Ngay sau khi Hội nghị Geneva bế mạc, các giới chức cao cấp Nhà trắng lẫn bộ Ngoại giao Mĩ đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố về phương hướng sắp đến cho chính sách đối ngoại của Mĩ ở Đông Nam Á. Người đầu tiên phát biểu chẳêng ai khác ngoài tổng thống Eisenhower: “Hoa Kì đã không trực tiếp tham gia vào các quyết định mà Hội nghị đã thông qua và không bị các quyết định đó ràng buộc... Hoa Kì đang tích cực tiến hành các cuộc
77 77
78
thảo luận với những nước tự do khác nhằm nhanh chóng đi đến một tổ chức phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á có mục đích ngăn chặn cộng sản tiếp tục hoạt động xâm lăng trực tiếp hoặc gián tiếp trong toàn vùng này” [17, tr.133].
Trong quá trình vận động biến ý tưởng của Eisenhower thành hiện thực, Dulles đã trình bày quan niệm của Hoa Kì về tổ chức phòng thủ tập thể ở Đông Nam Á như sau:
“Chúng tôi không tính kí một hiệp ước an ninh sẽ trở thành một tổ chức theo kiểu Hiệp ước NATO có một cơ cấu thường trực rộng lớn dưới lệnh của những lực lượng địa phương quan trọng và Hoa Kì phải cam kết cung cấp những lực lượng để phòng thủ địa phương. Trái lại, Hoa Kì chủ trương kí một hiệp ước an ninh để làm nản ý chí xâm lược của cộng sản và cho phép Hoa Kì và các nước khác góp phần tăng cường ổn định của các khu vực địa phương, cải thiện hiệu quả của các đơn vị địa phương của quân đội và cảnh sát do đó cải thiện khả năng của các chính phủ địa phương, ngăn chặn sự thâm nhập và hoạt động lật đổ của cộng sản có khả năng xảy ra nhiều hơn là sự xâm lược công khai” [67, tr.249].
Sau khi ý tưởng trên được Anh tích cực ủng hộ, một vấn đề đặt ra là thành phần tham gia. Mĩ và Anh thỏa thuận mời 10 nước, nhưng chỉ có Pháp, Australia, New Zealand, Thái Lan, Philippines và Pakistan nhận lời, còn Ấn Độ, Ceylan, Miến Điện, và Indonesia từ chối. Về các nước Lào, Campuchia và Quốc gia Việt Nam, giữa Anh và Mĩ xuất hiện bất đồng, nên không nước nào được mời.
Ngày 8.9.1954, Hội nghị thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á diễn ra ở Manila đã thông qua Hiệp ước Phòng thủ tập thể Đông Nam Á gồm 11 điều, trong đó có Điều IV là quan trọng nhất.
“1. Các bên thừa nhận rằng hành động xâm lược bằng một cuộc tiến công vũ trang trong vùng lãnh thổ của Hiệp ước chống lại bất cứ thành viên nào của Hiệp ước, hay chống lại bất kì quốc gia hay lãnh thổ nào mà các bên sẽ xác định sau này bằng thỏa thuận chung có thể gây nguy hại đến hòa bình và an ninh của các nước thành viên; trong trường hợp đó, các bên thỏa thuận sẽ hành động chống lại nguy cơ chung vừa nêu theo những tiến trình hợp hiến của các bên. Các biện pháp được thực hiện theo đoạn văn bản này sẽ được báo cáo ngay cho HẹBA LHQ.
2. Nếu, theo ý kiến của bất kì thành viên nào của Hiệp ước, tính bất khả xâm phạm, hay tính toàn vẹn lãnh thổ, hay chủ quyền, hay độc lập chính trị của bất cứ bên nào trong vùng lãnh thổ của Hiệp ước, hay của bất kì quốc gia nào hay lãnh thổ nào mà các nội dung của đoạn 1 của điều khoản này đôi khi áp dụng, bị đe dọa bằng bất kì cách nào khác hơn là một cuộc tiến công vũ trang, hay bị tác động hoặc bị đe dọa bằng bất kì thực tế hay tình huống nào có thể gây nguy hại đến hòa bình trong vùng, các bên sẽ thảo luận ngay để cùng thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo phòng thủ chung.
3. Các bên hiểu rằng không hành động nào trên lãnh thổ của bất kì quốc gia nào được các bên thống nhất chỉ định trong đoạn 1 của điều khoản này, hay trên bất kì lãnh thổ nào được chỉ định như vậy, sẽ được thông qua, trừ phi có lời mời hay sự đồng ý của chính phuû lieân quan”.
