Chính phủ Kennedy tăng cường can thiệp vào miền Nam (1961-1963)

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 143 - 150)

VI.2. CHẾ ĐỘ VNCH SA VÀO CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ

VI.2.2. Chính phủ Kennedy tăng cường can thiệp vào miền Nam (1961-1963)

Nguyên nhân chính khiến chính phủ Eisenhower bỏ dở nỗ lực gây sức ép buộc Ngô Đình Diệm tiến hành cải cách chính trị là tình hình Lào(69). Cuộc khủng hoảng chính trị- quân sự ở Lào bùng phát từ tháng 4.1959 đã dần dà thu hút toàn bộ sự chú ý mà Nhà trắng dành cho vùng Đông Nam Á. Tình hình ở Nam Việt Nam rơi xuống hàng thứ yếu trong con mắt của tổng thống Eisenhower và vị bộ trưởng Ngoại giao Christian Herter kế nhiệm Foster Dulles từ chức ngày 18.4.1959 vì lí do sức khỏe. Trong những tháng cuối cùng của năm 1960, Nhà trắng hầu như không còn để tâm đến tình hình Nam Việt Nam.

Trong Hồi kí của mình, Mc Namara thuật lại rằng tại cuộc họp giữa tổng thống sắp mãn nhiệm D. Eisenhower và tổng thống tân cử J. Kennedy diễn ra vào buổi chiều ngày 19.1.1961, ngày cầm quyền cuối cùng của Eisenhower, ông này chỉ tập trung vào vấn đề Lào [70, tr.48].

Tân tổng thống Kennedy đã để ý đến vấn đề Việt Nam từ thời là nghị sĩ Thượng viện. Ông đã thể hiện sự quan tâm này trong bài diễn văn được công bố rộng rãi năm 1956: “Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó, không thể phớt lờ những nhu cầu của nó

[70, tr.44].

Lên cầm quyền giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự ở Lào đang lên đến đỉnh điểm, phải đối mặt ngay với một thách thức nghiêm trọng đến an ninh của Hoa Kì đang khởi phát ở Berlin, với lời đe dọa mà tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm thủ tướng Liên Xô N. Khrushchev đưa ra vài ngày trước lễ nhậm chức rằng Liên Xô sẽ giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Thế giới thứ ba, và cuộc đổ bộ quân sự bất thành lên bãi biển Heron của Cuba diễn ra ngay trong tháng 4.1961(70), tổng thống Kennedy đã không thể không tỏ thái độ cứng rắn ở Nam Việt Nam, nếu không muốn bị đánh giá là yếu thế trước các nước XHCN.

Ngay tại cuộc gặp gỡ diễn ra ngày 28.1.1961 tại Nhà trắng với các quan chức cao cấp nhất trong chính phủ. Kennedy đã tán thành đề nghị được sứ quán Mĩ đưa ra trong kế

69() Xem chửụng V.

70() Tháng 4.1961, Mĩ vấp phải một thất bại nghiêm trọng khi ủng hộ cuộc đổ bộ của những người Cuba lưu vong lên bãi biển Heron nhằm lật đổ chính quyền Fidel Castro (Xem chi tiết trong Lê Phụng Hoàng. Lịch sử Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai (t.I. 1945 – 1975). Tủ sách ĐHSP TP.HCM, 2007).

Theo Mc Namara, bộ trưởng Quốc phòng của các tổng thống Kennedy và Johnson, chính sự việc Fidel Castro biến “Cuba thành đầu cầu của CNCS” ở Tây bán cầu đã trở thành cơ sở cho sự dính líu của Mĩ vào Việt Nam [70, tr.42]. Ngày 19.6.1961,Kennedy đã đưa ra quan điểm rằng "Nam Việt Nam sẽ trở thành sự thử nghiệm quyết tâm giữ vững cam kết của Mĩ trong một thế giới đầy đe dọa và khả năng đương đầu với những thách thức mới mà chiến tranh du kích đặt ra trong các quốc gia mới trổi dậy”[37,tr.161].

hoạch chống nổi dậy đề ngày 8.1.1961 về việc hỗ trợ chính quyền Ngô Đình Diệm tăng quân số VNCH từ 15 vạn lên 17 vạn và giúp cải thiện chất lượng lực lượng dân vệ làm nhiệm vụ bảo an ở nông thôn [22, tr.256].

