Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 286 - 289)

Đến đây, toàn bộ nội dung và các khuyến cáo của P-5 đã được SNC tiếp thu đầy đủ.

Như vậy, trở ngại cuối cùng đã được giải quyết trước khi Hội nghị quốc tế về Campuchia vòng hai được khai mạc lúc 3.30 chiều 23.10.1991 tại Paris. Thành phần tham dự không khác so với vòng một, duy chỉ có đại diện Campuchia không còn là phái đoàn 4 bên, mà là đoàn đại biểu SNC do Sihanouk cầm đầu. Lúc 19 giờ cùng ngày, Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia đã được kí. Hiệp định bao gồm các vaờn kieọn chớnh sau:

- Định ước cuối cùng của Hội nghị Paris về Campuchia.

- Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia.

- Hiệp định liên quan đến chủ quyền, độc lập, toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ, trung lập và thống nhất dân tộc Campuchia

- Tuyên bố về phục hồi và tái thiết Campuchia.

Các văn kiện trên là sự thể hiện chi tiết Văn kiện khung về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia” đã đươc P-5 thông qua ngày 28.8.1990.

Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia có nội dung chớnh nhử sau:

- Những sắp xếp trong thời kì quá độ ( nghĩa là từ khi Hiệp định có hiệu lực đến khi Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp và chuyển thành Quốc hội lập pháp và lập ra một chính phủ mới:

+ Cơ quan quyền lực quá độ của LHQ ở Campuchia (UNTAC) có nhiệm vụ thiết lập sự kiểm soát cần thiết đối với hoạt động của các ngành ngoại giao, quốc phòng, tài chính, an ninh công cộng và thông tin hầu đảm bảo tính trung lập của chúng.UNTAC cũng có nhiệm vụ giám sát hoạt động triệt thoái khỏi và không đưa trở lại lãnh thổ Campuchia các cố vấn, nhân viên quân sự nước ngoài cùng các khí tài quân sự, sau khi Hiệp định có hiệu lực.

+ Hội đồng dân tộc tối cao (SNC) được xem là "cơ quan hợp pháp duy nhất và là

nguồn quyền lực thể hiện chủ quyền, độc lập và thống nhất của Campuchia trong suốt thời kì quá độ", là người đại diện cho Campuchia ở LHQ và các cơ quan chuyên môn của tổ chức này. Tuy nhiên, SNC lại không trực tiếp thực thi quyền lực trên lãnh thổ Campuchia, mà ủy thác cho UNTAC, kể cả các quyền liên quan đến việc giám sát hoạt động giải giáp các phe phái xung đột trong nước, tổ chức và giám sát cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến, soạn thảo hiến pháp và lập chính phủ mới.

- Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, hoat động cung cấp viện trợ quân sự từ bên ngoài cho các bên Campuchia phải lập tức chấm dứt. Các lực lượng nước ngoài phải rút khỏi Campuchia toàn bộ cố vấn quân sự cùng các loại trang thiết bị quân sự. Các phe phái ở Campuchia phải tập trung quân ở các vùng tập kết dưới sự giám sát của UNTAC.

- Tất cả các bên kí kết cam kết tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử.

- - Nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân Campuchia phải được thực hiện và được tôn trọng.

-

- - Tất cả các bên kí kết cam kết công nhận và tôn trọng chủ quyền,độc lập, tính toàn vẹn và tính bất khả xâm phạm về lãnh thổ, nền trung lập và thống nhất dân tộc của Campuchia.

Từ ngày 5 đến ngày 10.11.1991, tức chỉ khoảng nửa tháng sau khi Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia được kí kết, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và chủ tịch HĐBT Việt Nam Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ sang thăm Trung Quốc. ngày 10.11. Hai bên ra Tuyên bố chung về bình thường hoá quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Dù vấp phải nhiều khó khăn và bất chấp thái độ không hợp tác của lực lượng Khmer Đỏ(130), Hiệp định nhìn chung đãû được các bên tuân thủ nghiêm túc và thực hiện đầy đủ.