78 78
79
Điều VIII của Hiệp ước xác định khái niệm “vùng lãnh thổ của Hiệp ước” là toàn vùng Đông Nam Á, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của các bên châu Á, toàn bộ vùng Tây Nam Thái Bình Dương, trừ vùng Thái Bình Dương ở phía bắc vĩ tuyến 21 độ 30 phút Bắc (nghĩa là trừ Đài Loan và Hongkong). Tuy nhiên, phạm vi lãnh thổ của Hiệp ước có thể thay đổi, nếu các bên cùng thỏa thuận.
Nghị định thư đính kèm hiệp ước SEATO “nhất trí chỉ định các Quốc gia Campuchia, Lào và lãnh thổ tự do trong phạm vi chủ quyền của Quốc gia Việt Nam nằm trong vùng các mục tiêu của Điều IV”.
Hiệp ước Manila gộp cả Bị vong lục của chính phủ Hoa Kì mà nguyên văn như sau:
“Trong khi thực hiện Hiệp ước này, Hợp chúng quốc Hoa Kì hiểu rằng việc Hợp chúng quốc Hoa Kì thừa nhận tác động của một cuộc xâm lăng và tấn công vũ trang và thỏa thuận của mình theo mục 1, điều IV chỉ áp dụng cho những cuộc xâm lăng của cộng sản, nhưng cũng khẳng định rằng trong trường hợp có cuộc xâm lăng hay tấn công vũ trang khác, Hiệp chúng quốc Hoa Kì sẽ tham khảo theo những quy định trong mục 2, điều IV”.
* * *
Diễn biến của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất cho thấy mức độ can thiệp ngày càng sâu của Trung Quốc và Hoa Kì vào Đông Nam Á qua sự giúp đỡ không nhỏ mà Bắc Kinh và Washington lần lượt dành cho VNDCCH và Quốc gia Liên kết Việt Nam (thông qua Pháp) . Do vậy, các hiệp định Geneva , kết quả của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất , nhất là bản văn liên quan đến Việt Nam , phản ánh quan điểm và quyền lợi của các cường quốc ngoài vùng và tình hình so sánh lực lượng giữa các nước này , hơn là nguyện vọng của người dân Đông Dương , đặc biệt là dân Việt Nam , cụ thể là chúng mang lại sự hài lòng cho :
- giới lãnh đạo Liên Xô vốn đang đi tìm một mối quan hệ hoà hoãn với phương Tây hầu có thể tập trung vào công cuộc cải cách trong nước ;
- nhà cầm quyền Bắc Kinh vốn đang tìm cách chặn đứng viễn cảnh can thiệp trực tiếp của Hoa Kì vào bán đảo Đông Dương , sau khi đã thành công với một động thái tương tự trên bán đảo Triều Tiên một năm trước đó;
- cho Pháp đang tìm cách rút lui khỏi Đông Dương , đồng thời cố cứu vãn những quyền lợi nào còn có thể được trên bán đảo này.
Hiệp định Geneva đồng thời không làm hài lòng :
- Hoa Kì vốn đã sớm bộc lộ thái độ nghi ngại về một giải pháp đàm phán cho cuộc chiến ở Đông Dương ngay trong tháng 8.1953. Thái độ này được chính phủ Eisenhower thể hiện thành những động thái cụ thể và quyết liệt tại hội nghị Geneva (bộ trưởng Ngoại giao F. Dulles chỉ có mặt ở phiên khai mạc và ngay sau khi hội nghị kết thúc) bằng nỗ lực thành lập vào ngày 8.9.1954 một tổ chức
79 79
80
quân sự trong vùng Đông Nam Á có tên gọi là tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) mô phỏng theo NATO;
- Các nhà lãnh đạo VNDCCH vốn luôn tha thiết với sự nghiệp đập tan ách thống trị của thực dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước ;
- Những người đứng đầu Quốc gia Liên kết Việt Nam kiên quyết chống lại chủ trương xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa của những nhà lãnh đạo VNDCCH ; Không được người Việt Nam ở cả hai bờ sông Bến Hải hoan nghênh, Hiệp định Geneva khó được đón nhận như một giải pháp lâu dài cho Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất, ít ra là cho đất nước Việt Nam.
CHệễNG III