I. CHIEÁN TRANH TRIEÀU TIEÂN (6.1950 – 7.1953)
2. Diễn biến và sự quốc tế hóa cuộc chiến tranh Triều Tiên
Bình minh ngày chủ nhật 25.6.1950, các đơn vị Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã vượt vĩ tuyến 38 tràn xuống phía nam, mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1953, với sự tham dự của hai bên Triều Tiên cùng quân đội Hoa Kì và Chí nguyện quân Trung Quốc.
Ngay từ đầu, Bắc Triều Tiên đã dốc gần như toàn lực: 4 sư đoàn quân đội và 3 lữ đoàn cảnh sát[25, tr.13], được trang bị nhiều loại vũ khí nặng như xe tăng, đại bác và cả máy bay, trong lúc quân đội của Nam Triều Tiên chỉ vào khoảng 6 vạn, được sự huấn luyện của 500 cố vấn Mĩ, nhưng chỉ được trang bị các loại vũ khí nhẹ mang tính chất phòng thủ.
Chỉ 24 giờ sau khi cuộc chiến bùng nổ, xe tăng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã xuất hiện ở ngoại ô Seoul.
Ngay trong ngày Bắc Triều Tiên khởi sự cuộc chiến, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) đã được triệu tập khẩn cấp theo yêu cầu của Mĩ và, bằng 9 phiếu thuận, 0 chống, 1 trắng (Nam Tư) đã yêu cầu Bình Nhưỡng rút hết quân về bên kia vĩ tuyến 38.
161(27) Quốc hội cũng có cách nhìn không khác Chính phủ. Ngày 2.5.1950, Thượng nghị sĩ Tom Connally − Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện − đã nói ông e rằng Nam Triều Tiên có thể sẽ bị bỏ mặc. Ông nghĩ rằng Cộng sản sẽ xâm chiếm Triều Tiên, một khi họ đã chuẩn bị xong. Connally còn tuyên bố rằng Triều Tiên thực ra “không quá đỗi quan trọng. Chúng tôi đã được điều trần rằng Nhật, Okinawa và Philippines tạo thành một chuỗi phòng thủ cực kì cần thiết”[3,tr.117]. Được tường thuật rộng rãi ở Hoa Kì và Nhật, nhận xét của T. Connally đã gây sửng sốt trong giới chức quân sự Hoa Kì đóng tại Tokyo, dù trước đó hơn một năm, trong cuộc phỏng vấn ngày 1.3.1949, tướng MacArthur – người phụ trách SCAP – cũng đã nêu lên quan điểm tương tự[Dẫn lại theo 29, tr.206].
162() Xem chi tiết trong Lê Phụng Hoàng. Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong Chiến tranh Lạnh (1949 – 1991), Tủ sách Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005.
Tiếp đó, ngày 27.6, HĐBA bằng 7 thuận, 1 chống (Nam Tư), 2 trắng (Ấn Độ và Ai Cập) lại thông qua một nghị quyết khác kêu gọi các thành viên của LHQ “mang đến cho Cộng hòa Triều Tiên tất cả sự giúp đỡ cần thiết để đẩy lui những kẻ tiến công” [25, tr.20]. Việc đại biểu Liên Xô vắng mặt trong các cuộc thảo luận ở HĐBA từ ngày 10.1 kèm với lời tuyên bố chỉ tham gia trở lại “khi nào đại biểu của phe nhóm QDĐ bị gạt khỏi cơ quan này”[17, tr.133] đã tạo thuận lợi cho Mĩ trực tiếp can thiệp vào Triều Tiên dưới danh nghĩa Liên Hieọp Quoỏc(163).
Trước đó, ngày 25.6, Truman đã cho triệu tập một cuộc họp những người cộng sự.
Ông đã thống nhất ý kiến với tướng O.Bradley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân rằng Liên Xô “chưa chuẩn bị gây chiến, nhưng rõ ràng là muốn thử thách Hoa Kì ở Triều Tiên. Vậy đã đến lúc lên tiếng báo nguy” [56, tr.381].
