IV. QUAN HỆ TRUNG - NHẬT VÀ QUAN HỆ NHẬT - XÔ
2. Quan hệ Nhật – Xô
a. Quan điểm của Liên Xô về vấn đề chiếm đóng và kí hòa ước với Nhật
Không như trong trường hợp của nước Đức Quốc xã, vị thế của Liên Xô trong các cuộc vận động ngoại giao giải quyết số phận nước Nhật bại trận tỏ ra kém hơn nhiều.
Không giành được quyền cùng chiếm đóng lãnh thổ Nhật với Hoa Kì, Liên Xô chọn phương án bám chặt vào các nguyên tắc cơ bản đã được vạch ra trong các bản Tuyên bố của Hội nghị Cairo giữa Hoa Kì, Anh và Trung Quốc, Hội nghị Yalta và Hội nghị Potsdam giữa những người lãnh đạo Liên Xô, Hoa Kì và Anh. Trước tiên, Liên Xô đòi thành lập Ủy ban Tư vấn Đồng minh và Hội đồng kiểm soát ở Nhật. Đòi hỏi này đã được Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Hoa Kì và Anh (diễn ra ở Moskva tháng 12.1945) thỏa mãn bằng việc thành lập hai cơ quan: Ủy ban Viễn Đông và Hội đồng Đồng minh về Nhật.
Giữa Liên Xô và Mĩ sau đó đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay go quanh việc thi hành chính sách chiếm đóng. Ý của Liên Xô là muốn tăng cường vai trò của hai cơ quan kể trên và đưa tất cả những vấn đề liên quan đến Nhật, kể cả vấn đề soạn thảo hòa ước, ra bàn thảo tại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao các nước lớn (Liên Xô, Hoa Kì, Anh và Trung Quốc) đã từng trực tiếp tham chiến chống Nhật. Không đồng tình với nhiều biện pháp mà MacArthur mang ra thực hiện, đại diện Liên Xô đã nhiều lần cáo giác rằng chính sách chiếm đóng của Mĩ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Bằng các chủ trương trên, Liên Xô hi vọng sẽ giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của Mĩ
ở Nhật. Mặc dù không thành công, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì một chính sách cứng rắn đối với Nhật trong nhiều năm sau đó, do trong quan hệ giữa hai nước đã phát sinh nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng.
b. Quan hệ Nhật - Xô trong thập niên 50 và 60 - Cuộc tranh chấp bốn đảo phía nam Kuril
Sau khi khôi phục vị thế độc lập nhờ Hòa ước San Francisco (1951), giới cầm quyền Nhật coi Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất đến nền an ninh đất nước họ, vì Liên Xô đã từ chối không kí vào Hòa ước. Do vậy, giới lãnh đạo Nhật, sau một thời gian cân nhắc đã đi đến quyết định kí Hiệp ước An ninh với Mĩ với hi vọng dựa vào sự che chở của Mĩ về mặt quốc phòng trước hai kẻ thù tiềm tàng là Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhất là trong hoàn cảnh Nhật chỉ được phép xây dựng lực lượng phòng vệ, còn chi tiêu quốc phòng chiếm một tỉ lệ rất thấp trong ngân sách. Nhưng chính sự ra đời của Hiệp ước An ninh Nhật − Mĩ lại gây cho Liên Xô nhiều quan ngại vì hai lẽ: thứ nhất, Mĩ là đối thủ chính đối đầu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và thứ hai, xét về mặt địa- chính trị, quần đảo Nhật có một ý nghĩa chiến lược đối với miền Viễn Đông của Liên Xô.