Kennedy đã, ngay trong mùa xuân năm 1961, cho tiến hành cuộc chiến tranh bí mật ở Đông Dương: cử các toán biệt kích lén lút vượt vĩ tuyến 17 để đánh vào các đường tiếp tế, phá hoại các mục tiêu quân sự, dân sự... trên lãnh thổ VNDCCH, tăng thêm 100 cố vấn cho MAAG và điều sang Nam Việt Nam 400 lính thuộc lực lượng đặc biệt để huấn luyện chống nổi dậy cho binh lính VNCH(71), đồng thời khởi sự vũ trang cho 900 người H’Mong hoạt động phá hoại con đường bộ mà VNDCCH đã cho xây chạy dọc theo dãy Trường Sơn, từ Bắc vào Nam Việt Nam băng qua lãnh thổ Lào.

Nhưng động thái có ý nghĩa quan trọng hơn cả là ngày 11.5.1961, Kennedy đã thông qua nghị quyết mang kí hiệu NSAM-52(72) chứa đựng một số biện pháp như: xem xét đề xuất tăng quân số quân đội VNCH lên 20 vạn, nghiên cứu thành phần của một đạo quân Mĩ có thể sẽ được phái sang Việt Nam, nếu yêu cầu này được đặt ra. Tổng thống Kennedy còn chỉ thị cho đại sứ Hoa Kì ở Sài Gòn là Nolting bàn thảo về một hiệp ước Hoa Kì- VNCH, nhưng chưa vội đưa ra một cam kết rõ ràng nào [22, tr.258]. Ngay ngày hôm sau, phó tổng thống Johnson đã gặp và trao cho Ngô Đình Diệm thư riêng của Kennedy. Ông này đề nghị một loạt các hành động cụ thể từ phía Mĩ: hỗ trợ chính phủ VNCH tăng thêm 2 vạn quân chính quy, mở rộng quyền và nhiệm vụ của các cố vấn quân sự Mĩ... Ngô Đình Diệm đã hoan nghênh đề nghị giúp đỡ VNCH tăng quân số và sẵn sàng thực hiện một chương trình cải cách xã hội và kinh tế trong chừng mực “phù hợp với Việt Nam”, nhưng lại tỏ ra thận trọng với đề nghị đưa quân lính chiến đấu Mĩ vào miền Nam Việt Nam bằng cách nói rằng chính phủ Nam Việt Nam chỉ cần lính Hoa Kì hay SEATO trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến xâm lăng công khai. Ông cũng không tỏ ra mặn mà với việc kí một hiệp ước với Hoa Kì [22, tr.261].

Đề xuất giúp VNCH tăng cường quân số lên 20 vạn quân cuối cùng đã được đưa vào nghị quyết mang số hiệu NSAM-65 đề ngày 11.8.1961. Văn kiện còn nêu rõ rằng chính phủ Mĩ sẽ tăng cường giúp đỡ Nam Việt Nam về kinh tế và chính trị, đồng thời nhấn mạnh rằng trong tình hình hiện nay vấn đề an ninh quốc gia được đặt thành ưu tiên hàng đầu, nhưng hoạt động quân sự sẽ là vô ích trừ phi cải cách chính trị, xã hội và kinh tế được thực hiện đầy đủ. Đại sứ Nolting được chỉ thị tiếp tục nỗ lực thuyết phục Ngô Đình Diệm đi theo chiều hướng này [22, tr.264].

Nhưng không phải mọi quan chức ngoại giao Mĩ đều tán thành bước đi tăng cường cam kết của Mĩ đối với chế độ Sài Gòn. Chẳng hạn trong tháng 10.1961, thứ

71() Đây là lần tăng cường lớn nhất kể từ năm 1954. Do đây là hành động vi phạm Hiệp định Geneva, nên đã không được công bố. Vào thời điểm Kennedy nhậm chức tổng thống, số cố vấn Mĩ ở miền Nam Việt Nam vào khoảng 800.