Truman đã so sánh cuộc tiến công của Bắc Triều Tiên giống như cuộc tiến công của Nhật ở Mãn Châu, chiến tranh xâm lược của Mussolini ở Ethiopia và những hoạt động gây chiến của Hitler ở châu Âu trong những năm 30. Truman cho rằng nếu Hoa Kì không bảo vệ nổi một quốc gia được độc lập nhờ sự bảo trợ của mình, thì nhân dân ở những nước lân cận với Liên Xô, không chỉ ở châu Á mà cả ở châu Âu, Trung Đông và những nơi khác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực[56, tr.378 – 379].
Ngay sau đó, Truman đã ra lệnh cung cấp cho Chính phủ Seoul tất cả mọi vũ khí mà chính phủ này cần và cho phép tướng MacArthur được dùng biện pháp quân sự để chuyển giao chúng và di tản các kiều dân Mĩ khỏi Triều Tiên. Ông giao cho các bộ trưởng “chuẩn bị những mệnh lệnh cần thiết cho việc sẵn sàng sử dụng các đơn vị lính Mĩ”. Ngày hôm sau, tình hình diễn biến mau lẹ trên mặt trận quân sự đã khiến ông tin rằng “Cộng hòa Triều Tiên cần được sự giúp đỡ tức thời để tránh một thất bại hoàn toàn”, mà vốn sẽ uy hiếp Nhật, Đài Loan và căn cứ Okinawa. Cho rằng đây là “sự diễn tập trên quy mô lớn” cuộc phong tỏa Berlin, ông điện cho MacArthur để ông này dùng các lực lượng hải quân và không quân yểm trợ cho quân đội Nam Triều Tiên, nhưng không được vượt quá vĩ tuyến 38. Đồng thời, ông quyết định: đưa Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan để ngăn chặn bất kì một cuộc đụng độ nào khác có thể có giữa Đài Loan và Trung Quốc, mà sẽ khiến Bắc Kinh nhập cuộc; tăng cường giúp đỡ người Pháp ở Đông Dương...
Rõ ràng là Truman vẫn tiếp tục tuân thủ chính sách “chặn đứng”: nếu cần thiết, sẽ viện đến bạo lực để bảo vệ nguyên trạng, nhưng lại tránh thay đổi nó bằng quân sự. Những quyết định vừa kể đã được chính thức công bố vào ngày 27.6 [56, tr.385]. Truman cũng tuyên bố: “Cuộc tiến công vào Triều Tiên đã khiến cho người ta không còn hồ nghi gì nữa việc cộng sản đã vượt qua việc sử dụng lật đổ để chinh phục các quốc gia độc lập và giờ đây đang sử dụng xâm lược vũ trang và chiến tranh...” [56, tr.385].
Ngày 29.6, trước tình hình ngày càng tồi tệ của Nam Triều Tiên (ngày 28.6, quân đội Bắc Triều Tiên đã chiếm Seoul), Truman quyết định đưa 2 sư đoàn bộ binh đang đóng tại Nhật sang tham chiến ở Nam Triều Tiên. Ngày 30.6, ông chấp thuận đề nghị của
163() Mãi đến ngày 1.8.1950, đại biểu Liên Xô mới có mặt trở lại ở HĐBA LHQ.
MacArthur về việc dùng lực lượng bộ binh Mĩ ở Triều Tiên. Ngày 4.7, HĐBA LHQ ra nghị quyết thành lập bộ chỉ huy của LHQ ở Triều Tiên và bổ nhiệm MacArthur cầm đầu bộ chỉ huy này, cho phép quân Mĩ và 15 nước khác(164) được chiến đấu dưới ngọn cờ của LHQ.
Ngày 15.9, trong lúc quân đội Bắc Triều Tiên đã kiểm soát hầu hết miền Nam, kể cả Seoul, trừ mỗi cảng Pusan nằm ở tận Đông Nam còn kháng cự, quân đội Mĩ bất thần đổ bộ lên bãi biển Inchon (Nhân Xuyên) và khởi sự phản công mãnh liệt. Quân đội Bắc Triều Tiên bị đẩy lui mau chóng. Ngày 25.9, quân Mĩ chiếm lại Seoul và ngày 1.10, đã tiến đến sát vĩ tuyến 38. Lúc này, quân đội Bắc Triều Tiên đã rơi vào tình trạng bị bao vây hoàn toàn. Vài ngày trước đó, ngày 28.9, bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên đã nhận định quân đội Bắc Triều Tiên không còn đủ sức ngăn quân đối phương vượt vĩ tuyến 38 và đã gởi thư yêu cầu Liên Xô và Trung Quốc lập tức viện trợ quân sự.