Cuộc tổng tuyển cử bầu Quộc hội diễn ra trong các ngày từ 23 đến 28.5.1993 đã cho ra kết quả sau:

ĐẢNG SỐ PHIẾU (%) SỐ GHẾ

FUNCINPEC (131)

PPC (132) 45,47

38,22 58

51

130() Ngày 8.7.1992, Khmer Đỏ từ chối thực hiện kế hoạch giải giáp 70% lực lượng quân sự của các bên Campuchia , dưới sự giám sát của UNTAC.

131() Mặt trận Đoàn kết quốc gia vì một Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (Front Uni National pour un Cambodge Indépendant, Neutre, Pacifique et Coopératif) do Hoàng thân Norodom Ranariddh thành lập và lãnh đạo.

132()Đảng Nhân dân Campuchia (Parti du Peuple Cambodgien, tức đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, được đổi tên từ tháng 11.1991) do Hun Sen và Chea Sin lãnh đạo.

PDLB (133)

MOULINAKA (134)

3,81 1,37

10 01

Ngày 3.6, FUNCINPEC và PPC thỏa thuận thành lập một chính phủ dân tộc lâm thời do Norodom Sihanouk làm chủ tịch, Norodom Ranariddh và Hun Sen làm các phó chuû tòch.

Ngày 14.6, Quốc hội lập hiến phục hồi cương vị quốc trưởng cho Norodom Sihanouk như trước cuộc đảo chính năm 1970.

Ngày 21.9, Quốc hội thông qua Hiến pháp tái lập chế độ quân chủ. Ba ngày sau, Sihanouk được tôn vinh làm vua.

Ngày 29.10, Quốc hội phê chuẩn chính phủ mới của Vương quốc: Norodom Ranariddh – thủ tướng thứ nhất, Hun Sen – thủ tướng thứ hai.

Ngày 15.11.1993, UNTAC kết thúc nhiệm vụ ở Campuchia.

Sau khi Pol Pot qua đời vì bạo bệnh ở căn cứ Pailin (4.1998), lực lượng Khmer Đỏ mau chóng rơi vào tan rã.

*

* *

Qúa tự tin vào thế và lực ra đời từ thắng lợi năm 1975 vốn được đánh giá là “vĩ đại nhất trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước kéo dài 4.000 năm” , những nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã không thể lường trước mọi rắc rối về ngoại giao cực kì khó gỡ và mọi hậu quả khủng khiếp khó có thể khắc phục phát sinh từ quyết định đưa vào lãnh thổ Campuchia và duy trì ở đó trong một quãng thời gian quá dài một lực lượng quân sự không nhỏ.

Đã vậy, trong quá trình giải quyết vấn đề Campuchia , các nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam đã nuôi nhiều ảo tưởng về vai trò CHND Trung Hoa, kể cả sau khi nước này dùng vũ lực chiếm một số đảo trong quần đảo Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát , mà không tính đến một cách đúng mức và kịp thời vai trò của hai lực lượng chống Việt Nam còn lại : ASEAN và Hoa Kì.

Sự nhận thức có phần lệch lạc của Việt Nam về bản chất của chính sách đối ngoại mà Trung Quốc đã và đang theo đuổi trong quan hệ quốc tế toàn cầu nói chung, trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á nói riêng bắt nguồn từ nếp tư duy giáo điều về các nước XHCN, từ những kinh nghiệm cay đắng mà Việt Nam đã thu hoạch trong quan hệ với các nước Âu-

133() Đảng Dân chủ, Tự do Phật giáo (Parti Démocratique, Libéral et Bouddhiste) do Son Sann lãnh đạo.

134() Phong trào Giải phóng dân tộc Campuchia (Mouvement de Libération Nationale de Kampuchea)

Mĩ, từ môi trường ngoại giao bó hẹp mà Việt Nam bị giam hãm trong đó suốt từ ngày tuyên bố độc lập (1945) cho đến lúc vấn đề Campuchia được giải quyết (1991).

Tóm lại, cuộc chiến can thiệp của Hoa Kì ở Việt Nam và tình trạng sa lầy trong một quãng thời gian dài của Việt Nam đã lần lượt làm suy yếu vị thế của cả Hoa Kì lẫn Việt Nam ở Đông Nam Á . Hai lực lượng mà căn cứ vào các quyền lợi địa-chính trị và dân tộc lẽ ra nên thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hầu ngăn chặn chính sách bành trướng truyền thoỏng cuỷa Trung Quoỏc trong vuứng.

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 286 - 289)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w