72() Từ thời chính phủ Kennedy, các nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia mang kí hiệu NSAM (National Security Action Memoranda – NSAM) thay vì NSC của các đời tổng thống tiền nhiệm.

trưởng Ngoại giao Chester Bowles đã viết một giác thư gửi Ngoại trưởng Dean Rusk khuyến cáo nên mở rộng giải pháp về một nước Lào trung lập và độc lập đang được bàn thảo ở Hội nghị Geneva về Lào ra khắp vùng Đông Nam Á và tìm cách làm cho giải pháp này được đảm bảo bởi mọi quốc gia liên quan, kể cả Trung Quốc và Liên Xô. Vài ngày sau đó, Averell Harriman đang cầm đầu phái đoàn Mĩ ở Hội nghị Geneva đã gửi điện về Washington bày tỏ nỗi lo lắng rằng chính Diệm mới là vấn đề và cảnh báo rằng Hoa Kì đang ngồi trên thùng “thuốc súng” có thể phát nổ bất kì lúc nào [22, tr.268]. Có một số khác đề nghị cân nhắc phương án đưa lực lượng SEATO vào Nam Việt Nam [70, tr.49-50].

Trong lúc đó, vị thế của chế độ Ngô Đình Diệm không thấy được cải thiện, bất chấp sự tăng cường viện trợ từ phía Mĩ.

Trong bài báo viết vào tháng 8.1961, Theodore H. White, một nhà báo kì cựu rất quen thuộc với Viễn Đông, đã viết: “Tình hình xấu đi hầu như mỗi tuần... Du kích giờ đây kiểm soát toàn bộ vùng đồng bằng phía Nam, đến nỗi tôi không tìm thấy một người Mĩ nào muốn dùng xe chở tôi ra ngoài phạm vi Sài Gòn cho dù vào ban ngày, mà không có sự hộ tống của quân đội” [Dẫn lại theo 78, tr.502].

Trước tình hình trên, Kennedy đã cử một phái đoàn do cố vấn quân sự riêng của tổng thống là Maxwell Taylor và cố vấn Nhà trắng Walt Rostow sang Nam Việt Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ từ ngày 15 đến ngày 25.10.1961. Sau khi đưa ra bức tranh ảm đạm về tình hình ở Nam Việt Nam, báo cáo của Rostow và Taylor đề nghị đưa vào Nam Việt Nam một “lực lượng đặc nhiệm hậu cần” gồm 8000 quân, đóng vai trò như là một “biểu tượng hiển nhiên chứng tỏ Mĩ có ý định nghiêm túc và sẽ là một lực lượng quân sự dự bị vô giá nếu tình hình Nam Việt Nam đột nhiên xấu đi” [44, tr.141]. Hai nhân vật này nhấn mạnh rằng nếu lực lượng vừa nêu chưa đủ để cứu Nam Việt Nam, thì Mĩ có thể phải thực hiện những bước đi mạnh mẽ hơn như đưa quân vào hoặc phát động các đợt hành quân tấn công chống VNDCCH. Cả hai lưu ý rằng những bước đi vừa nêu sẽ có nghĩa là “một bước chuyển căn bản từ quan hệ tư vấn sang đối tác” trong chiến tranh [70, tr.50].

Trong lúc báo cáo của Taylor và Rowtow đang được các giới chức Washington xem xét thì ngày 11.11.1961, nhà ngoại giao kì cựu W. Averell Harriman, trưởng đoàn đàm phán Mĩ về vấn đề Lào, đã gửi tiếp đến Kennedy một báo cáo khác chứa đựng một đề xuất trái ngược hoàn toàn. Sau khi tỏ ra nghi ngờ về khả năng tồn tại trong bất kì tình hình nào của chế độ Ngụ Đỡnh Diệm mà ụngù đỏnh giỏ là “đàn ỏp, độc tài và mất lũng dõn” và khuyến cỏo Mĩ khụng nờn “liều lĩnh đặùt cược uy tớn của mỡnh ở Việt Nam”, Harriman đề nghị Kennedy hoãn thực hiện cam kết lớn đối với Diệm và đưa ra đề xuất sau: nếu các cuộc thương lượng ở Lào tiến triển tốt đẹp, thì lúc đó Mĩ có thể mở rộng nội dung Hội nghị để đưa vấn đề Việt Nam vào và tìm một giải pháp chung trên cơ sở Hiệp định Geneva 1954 [44, tr.142].

Cũng trong ngày 11.11, bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara và bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk cùng kí tên vào một giác thư chung gửi tổng thống Kennedy để phản đối việc đưa quân chiến đấu vào Nam Việt Nam theo như cách mà Taylor và Rostow đề nghị, nhưng hai bộ trưởng đồng thời để ngỏ khả năng sẽ cần đến một lực lượng như vậy trong

tửụng lai [70, tr.51].

