NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH VIỆT-MỸ – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1975 – 1978)
IX.2. QUAN HỆ CỦA TAM GIÁC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - CAMPUCHIA
IX.2.2. Những bất đồng ngày càng gay gắt giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quoác (1975 – 1977)
– Xung đột giữa Việt Nam và Campuchia quanh vấn đề biên giới.
Ngày 19.4.1975, chỉ hai ngày sau khi kiểm soát Phnompenh, lực lượng Khmer Đỏ đã pháo kích đảo Phú Quốc và đánh chiếm một hòn đảo đang do quân đội Sài Gòn nắm giữ trong vịnh Thái Lan. Ngày 1.5, chỉ một ngày sau khi chế độ Sài Gòn bị xóa bỏ (30.4.1975), các đơn vị vũ trang của Quân giải phóng dân tộc Campuchia đã xâm phạm nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Tiếp đó, trong các ngày 4 và 10.5, họ lần lượt đổ bộ lên đảo Phú Quốc, đánh chiếm đảo Thổ Chu và xâm nhập đảo Phú Dự thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngày 25.5, các đơn vị Khmer Đỏ đã bị quân Việt Nam đánh đuổi khỏi hòn Thổ Chu và truy kích đến tận đảo Hòn Trọc. Giải thích cho những xâm phạm lãnh thổ vừa nêu, bí thư trung ương đảng Cộng sản Campuchia(118) Pol Pot, người nắm quyền lãnh đạo tối cao đất nước Campuchia sau ngày 17.4.1975, đã, trong cuộc gặp với Nguyễn Văn Linh – đại diện đảng Lao động Việt Nam - diễn ra ngày 2.6.1975, đưa lời giải thích rằng những cuộc đụng độ xảy ra là do binh lính Campuchia “không thông thuộc địa lí địa phương” [60, tr.105; 13, tr.175-176] nên “đã để xảy ra va chạm đổ máu rất đau xót” . Sau chuyến viếng thăm Campuchia diễn ra ngày 2.8.1975 của phái đoàn cấp cao Việt Nam do Lê Duẩn – bí thư thứ nhất đảng Lao động Việt Nam – dẫn đầu, các cuộc đụng độ quân sự tạm lắng xuống. Nhưng quan hệ giữa hai nước không vì thế mà trở nên bớt căng thẳng vì chính quyền Pol Pot tiếp tục thực hiện chính sách trục xuất các kiều dân Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ Campuchia: đến cuối tháng 9.1975, trên 15 vạn Việt kiều đã bị đuổi về Vieọt Nam [60, tr.107].
Cuối năm 1975 – đầu năm 1976, quân đội Campuchia dân chủ lại tiến hành một số cuộc xâm nhập vũ trang mới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam đến 10km ở lưu vực sông Sa Thầy thuộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum, đồng thời tiến công một loạt các vị trí khác dọc biên giới thuộc tỉnh Đắc Lắc. Phía Việt Nam yêu cầu hai bên tổ chức cuộc họp cấp cao để giải quyết vấn đề biên giới.
Tại cuộc họp trù bị diễn ra từ ngày 4 đến ngày 18.5.1976 ở Phnompenh, khi bàn về
118() Tên gọi công khai của đảng Cộng sản Campuchia từ năm 1975 là Tổ chức Cách mạng Campuchia, thường được gọi tắt là Tổ chức (Angkar). Do Pol Pot lấy danh xưng Angkar làm bí danh , nên từ này cũng được dùng để chỉ ông , nhất là trong quãng thời gian 1975-1979.
biên giới trên đất liền, đoàn Việt Nam đã đề nghị dựa vào bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương được dùng trong năm 1954 và được Norodom Sihanouk đồng ý năm 1964(119). Đoàn Campuchia dân chủ (120) đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam, nhưng đưa ra một số sửa đổi có lợi cho phía Campuchia với tổng diện tích khoảng 100km2. Đoàn Việt Nam đồng ý nhân nhượng ở điểm này [60, tr.114; 13, tr.176). Về đường biên giới trên biển, đoàn Campuchia Dân chủ đề nghị công nhận đường Brévié làm đường biên giới chính thức.