Ngày 1.10, sau khi nhận được thư vừa kể, Stalin đã gởi điện cho Mao Trạch Đông:
“Nếu đồng chí cho rằng trong trường hợp khẩn cấp có thể cho bộ đội sang giúp Triều Tiên thì nên phái sang ngay ít nhất 5-6 sư đoàn đến vĩ tuyến 38 để Bắc Triều Tiên có thể dưới sự yểm hộ của các đồng chí, tổ chức chiến đấu ở phía Bắc vĩ tuyến 38. Có thể coi quân đội Trung Quốc là quân tình nguyện, dĩ nhiên do người Trung Quốc chỉ huy”[4, 5.8.1999, tr.19].
Trả lời ý kiến của Mao Trạch Đông về khả năng chiến tranh Trung-Mĩ sẽ kéo Liên Xô vào cuộc và tình hình sẽ “trở nên vô cùng nghiêm trọng”, Stalin viết: “Chúng ta sợ điều đó ư?
Theo tôi, không nên sợ, vì chúng ta hợp sức lại sẽ mạnh hơn Mĩ và Anh; các nước tư bản châu Âu mà không có nước Đức (hiện Đức không thể giúp gì cho Mĩ) thì chẳng phải là lực lượng quan trọng”[4, 5.8.1999, tr.19]. Ngày 7.10, Stalin gởi cho Mao Trạch Đông một bức điện khác: “Nếu chiến tranh là không thể tránh khỏi, thì nên phát động nó ngay bây giờ”.
Ông đồng thời hứa sẽ yểm trợ quân tình nguyện Trung Quốc bằng không quân [49, 14.7.1997, tr.30].
Trước đó, ngay từ những ngày đầu tháng 8 một số viên chức cao cấp trong Chính phủ Mĩ (tướng MacArthur, đại sứ Mĩ tại LHQ, Dean Acheson, Dean Rusk (Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách vùng Viễn Đông...) đã tính đến khả năng vượt vĩ tuyến 38. Ngày 11.9, HĐANQG Hoa Kì ra Chỉ thị 81 khuyến cáo MacArthur “chuẩn bị kế hoạch chiếm đóng Bắc Triều Tiên”, nhưng không được tiến hành những cuộc hành quân trên bộ trong trường hợp có sự xâm nhập của các đơn vị quân đội Liên Xô hay Trung Quốc[56, tr.410]. Ngày 30.9, Hoa Kì cùng một số nước khác trình ĐHĐ LHQ dự thảo nghị quyết nhắc lại mục tiêu của LHQ là thống nhất Triều Tiên và tiến hành những cuộc bầu cử nhằm thiết lập một “chính phủ thống nhất, độc lập và dân chủ” cho toàn Triều Tiên. Dự thảo yêu cầu ĐHĐ “có mọi biện pháp thích đáng để đảm bảo tình trạng ổn định trên khắp nước Triều Tiên” [25, tr.24].
Nội dung này mặc nhiên cho phép quân Mĩ vượt vĩ tuyến 38. Ngày 7.10.1950, nghị quyết này đã được ĐHĐ LHQ thông qua với 47 phiếu thuận, 5 chống, 7 trắng. Ngay ngày hôm sau, quân đội Hoa Kì vượt vĩ tuyến 38.
164(30) Đó là các nước: Anh, Pháp, Australia, New Zealand, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Hy Lạp, Thổ, Canada, Colombia, Ethiopia, Nam Phi, Thái Lan và Philippines. Tỉ lệ của quân đội Mĩ trong lực lượng LHQ chiến đấu ở Triều Tiên là 50,32% bộ binh, 85,89% hải quân và 93,38% không quân [27, tr.287].
Trước khi nghị quyết trên được thông qua, ngày 2.10, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai, thông qua đại sứ Ấn Panikkar tại Trung Quốc, báo cho LHQ biết rằng nếu những lực lượng của tổ chức này, ngoại trừ quân Nam Triều Tiên, xâm nhập Bắc Triều Tiên, chính phủ của ông sẽ đưa quân vào đây (165) [53, tr.109 – 110].