Vậy là, các báo cáo của Rostow và Taylor và đề xuất của Harriman đã đặt tổng thống Kennedy trước một sự lựa chọn dứt khoát ở Việt Nam.

Trái ngược hẳn với trường hợp của Lào, Kennedy đã thẳng thừng bác bỏ một giải pháp qua thương lượng trong trường hợp của Nam Việt Nam. Theo ông, Hoa Kì đã dính líu quá sâu vào Nam Việt Nam để xứ này không tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác, tương tự như vụ Trung Hoa dân quốc trên chính trường Mĩ(73).

Ngày 14.11.1961, Kennedy nói với các trợ lí rằng “vấn đề cơ bản không phải là Diệm có là một nhà lãnh đạo giỏi hay không, mà là Mĩ có thể chấp nhận mà không trừng phạt hành động “xâm lược” của cộng sản ở Nam Việt Nam hay không”. Ông nhấn mạnh rằng những hành động mà Mĩ thực hiện lúc này sẽ “được cả hai phía của bức màn sắt xem xét... như một biểu hiện của ý đồ và quyết tâm của chính quyền” và nếu người Mĩ thương lượng thì “trong thực tế họ có thể bị xem là yếu thế hơn ở Lào”. Ông còn thêm rằng ở nơi nào người Mĩ thể hiện “sức mạnh và quyết tâm”, thì họ đều “thành công mà ít tốn kém

[44, tr.143-144]. Nhưng đồng thời ông từ chối tiếp nhận đề nghị của Rostow-Taylor. Ông hồ nghi khả năng của “lực lượng đặc nhiệm hậu cần” và lo ngại sẽ phát sinh yêu cầu tăng theâm quaân.

Kennedy thổ lộ với cố vấn Schlesinger: “Họ muốn có một lực lượng lính Mĩ. Họ nói rằng đây là điều cần thiết để phục hồi niềm tin và giữ vững tinh thần. Nhưng rồi cũng sẽ giống y như Berlin. Đoàn quân tiến vào; nhạc trỗi lên; đám đông hò reo; bốn ngày sau mọi người sẽ quen. Khi đó, chúng ta sẽ nhận được yêu cầu gửi thêm quân.

Giống như uống rượu vậy. Khi men rượu tan, anh phải uống thêm ly nữa” [78, tr.505].

Ông còn nói thêm rằng chỉ có thể chiến thắng cuộc chiến ở Việt Nam chừng nào đó là cuộc chiến của người Việt. Nếu biến nó thành cuộc chiến của người da trắng, người Mĩ sẽ thua, giống như người Pháp 10 năm trước [78, tr.505].

Vậy là Kennedy chọn giải pháp trung dung đã được Dean Rusk và bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đưa ra trong một giác thư liên bộ đề ngày 11.11.1961 đã được nhắc đến ở trên. Ngày 14.11.1961, đại sứ Nolting nhận được điện của bộ Ngoại giao về quyết định của Kennedy là tăng hẳn khối lượng viện trợ cho chế độ Ngô Đình Diệm và đưa thêm cố vấn vào miền Nam Việt Nam với hi vọng lần này sẽ ngăn chặn đà suy sụp về chính trị lẫn quân sự của VNCH.

Diễn dịch quyết định nêu trên của Kennedy, Johnson đã viết như sau: “Tổng thống Kennedy không chấp nhận đề xuất này [đưa một lực lượng chiến đấu vào Nam Việt Nam], nhưng cũng không bác bỏ hẳn. Ông trì hoãn thực hiện nó”. Thực ra, Bộ Ngoại giao Mĩ có chỉ thị cho sứ quán Mĩ ở Sài Gòn thông báo cho Ngô Đình Diệm biết là việc chuẩn y

73() Thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc ở Hoa lục năm 1949 đã gây ra cơn bão tố trên chính trường Mĩ. Lực lượng đối lập thuộc đảng Cộng hòa đã kịch liệt chỉ trích chính quyền Truman của đảng Dân chủ đã để “mất” Hoa lục vào tay đảng Cộng sản Trung Quốc. Biến cố này cũng là một trong vài nguyên nhân làm bùng lên làn sóng chống Cộng điên cuồng Mc Carthy hoành hành ở Mĩ từ tháng 2.1950 đến giữa năm 1953.

chương trình viện trợ mới sẽ phụ thuộc vào những lới hứa cụ thể của chính quyền Nam Việt Nam như tổ chức lại và cải tổ bộ máy chính phủ. Quan trọng hơn cả là Washington muốn chia sẻ trách nhiệm với Sài Gòn trong quá trình vạch ra các chính sách thuộc các lĩnh vực quân sự, chính trị và kinh tế vốn có quan hệ đến an ninh của VNCH.