Quần đảo Nhật Bản tạo thành một vòng cung khép kín, phong bế mọi ngõ ra vào, cả trên không lẫn trên biển, từ miền Đông Sibir ra Thái Bình Dương. Thực vậy, mọi cửa ngõ đổ ra biển của miền Sibir Liên Xô đều nằm trên bờ biển Nhật Bản và tập trung quanh cảng chính Vladivostok, vì quá lên phía bắc biển bị đóng băng phần lớn trong năm. Là một biển kín, biển Nhật Bản chỉ thông ra biển Trung Hoa, Thái Bình Dương và biển Okhotsk lần lượt qua ba eo biển Soya, Tsugaru và Đối Mã (Tsushima); tất cả đều thuộc chủ quyền của Nhật. Trong những điều kiện như vậy, khi xảy ra một cuộc xung đột Đông-Tây, chắc chắn quân đội Liên Xô sẽ coi Nhật, mà lúc này hẳn cũng đã trở thành vị trí tiền tiêu của quân đội Hoa Kì chiếu theo Hiệp ước An ninh hỗ tương giữa hai nước, là chướng ngại đầu tiên phải vượt qua cho mọi hoạt động quân sự tự do của họ cả trên không lẫn trên biển ngoài khơi Thái Bình Dương.
Quần đảo Kuril là một chuỗi các đảo kéo dài từ nam bán đảo Kamchatka đến bắc đảo Hokkaido. Đối với Liên Xô và Nhật, quần đảo này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Về phía Liên Xô, quần đảo Kuril án ngữ cửa ngõ phía nam biển Okhotsk và đây lại là tuyến đường an toàn cho các loại tàu chiến của Liên Xô ra vào Thái Bình Dương. Đối với người Nhật, quần đảo Kuril có ý nghĩa lịch sử – dân tộc: họ xem đây là một phần lãnh thổ của nước mình.
Được người Nhật gọi là quần đảo Chishima, quần đảo Kuril được nhắc đến lần đầu tiên trong quan hệ Nga – Nhật là vào tháng 2.1885, khi Hiệp ước Hữu nghị giữa hai nước được kí ở Shimoda.
Trong phần xác định biên giới giữa hai nước, văn kiện ngoại giao này thừa nhận các đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai là phần lãnh thổ của Nhật, còn quần đảo Kuril ở về phía bắc đảo Uruq thuộc chủ quyền của Liên Xô. Còn đảo Sakhalin, hai bên thỏa thuận không xác định rõ đường phân ranh mà vẫn tiếp tục cùng quản lí.
Năm 1874, một phái đoàn ngoại giao của Nhật đã đến Sankt Petersburg để kí một hiệp định theo đó, Nhật từ bỏ quyền sở hữu chung đối với đảo Sakhalin để đổi lấy quần đảo Kuril. Điều hai của Hiệp định xác định quần đảo Kuril trải dài từ bắc đảo Uruq đến đảo Shimshu, gồm một chuỗi 18 đảo.
Tháng 2.1945, Hội nghị Yalta đã công nhận quần đảo Kuril nằm trong số những lãnh thổ thuộc chủ
quyền Liên Xô, sau khi nước này tham gia chiến tranh chống Nhật. Tuyên cáo Potsdam (26.7.1945) đã tái khẳng định nội dung vừa nêu của Hội nghị Yalta. Trong tháng 8 và đầu tháng 9.1945, quân đội Liên Xô đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả 4 nhóm đảo cực nam:
Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai. Liên Xô đã trục xuất toàn bộ dân cư đang sinh sống trên bốn điều này.
Năm 1951, Nhật kí Hòa ước San Francisco. Điều 2, chương II của văn kiện nêu rõ rằng “Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với quần đảo Kuril, đối với phần của đảo Sakhalin và những đảo kề bên mà Nhà nước đã thu đoạt theo quy định của Hòa ước Portsmouth ngày 5.9.1905”.
Giống như thỏa thuận ở Hội nghị Yalta hay Tuyên cáo Potsdam, Hòa ước San Francisco đã không xác định rõ phạm vi của quần đảo Kuril. Tại Hội nghị San Francisco, phái đoàn Nhà nước có nhắc lại lập trường chính thức của Chính phủ Tokyo rằng các đảo Habomai và Shikotan là bộ phận khăng khít của Hokkaido, chứ không thuộc về quần đảo Kuril. Phái đoàn Nhật còn lên tiếng khẳng định rằng các đảo Kunashiri và Etorofu là bộ phận gắn liền với lãnh thổ Nhật, chứ không phải là một phần của quần đảo Kuril. Người Nhật gọi nhóm 4 đảo vừa nêu là “các lãnh thổ phương Bắc”
(Hoppo-Hyodoâ).