Không thay đổi Chỉ thị ngày 11.9 gởi MacArthur, ngày 9.10 Truman đã bổ sung nó bằng một bức thư đềâ nghị ông này, “trong trường hợp các đơn vị Trung Quốc quan trọng được sử dụng, công khai hay lén lút, không có sự báo trước, ở bất cứ nơi nào trên đất Triều Tiên”, vẫn tiếp tục hoạt động, chừng nào những lực lượng dưới quyền mình “vẫn còn cơ may chiến đấu thắng lợi”. Tuy nhiên, MacArthur đồng thời cũng nhận được chỉ thị không được có bất kì hành động gì xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc mà không có sự đồng ý trước cuûa Washington(30).
Giữa tháng 10, ngay trong lúc MacArthur cho rằng thắng lợi đang gần kề, rằng Chính phủ Trung Hoa biết họ sẽ thảm bại nếu can thiệp, vì lẽ đó họ sẽ không làm như vậy, rằng mọi kháng cự quân sự của quân Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt vào ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day), tức vào ngày thứ năm đầu tiên của tháng 11, thì các đơn vị Trung Quốc bắt đầu bí mật xâm nhập lãnh thổ Triều Tiên. Ngày 16.10, quân đội Trung Quốc vượt qua sông Áp Lục (Yalu). Cho rằng đây là “một trong những hành động hoàn toàn trái ngược với công pháp quốc tế”, ngày 6.11, MacArthur ra lệnh cho 90 pháo đài bay B-29 chuẩn bị tiến công các cầu bắc qua sông Áp Lục. Nhưng bộ trưởng Quốc phòng G.
Marshall đã ngăn cấm cuộc hành quân này, chỉ ba giờ trước khi nó khởi sự. Hai ngày sau, phi cơ Mĩ được phép hoạt động, nhưng với một điều kiện rõ ràng là chỉ được đánh phá phần bờ sông thuộc lãnh thổ Triều Tiên, ngoài ra không được phép đụng đến các đập thủy điện cung cấp điện cho Mãn Châu. MacArthur đã lên tiếng phản đối điều kiện ràng buộc vừa kể, vì theo ông, nó đã gây trở ngại to lớn cho hoạt động của lực lượng dưới quyền ông, và nhất là đã tạo khu an toàn cho kẻ địch ngay sát cạnh chiến trường. Ông đòi phải “mau chóng có các biện pháp sửa chữa tình hình này”. Nhưng Truman đã cương quyết khước từ vì không muốn xung đột ở Triều Tiên lan rộng thành chiến tranh thế giới. Ông cũng nhận được một số tin tình báo cho rằng giới lãnh đạo Liên Xô đang mong muốn Mĩ can thiệp càng sâu càng tốt vào châu Á để họ rảnh tay hành động ở châu Âu. Còn người Anh và người Pháp cũng không muốn cuộc chiến ở đây lan rộng, vì lo ngại các tác động của viễn cảnh này đến những cam kết của Mĩ đối với họ.
Trong bối cảnh trên, Washington đã quyết định chọn con đường của một cuộc chiến tranh giới hạn. Dean Acheson và Dean Rusk đã liên tiếp lên tiếng trấn an giới lãnh đạo Bắc Kinh về số phận các đập thủy điện trên sông Áp Lục, và nhắc lại với MacArthur lệnh cấm xâm phạm Mãn Châu. Bên cạnh đó, họ lại cho phép ông này phát động một cuộc tiến công mới nhằm xác định, theo lời Truman, “quy mô, phương hướng và mục đích hoạt động
165 (31) Mãi đến ngày 13-10, sau cuộc gặp gỡ giữa Stalin với Chu Ân Lai và Lâm Bưu tại biển Đen, Trung
Quốc vẫn chưa quyết định dứt khoát về việc tham chiến. Stalin đã phải khuyên Kim Nhật Thành rút toàn bộ lực lượng còn lại sang lãnh thổ Trung Quốc và Liên Xô. Cùng ngày, đại diện Liên Xô tại LHQ kêu gọi Mĩ từ bỏ chính sách “cứng rắn”, khôi phục quan hệ hợp tác với Liên Xô như trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai [4, 5.8.1999, tr.19].
của Trung Quốc”. Nhưng ngày 3.12, Hoa Kì đã buộc phải lùi bước trước những cuộc tiến công ồ ạt của quân đội Trung Quốc. MacArthur đã phải lên tiếng báo động rằng lực lượng của ông đang phải đương đầu với “cả nước Trung Hoa”, và nếu không có ngay một hành động quyết liệt, sẽ không còn một cơ may nào thắng lợi cả. Ngày 26.12, quân đội Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38 và chiếm Seoul ngày 4.1.1951.
