Mĩ nhằm tăng cường tinh thần của VNCH [22, tr. 326]. Mặc dù vậy, cuộc pháo kích bằng đạn súng cối của Quân giải phóng vào sân bay Biên hòa ngày 1.11.1964 làm 4 cố vấn Mĩ thiệt mạng cũng không đưa đến hành động giáng trả bằng không quân xuống miền Bắc [22, tr. 299].

Trong lúc đó, tình hình chính trị của VNCH tiếp tục xấu đi. Sớm bị phân chia thành nhiều phe phái khác nhau sau cuộc đảo chính, giới tướng lĩnh chủ mưu đã lao vào cuộc đấu đá tranh giành quyền lực. Chỉ trong vịng 20 tháng sau cuộc đảo chính, cĩ đến mười chính

phủ thay nhau lên cầm quyền. Hậu quả là chính quyền Sài Gòn sa vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài.

Giải pháp cho vấn đề là các khuyến nghị ném bom trên quy mô lớn xuống lãnh thổ VNDCCH được các giới chức quân sự đưa ra đầu tiên sau biến cố vịnh Bắc Bộ, sau đĩ được một số giới chức dân sự tiếp nhận [70, tr. 166].

Do vẫn chưa sẵn sàng với ý tưởng tăng cường hơn nữa các cam kết của Mĩ ở Nam Việt Nam, Johnson đã tỏ ra không hài lòng với khuyến nghị nêu trên. Ông viết trong bức điện riêng đề ngày 30.12.1964 gửi đại sứ Maxwell Taylor ở Sài Gòn:”Cứ mỗi lần tôi nhận được một khuyến nghị quõn sự, hoù [cỏc tham mưu trưởng liờn quõn] lại đề nghị nộm bom trên quy mô lớn. Tôi chưa hề tin rằng chúng ta sẽ thắng trong cuộc chiến này bằng không quân... Điều cần hơn và có hiệu quả hơn là phải có sức mạnh quân sự đủ mạnh trên mặt đất... Tôi sẵn sàng ủng hộ các nỗ lực của Mĩ theo hướng đó” [70, tr.169]. Như vậy, nếu buộc phải can thiệp trực tiếp vào Nam Việt Nam, thì theo Johnson, chính phủ Mĩ nên sử dụng lực lượng bộ binh.

Đúng một tuần sau, Taylor đã gửi cho Johnson một bản phân tích về tình hình Nam Việt Nam. Ông viết: “Ở Nam Việt Nam này, chúng ta đang phải đối mặt với một tình hình ngày càng xấu đi nghiêm trọng bởi sự xáo động chính trị, sự thiếu trách nhiệm và chia rẽ trong quân đội, sự kém hiệu quả trong các chiến dịch bình định, tình cảm chống Mĩ gia tăng, các cuộc khủng bố của Việt Cộng gia tăng đánh trực tiếp vào người và căn cứ Mĩ cùng với sự nhụt chí, mất tinh thần trên toàn Nam Việt Nam. Nếu tình hình này không thay đổi bằng cách này hay cách khác, thì chúng ta sẽ sớm đối mặt với... việc thành lập một chính quyền thù địch và chính quyền này sẽ yêu cầu chúng ta đi khỏi đây, đồng thời lại tìm kiếm thỏa hiệp với Mặt trận dân tộc giải phóng (chính đảng của Việt cộng) và Hà Nội... Còn rất ít thời gian để tháo ngòi nổ cho tình hình này” [70, tr.169].

Dựa trên báo cáo của Taylor, ngày 27.1.1965, McNamara và cố vấn quốc gia Mc George Bundy gửi Johnson báo cáo, trong đó hai ông này nhấn mạnh: “Bob và tôi tin rằng kế hoạch hành động kém hiệu quả nhất là tiếp tục duy trì vai trò rất thụ động hiện nay mà cuối cùng chỉ dẫn đến thất bại và hãy thoát ra khỏi tình cảnh nhục nhã này.

Chúng tôi thấy có hai giải pháp. Thứ nhất, sử dụng sức mạnh quân sự của chúng ta ở Viễn Đông và buộc cộng sản phải thay đổi chính sách của họ. Thứ hai, triển khai mọi nỗ lực theo hướng đàm phán nhằm cứu lấy những gì ít ỏi nhất có thể bảo vệ được mà không làm tăng thêm các rủi ro quân sự hiện tại của chúng ta. Bob và tôi thiên về phương án thứ nhất, nhưng tôi nghĩ cả hai phương án cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng”. Cả hai nói rõ thêm:

Mấy tháng trước, cả hai chúng tôi đã hoàn toàn ủng hộ quyết định vẫn tiếp tục kiềm chế của Ngài. Chúng tôi nghĩ rằng cần thực hiện mọi nỗ lực để cải thiện các hoạt động trên bộ của chúng ta và hỗ trợ đến mức tối đa giới cầm quyền Nam Việt Nam. Nhưng cả hai chúng tôi tin rằng tất cả những điều này là chưa đủ và đã đến lúc thực hiện những lựa chọn triệt để hơn” [70, tr.171-172].

Như vậy, Johnson càng lúc càng bị các phụ tá thúc ép phải có một hành động quyết

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 150 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w