Đến đây tưởng cũng đề cập qua lập trường của Hoa Kì, nước đồng minh thân thiết nhất của Nhật và đang trực tiếp đối đầu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Lập trường của Washington đã trải qua một số thay đổi. Lúc đầu, Washington thông qua SCAP, đã không tỏ thái độ phản đối khi Liên Xô chiếm đóng nhóm 4 đảo và trục xuất toàn bộ dân cư khỏi nơi đây. Nhưng năm 1949, Washington đổi ý và xác định rằng “có cơ sở pháp lí vững chắc để lập luận rằng Habomai và Shikotan không thuộc về quần đảo Kuril” [20, tr.170], hay nói cách khác đi hai đảo này có khả năng thuộc chủ quyền của Nhật. Tại Hội nghị San Francisco, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì F. Dulles bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Nhật liên quan đến hai đảo Habomai và Shikotan, trong lúc không nhắc gì đến hai đảo còn lại. Tuy nhiên, trong Bị Vong lục gửi chính phủ Nhật tháng 9.1956, F. Dulles đã đồng ý rằng các đảo Kunashiri và Etorofu cũng thuộc chủ quyền của Nhật [34, tr.111]. Như vậy, Washington đã ủng hộ hoàn toàn lập trường của Nhật.
Sau khi Stalin từ trần (3.1953), giới lãnh đạo mới của Liên Xô nhận thức rằng sự từ khước không tham gia Hòa ước San Francisco là việc làm không có ích cho quyền lợi của Liên Xô. Từ ngày 3.6.1956, Liên Xô và Nhật đã khởi sự đàm phán ở London nhằm đi đến một hòa ước chấm dứt tiến trình chiến tranh và tái lập quan hệ ngoại giao. Phái đoàn Nhật được chỉ thị đưa ra yêu sách đối với toàn bộ quần đảo Kuril, nhưng nếu cần thì chỉ giới hạn ở hai đảo Habomai và Shikotan. Phái đoàn Liên Xô đồng ý chuyển giao cho Nhật hai đảo này, nhưng đặt điều kiện là Nhật đóng cửa các căn cứ quân sự của Mĩ [20, tr.170]. Điều kiện này tất nhiên khó được phía Nhật đáp ứng. Ngoài ra, có thể là do sức ép của Mĩ (176), cũng
176() Trong thư gửi thủ tướng Nhật Ichiro Hatoyama trong tháng 5.1955, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì F.
Dulles viết rằng “đường lối mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Liên Xô của chính phủ Nhật và tái lập quan hệ ngoại giao với các nước này đang tạo cho nhân dân Mĩ và các giới trong Quốc hội Mĩ cảm tưởng rằng Nhật đang tìm cách xích lại gần các nước cộng sản. Lập trường này có thể tạo ra chướng ngại cho việc thực hiện kế hoạch giúp đỡ Nhật, mà chính phủ Hoa Kì hiện đang soạn thảo” [Dẫn lại theo27, tr.323]. Trong công hàm đề ngày 7.9.1956 gửi chính phủ Nhật, Dulles lưu ý rằng Tokyo không được nhượng quần đảo Kuril cho Liên Xô. Nếu yêu cầu này không được chấp thuận, Hoa Kì sẽ chiếm giữluôn quần đảo Ryukyu [9, tr.459 – 460].
có thể là do bất đồng ý kiến trong nội bộ giới cầm quyền (177), phái đoàn Nhật đã đòi đưa chủ quyền phần nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril ra xem xét ở Liên Hiệp Quốc, đồng thời mở rộng yêu sách ra cả 4 đảo tranh chấp [Dẫn lại theo 27, tr.325].
Tháng 3.1956, cuộc đàm phán tan vỡ và chỉ được nối lại từ ngày 1.8.1956 ở Moskva. Ngày 19.10, Thông cáo chung Xô − Nhật được kí, theo đó hai nước đồng ý kết thúc tình trạng chiến tranh, tạo điều kiện phục hồi quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai nước, Liên Xô sẽ ủng hộ Nhật gia nhập Liên Hiệp Quốc, mọi công dân Nhật bị xử án ở Liên Xô sẽ được tha, Liên Xô không đòi Nhật bồi thường. Hai bên cam kết tiếp tục cuộc đàm phán về việc kí hòa ước. Về vấn đề lãnh thổ, Liên Xô đồng ý hoàn trả Habomai và Shikotan cho Nhật, nhưng chỉ sau khi hai nước đã kí hòa ước [27, tr.327].