Trước đó, ngày 29.12 Hội đồng Tham mưu liên quân Hoa Kì điện báo cho tướng MacArthur rằng người Trung Hoa đủ sức, nếu họ muốn, đánh đuổi lực lượng LHQ ra khỏi Triều Tiên, và lệnh cho ông này “bắt đầu di tản về Nhật nếu lực lượng của ông bị đẩy đến bờ sông Kum”[25, tr.31].
Để tránh một thảm họa như trên, MacArthur đề nghị những biện pháp, mà mãi sau khi ông chết mới được công bố trên báo: “Ném từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống các căn cứ không quân và trọng điểm khác ở Mãn Châu, đổ bộ lên hai địa điểm thuộc biên giới Trung − Triều một lực lượng đông 50 vạn quân Đài Loan cùng với 2 sư đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ, và sau khi Trung Quốc bị đánh bại, thiết lập một phòng tuyến bằng chất cobalt phóng xạ dọc theo sông Áp Lục”[Dẫn lại theo 25, tr.31]. Tất nhiên, những đề nghị này đều bị gạt bỏ. Trước đó, ngày 4.12, Truman đã lên tiếng trấn an thủ tướng Anh về khả năng sử dụng bom nguyên tử trong cuộc chiến Triều Tiên. Truman đã công khai bày tỏ hi vọng rằng “tình hình sẽ không bao giờ đòi hỏi phải dùng đến bom nguyên tử” [56, tr.469].
Từ ngày 25.1 đến ngày 31.3.1951, lực lượng LHQ đã phản công đẩy mặt trận trở về quanh vĩ tuyến 38. Từ đó cho đến khi cuộc chiến chấm dứt, đường ranh mặt trận giữa hai bên đã ổn định ở khu vực này.
Đầu tháng 4, các cố vấn của Truman đã đi đến kết luận rằng nên tiến hành thương thảo trên cơ sở quay về nguyên trạng ban đầu. Dự thảo tuyên bố của tổng thống về vấn đề này cho rằng sau khi kẻ xâm lược đã bị đẩy lùi, cần tính đến chuyện vãn hồi hòa bình;
trong chuyện này, cần tạo ra một “cơ sở được xem là chấp nhận được đối với tất cả những nước nào thành tâm muốn hòa bình”. Ở đây, một lần nữa, hồi sinh quan điểm của giới lãnh đạo Mĩ, vốn đã từng xuất hiện trong những năm nội chiến ở Trung Quốc, đó là không để bị lôi cuốn vào một cuộc chiến trên lục địa châu Á, mà trước hết là ở Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, tướng O. Bradley, đã đúc kết quan điểm vừa kể thành một công thức nổi tiếng sau: một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, theo ông, sẽ là “một cuộc chiến tranh khó khăn ở một chốn khó khăn, diễn ra vào một thời điểm khó khăn, và chống lại một kẻ thù khó khăn” [40, tr.691].
Nhưng không phải ai cũng đồng tình với quan điểm trên. Người lên tiếng phản đối mạnh mẽ hóa ra không phải ai khác mà chính là tướng MacArthur, tư lệnh lực lượng LHQ (và cũng là của Mĩ) ở mặt trận Triều Tiên. Ngày 20.3, trong thư gởi tổng thống Truman, ông lên tiếng cáo giác những người mà theo ông đã không hiểu rằng chính ở châu Á “cộng sản quyết định dốc toàn lực để chinh phục thế giới”. Ông nói rằng “không có gì có thể thay thế được chiến thắng”[56, tr.505]. Do bất đồng quan điểm, ngày 11.4, Truman đã quyết định thay MacArthur bằng tướng Matthew Ridgway.
Ngày 19.5, tờ Pravda đã đăng lại một cách trang trọng đề nghị của thượng nghị sĩ Mĩ Johnson về việc ngừng bắn vào ngày 25.6 và quân đội hai bên rút về hai bên vĩ tuyến 38.