Được viên toàn quyền Pháp cùng tên vạch ra trong một bức thư đề ngàùy 31.1.1939 gửi thống đốc Nam Kì và khâm sứ Cao Miên, đường biên giới giữa Nam Kì và Campuchia khi ra tới biển đã đi theo một góc 1400 với kinh tuyến Bắc đểvào vịnh Thái Lan. Khi đụng đến đảo Phú Quốc, đường này đã chạy lệch vòng theo phía bắc đảo, cách điểm nhơ ra nhất của bờ phía bắc đảo 3 km về hướng Bắc ( bức thư khơng nĩi rõ đường này sẽ chấm dứt ở đâu). Những đảo nằm về phía nam đường Brévié ( kể cả đảo Phú Quốc) thuộc quyền kiểm soát hành chính và cảnh sát của Nam Kì, còn những đảo phía bắc thuộc quyền Campuchia. Đích thân Brévié đã ghi rõ trên bản đồ gốc: “Chỉ các vấn đề hành chính và cảnh sát mới được xem xét ở đây, còn vấn đề chủ quyền của các đảo đó vẫn chưa được giải quyết” [51, tr.119; 60, tr.112].
Khâm sứ Pháp ở Cao Miên cho đăng bức thư trong Công báo Campuchia trong mục thông tư (nên về sau có người lầm lẫn gọi là thông tư Brévié), nhưng cắt mất câu của bức thư khẳng định việc hoàn toàn bảo lưu vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Còn Thống đốc Nam Kỳ lại không cho đăng bức thư Brévié trong Công báo. Vì bức thư không được đăng trong Công báo Đông Dương và Công báo Nam Kỳ, bản được đăng ở Công báo Campuchia lại không theo đúng nguyên bản nên cho đến nay cả Việt Nam và Campuchia đều chưa tìm thấy sơ đồ của đường Brévié đính kèm theo bức thư của Toàn quyền Đông Dương. Vì lẽ này, hiện nay có nhiều cách thể hiện đường Brévié.:
- Trong luận án tiến sỹ của Sarin Chhak, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia thời Sihanouk, đường Brévié được thể hiện không phải là một đường liên tục mà là một đường đứt đoạn với 4 đoạn cách nhau khá xa . - Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa khi công bố đường ranh giới tuần tiễu trên biển đã thể hiện đường Brévié chấm dứt ngay ở Đông Bắc Phú Quốc.
- Tiến sĩ Mark J. Valencia thuộc trung tâm Đông - Tây của Hoa Kỳ trong một cuốn sách xuất bản năm 1985 đã thể hiện đường Brévié theo các đoạn thẳng, cách các điểm nhô ra nhất của đảo Phú Quốc 3km. Đây cũng là cách mà Nicholas Prescott, giáo sư người Australia thể hiện trong một cuốn sách xuất bản năm 1981.
119() Ngày 18.8.1963, Sihanouk đã gửi công hàm cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch MTDTGPMNVN. Công hàm nêu rõ:"Về phần mình, Campuchia chỉ yêu cầu công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như nó được thể hiện trên các bản đồ thông dụng năm 1954, và sự công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn đòi hỏi không có một lí lẽ nào"[Lưu Văn Lợi (1990).
Việt Nam – Đất, Biển, Trời. NXB Hà Nội. Dẫn lại theo Các văn bản pháp lí về việc giải quyết các vấn đề biên giới Việt Nam-Campuchia. NXB Thế giới. Hà Nội, 2006, tr.38].
120() Tên gọi chính thức của Campuchia từ ngày 5.4.1976.
- Cách thứ tư là cách vẽ của chính quyền Pol Pot khi công bố bản đồ nước Campuchia Dân chủ tháng 8-1977. Đây là cách thể hiện xa rời câu chữ của bức thư Brévié nhất: trong thư viết đường Brévié vòng qua Bắc đảo Phú Quốc, cách điểm nhô ra nhất của bờ Bắc đảo Phú Quốc 3km thì sơ đồ này đã thể hiện đường Brévié vòng từ phía Bắc đảo rồi trở lại về phía Đông Nam đảo theo một đường liên tục, điểm nào cũng cách bờ biển Phú Quốc 3km.
Ngày 8.6.1967, VNDCCH đã đồng ý lấy đường Brévié làm cơ sở xác định chủ quyền đối với các đảo. Còn Sihanouk chưa bao giờ công nhận đường này, hẳn là với hi vọng sẽ đòi thêm các đảo nằm về phía nam [60, tr.113].
Phía Việt Nam nhắc lại quan điểm đã đưa ra năm 1967, đồng thời nhấn mạnh rằng đường Brévié không thể được xem là đường biên giới trên biển. Đoàn Việt Nam còn đề nghị đường biên giới trên biển nên được vạch ra sao cho người Việt Nam có thể dễ dàng đi từ đất liền ra đảo; bù lại, Việt Nam sẽ nhân nhượng Campuchia ở những vùng biển xa hơn.
Đoàn Campuchia Dân chủ đã bác bỏ đề xuất vừa nêu của đoàn Việt Nam.