Trong các cuộc thương thuyết diễn ra từng đợt sau đó hay trong các thư từ trao đổi giữa những người đứng đầu chính phủ hai nước, lập luận mà các bên đưa ra nhằm biện giải cho lập trường của mình về cơ bản không có gì mới.
Cơ sở pháp lí cho lập trường của Liên Xô là những thỏa thuận hay hiệp định đã được thông qua tại các hạt nhân Cairo, Potsdam và San Francisco. Phía Liên Xô cho rằng toàn bộ vấn đề lãnh thổ đã được giải quyết ở các hội nghị vừa nêu. Mặc dù Tuyên cáo Potsdam không nhắc đến Thỏa thuận đã được thông qua ở Hội nghị Yalta, nhưng phía Nga cho rằng hai văn bản này không tách rời nhau. Trong Thỏa thuận Yalta, không thấy có việc phân biệt quần đảo Kuril thành hai phần bắc và nam. Hơn nữa, trong Hòa ước San Francisco, Nhật đã từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril, gồm cả 4 đảo tranh chấp. Việc Liên Xô không tham gia Hòa ước San Francisco không có nghĩa là Nhật Bản thoát khỏi trách nhiệm tuân thủ các điều khoản của văn kiện này. Liên Xô cho rằng Nhật Bản vừa là một nước xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vừa là một trong những nước bại trận nên không có quyền lựa chọn nào khác.
Cơ sở pháp lí cho lập luận của Nhật là những Hiệp ước Shimoda (1855), Sankt Petersburg (1984) và Portsmouth (1905). Chiếu theo các văn kiện này, chủ quyền của Nhật đối với 4 đảo tranh chấp được xác lập không phải bằng vũ lực và xâm chiếm, như vậy chúng không thể chịu sự chi phối của Tuyên bố chung Cairo. Giới chức Nhật còn lập luận rằng nguyên tắc không bành trướng lãnh thổ được nêu trong tuyên bố này là để ngăn ngừa lãnh thổ Nhật khỏi bị chiếm đoạt. Còn về phân Thỏa thuận Yalta, Nhật không chịu sự ràng buộc vào bất kì điều khoản nào của văn kiện này. Chính phủ Nhật thừa nhận có từ bỏ mọi yêu sách đối với quần đảo Kuril theo Hòa ước San Francisco, do vậy Liên Xô không có quyền hạn và được hưởng các lợi ích được duy định trong hòa ước này. Trong lúc đó, các đảo tranh chấp xét về mặt lịch sử chưa bao giờ thuộc chủ quyền của một nước nào khác ngoài Nhật.
Trong thập niên 1960, đã diễn ra nhiều sự kiện mà tác động của chúng đã khiến Liên Xô ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn. Đầu tiên là Hiệp ước Hợp tác và An ninh Mĩ – Nhật kí ngày 17.1.1960 có giá trị trong 10 năm. Phản ứng trước sự ra đời của Liên minh Mĩ – Nhật, chính phủ Liên Xô trong Bị vong lục đề ngày 27.1.1960 nêu rõ rằng do sự ra đời của Hiệp ước vừa nêu, Liên Xô sẽ không thể thực hiện lời hứa chuyển giao các đảo Habomai và
177() Một phái sẵn sàng từ bỏ chủ quyền đối với 4 đảo tranh chấp, nếu đó là cái giá phải trả cho việc tái lập nhanh chóng quan hệ giữa hai nước; phái kia chỉ muốn Nhật cải thiện quan hệ với Liên Xô với điều kiện Hoa Kì tán đồng [9,tr.459].
Shikotan cho phía Nhật. Lời hứa này chỉ được thực hiện với điều kiện toàn bộ quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi lãnh thổ Nhật và sau khi hòa ước Xô – Nhật được kí [16, tr.500; 27, tr.330].