Ngày 7.6, Acheson ra tuyên bố rằng một cuộc ngừng bắn như vậy sẽ đáp ứng được quyền lợi của các bên. Ngày 22.6, đại diện Liên Xô tại LHQ chính thức đề nghị các bên tham chiến thương lượng đình chiến không kèm theo một điều kiện tiên quyết nào khác.
c. Cuộc đàm phán đình chiến Bàn Môn Điếm
Cuối cùng ngày 10.7.1951, dù chưa đạt được một thỏa thuận nào về ngừng bắn, đại diện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hợp Chúng Quốc châu Mĩ và Hàn Quốc vẫn gặp nhau ở Kaesong. Từ ngày 10.10.1951, cuộc đàm phán được dời về được dời về Bàn Môn Điếm (Panmunjon) nằm bên vĩ tuyến 38.
Cuộc đàm phán diễn ra rất khó khăn và chậm chạp. Ngày 27.11.1951, các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn dọc theo đường mặt trận lúc đó (so với vĩ tuyến 38, đường phân ranh mặt trận này có lợi cho phía Hàn Quốc hơn đôi chút). Sau đó, đặc biệt là từ tháng 5.1952, trở ngại duy nhất còn ngăn cản các bên đi đến một hiệp định đình chiến là vấn đề tuứ binh.
Dựa vào Thỏa ước Genève năm 1949 về vấn đề tù binh quy định rằng tất cả tù binh phải được trả về tổ quốc (trừ những người đang bị điều tra hình sự hay đang thọ án hình sự) ngay sau khi các bên tham chiến thỏa thuận chấm dứt các hoạt động quân sự, phía Bắc Triều Tiên và Trung Quốc đã đề nghị trao trả tù binh (đầu tiên là những người bị thương tật hay đang bị bệnh) ngay sau khi hiệp định đình chiến được kí. Phía Mĩ và Nam Triều Tiên đề nghị trao đổi tù binh theo phương thức
“một đổi một”. Nếu đề nghị này được chấp nhận, Hoa Kì sẽ có thể giữ lại gần 12 vạn tù binh Bắc Triều Tiên và Trung Quốc [24a, tr.150]. Ngoài ra, dựa vào các lí do “nhân đạo" và "nhân quyền”, phái đoàn Hoa Kì còn đòi áp dụng nguyên tắc “hồi hương tự nguyện”, nghĩa là các tù binh sẽ được phép xét định cư ở một nước khác (kể cả nước đang lâm chiến), nếu họ muốn.
Không được Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đồng ý, ngày 8.10.1952, Bộ chỉ huy lực lượng LHQ quyết định đình chỉ vô thời hạn cuộc đàm phán và suy tính một cuộc tiến công trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, hầu hết các tướng lãnh Hoa Kì đều hồ nghi về cơ may của một chiến thắng có ý nghĩa, trừ khi lực lượng LHQ được tăng viện bằng một quân số đáng kể rút từ lực lượng Mĩ đang trú đóng ở nhiều nơi trên thế giới. Viễn cảnh này đã khiến Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kì chùn bước.
Tháng 12.1952, tổng thống Hoa Kì vừa đắc cử D. Eisenhower đang ở thăm Nam Triều Tiên đã tuyên bố rõ rằng ông ủng hộ đề nghị ngưng bắn tại chỗ. Và có thể là để gây áp lực lên đối phương, Eisenhower đã nhiều lần kín đáo ám chỉ rằng nếu cuộc đàm phán không đạt được tiến bộ rõ rệt, Hoa Kì có thể sẽ dùng vũ khí hạt nhân và mở rộng cuộc chiến ra khỏi bán đảo Triều Tiên [20, tr.204]. Ngày 22.2.1953, Bộ chỉ huy lực lượng LHQ đề nghị trao đổi các tù binh bị thương và bị bệnh. Đánh giá đây là một sáng kiến tích cực, ngày 28.3, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trả lời đồng ý và bày tỏ mong muốn nối lại đàm phán. Ngày 30 tháng 3, Bắc Kinh và Pyongyang ra tuyên bố chấp nhận đề nghị của Ấn Độ được đưa ra năm 1952 là giao tù binh “không chịu trở về nước” cho một nước trung lập.