Được một nhà nghiên cứu người Mĩ đánh giá như là yêu cầu thành lập một chính quyền chung Mĩ-Nam Việt Nam [72, tr.111], hay “bạn đồng hành có giới hạn” [22, tr.270], đề xuất trên đã ngay lập tức vấp phải phản ứng rất tiêu cực của Ngô Đình Diệm. Ông này nói thẳng rằng “VNCH không muốn trở thành một nước bị bảo hộ” [44, tr.146].

Washington đã phải lùi bước. Ngày 7.12.1961, sứ quán Mĩ ở Sài Gòn nhận được chiû thị mới về việc làm giảm nhẹ những yêu cầu của Mĩ về “cải cách” và đề nghị có “sự hợp tác gần gũi” hơn, có sự bàn bạc thường xuyên thay cho vai trò tuyệt đối của Mĩ trong việc vạch ra chính sách [72, tr.111].

Năm 1962 đánh dấu mức độ dính líu ngày càng sâu hơn của Hoa Kì vào Nam Việt Nam. Chuyển biến này được quan sát thấy qua các con số: viện trợ quân sự hơn gấp đôi - từ 65 triệu USD (năm tài khóa 1961) lên 144 triệu USD (năm tài khóa 1962), số cố vấn quân sự tăng gấp ba - từ 3205 (cuối năm 1961) lên hơn 9000 (cuối năm 1962). Phù hợp với mức độ can dự ngày càng sâu hơn về quân sự của Mĩ, tháng 1.1962, Phái bộ MAAG được thay bằng Bộ chỉ huy hỗ trợ quân sự Nam Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV). Quân đội Nam Việt Nam bắt đầu được trang bị những vũ khí hiện đại như xe thiết giáp và đặc biệt là trực thăng. Phi công Mĩ đã trực tiếp tham chiến trong nhiều trận đánh.

Không thể nói rằng việc Mĩ tăng cường viện trợ người và vũ khí cho VNCH là không có tác dụng, chỉ có điều là không lâu dài. Trong thời gian đầu, quân đội VNCH quả có giành lại thế chủ động, nhưng cuối năm 1962, mọi sự đã trở lại như cũ, nghĩa là quyền chủ động trên mặt trận quân sự đã trở về tay Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (được thành lập ngày 15.2.1961). Chuyển biến này được bộc lộ rõ ràng trong tháng 1.1963 ở Ấp Bắc (Mỹ Tho), khi một lực lượng VNCH có ưu thế hơn hẳn về số lượng và hỏa lực đã chịu thiệt hại nặng nề về người và khí tài quân sự trước một lực lượng quân Giải phóng kém hôn.

Không chỉ tỏ ra thất thế trong lĩnh vực quân sự, chế độ Ngô Đình Diệm còn vấp phải thất bại với chương trình lập ấp chiến lược, một nỗ lực chính trị và quân sự có mục đích triệt tiêu nguồn cung ứng nhân lực và vật lực cho quân Giải phóng, được Roger Hilsman Jr., người phụ trách Văn phòng Tình báo và Nghiên cứu thuộc bộ Ngoại giao, soạn thảo theo sự cố vấn của Robert G.K. Thompson, chuyên gia nổi tiếng của Anh về chương trình lập ấp chiến lược ở Malaya, được Ngô Đình Diệm chấp thuận ngày 19.3.1962 và được mang ra thực hiện từ ngày 22.3 dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu.

Có một số bằng chứng cho thấy sự thất bại trên bắt đầu làm nản lòng tổng thống Kennedy đến mức ông này đã tính đến chuyện rút lui khỏi Nam Việt Nam. Một lúc nào đó vào đầu năm 1963, vị chủ nhân Nhà trắng đã thổ lộ với nghị sĩ Mike Mansfield, chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, rằng ông giờ đã tán thành chấm

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 143 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w