Trong năm 1964, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông bất ngờ đưa ra lập trường ủng hộ yêu sách của Nhật liên quốc đến 4 đảo tranh chấp và gắn đòi hỏi này của Nhật với những yêu sách của Trung Quốc về lãnh thổ đối với Liên Xô. Diễn biến này càng tăng thêm phần lo lắng của Liên Xô, vì nó có thể tạo ra tiền lệ cho đòi hỏi xem lại những thay đổi về lãnh thổ ở châu Âu diễn ra vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, vốn có lợi cho Liên Xô. Hơn nữa, đối với hạm đội Thái Bình Dương ngày càng lớn mạnh của Liên Xô, quần đảo Kuril đã thực sự có một tầm quan trọng chiến lược như là cửa ngõ thông ra đại dương và do đó không ngừng được Hải quân Liên Xô tăng cường xây dựng. Cùng với bán đảo Kamchatka và đảo Hokkaido, quần đảo này tạo thành một vòng rào vây kín biển Okhotsk. Đây là khu vực mà các tàu ngầm nguyên tử có trang bị tên lửa hạt nhân của Liên Xô có thể di chuyển một cách vừa kín đáo, vừa không gặp nhiều trở ngại ngay cả trong cảnh băng giá của mùa ủoõng.
c. Những chuyển biến từ 1970 đến 1990.
Trong thập niờn 1970, bị bất ngờứ trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon và khốn đốn trước cuộc khủng hoảng nhiên liệu, Nhật tìm cách thúc đẩy quan hệ với Liên Xô với hi vọng củng cố lại vị thế đối ngoại trong vùng và trên thế giới và được dự phần khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên ở Sibir. Năm 1972, hai bên đã tái tục các cuộc đàm phán quanh vấn đề hòa ước sau một thời gian dài gián đoạn. Năm 1973, xuất hiện khả năng Nhật sẽ dự phần khai thác tài nguyên miền Sibir ở quy mô lớn. Thông cáo chung về cuộc đàm phán giữa thủ tướng Tanaka và tổng bí thư Brezhnev diễn ra trong năm đã nói đến khoản tín dụng trị giá 2 tỉ dollars mà Nhật hứa với Liên Xô. Nhưng một lần nữa, từ năm 1975 tốc độ của tiến trình thương thuyết diễn ra rất chậm chạp, phần vì Nhật không nhiệt tâm do đang chú ý cải thiện quan hệ với Trung Quốc, phần vì Liên Xô tỏ ra quá hồ nghi trước viễn cảnh của một hiệp ước hữu nghị giữa CHND Trung Hoa và Nhật.
Từ giữa năm 1978, quan hệ Xô − Nhật trở nên băng giá, sau khi Nhật kí, bất chấp những cảnh cáo của Liên Xô, hòa ước với Trung Quốc, trong đó có lời cam kết của hai nước sẽ chống lại nỗ lực của nước thứ ba nhằm thiết lập bá quyền trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Liên Xô đã thể hiện thái độ không bằng lòng của mình bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự trên đảo Iturup. Tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước tăng thêm khi Nhật tổ chức một cuộc tập trận lớn nhất từ sau chiến tranh của lực lượng phòng vệ tại đảo Hokkaido và một phần đảo Honshu nhằm đối phó với điều được Tokyo xem là “mối đe dọa của Liên Xô” tại Viễn Đông. Thủ tướng Nhật còn ra lời kêu gọi phương Tây gây áp lực lên chính phủ Xôviết trong vấn đề lãnh thổ phương bắc. Cuối năm 1979 – đầu năm 1980, trước làn sóng phản đối Liên Xô đưa quan vào Afghanistan, Nhật Bản đã ủng hộ chính sách trừng phạt mà các nước phương Tây đưa ra nhằm vào Liên Xô.
Các mối liên lạc chính trị gần như bị cắt đứt, trong lúc quan hệ kinh tế-thương mại bị giảm đáng kể.
Trong bối cảnh quan hệ Đông – Tây xấu đi trong nửa đầu thập niên 80, tái vũ trang