Rốt cuộc, hai đoàn chỉ đạt được thỏa thuận về ba biện pháp tạm thời như sau:
“1. Hai bên ra sức giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nước mình ở biên giới tăng cường đoàn kết, hữu nghị và tránh va chạm;
2. Mọi va chạm phải được giải quyết trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau;
3. Ban liên lạc hai bên tiến hành điều tra các vụ va chạm và gặp nhau để giải quyết”.
Dù hội nghị cấp cao được dự trù đã không diễn ra do cuộc họp trù bị không đạt được một giải pháp rõ ràng về vấn đề biên giới, tình hình biên giới cho đến cuối năm 1976 nhìn chung không nghi nhận một diễn biến nghiêm trọng nào.
– Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trượt nhanh đến chỗ đoạn tuyệt. Trung Quốc tăng cường quan hệ với Campuchia.
Trong thời gian quan hệ vốn không thân thiện giữa Việt Nam và Campuchia Dân chủ thoái hóa mau chóng thành sự đối đầu, quan hệ vốn xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng trượt nhanh đến chỗ đoạn tuyệt. Tháng 6.1975, phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, người thay thủ tướng Chu Ân Lai đang bệnh nặng chủ trì công việc thường nhật của chính phủ và của cả Trung ương đảng, tuyên bố rằng Liên Xô đang thay Mỹ để trở thành mối đe dọa chính cho hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á và người xôviết “tìm kiếm một cách tham lam vô độ các căn cứ quân sự mới ở châu AÙ” [51, tr.62]. Đây hiển nhiên là một lời cảnh báo nhằm vào Việt Nam. Cuối tháng 9.1975, đoàn đại biểu cấp cao đảng và nhà nước Việt Nam do Lê Duẩn dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc. Tuy được Bắc Kinh cam kết thực hiện các khoản viện trợ đã hứa cho Việt Nam trước năm 1975 để xây dựng 111 công trình, nhưng người lãnh đạo Việt Nam khước từ tham gia mặt trận chung chống bá quyền mà Đặng Tiểu Bình gợi ý. Hậu quả là hai bên đã không ra được một thông cáo chung. Cũng trong tháng 9.1975, chuyến viếng thăm chính thức Liên Xô của Lê Duẩn đã kết thúc vừa bằng các cam kết của Liên Xô liên quan đến việc xây dựng một số cơ sở
kinh tế quan trọng cho Việt Nam, vừa bằng một thông cáo chung. Tình tiết này cho thấy Việt Nam nhất trí với Liên Xô trong hoạt động đối ngoại.
Một tháng trước đó, tháng 8.1975, Khiêu Samphan, về danh nghĩa chính thức là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia, đã sang thăm Trung Quốc và kí một thông cáo phản ánh đầy đủ đường lối đối ngoại đương thời của Bắc Kinh, nghĩa là “cùng chung đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bá quyền”. Nhờ vậy, vào giữa tháng 9.1975, Bắc Kinh đã quyết định tăng số viện trợ kinh tế và quân sự cho Campuchia lên tổng cộng 1 tỉ USD, trong đó có khoản viện trợ ngay lập tức không hoàn lại trị giá 20 triệu USD. Đây là "khoản viện trợ lớn lao nhất mà Trung Quốc chưa từng dành cho nước nào khác” [60, tr.129]. Trong năm 1976, Trung Quốc tiếp tục thực hiện các cam kết viện trợ kinh tế và nhất là quân sự cho Campuchia dân chủ. Ngày 10.2, Trung Quốc và Campuchia dân chủ đã kí một hiệp ước quân sự. Vũ khí mà Trung Quốc cung cấp cho Campuchia bao gồm cả các loại vũ khí tiến công hiện đại như đại bác 120 li và 130 li, tăng và chiến đấu cơ, tàu tuần duyên, tàu ngư loâi...(121).
Một nhà nghiên cứu người Mĩ nhận xét: “Trong năm đầu tiên thời hậu chiến, [Trung Quốc] nổi lên như một nước ngoài có vai trò đáng kể ở Campuchia..., cung cấp chương trình trợ giúp duy nhất về quân sự” [29,tr.78].
Mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa CHND Trung Hoa và Campuchia dân chủ dường như không chịu ảnh hưởng của những thay đổi diễn ra trong nội bộ ban lãnh đạo chóp bu Trung Quốc. Sau những cái chết liên tiếp của Chu Ân Lai (1.1976) và Mao Trạch Đụng (9.1976), “tứ nhõn bang” bị loại trừ (10.1976)ứ, Hoa Quốc Phong – người được đớch thân Mao Trạch Đông chiû định thay thế mình – đã giành được thắng lợi. Sự việc Đặng Tiểu Bình – đối thủ chính của Hoa Quốc Phong – quay lại bộ máy quyền lực trung ương từ tháng 7.1977 không mảy may tác động tiêu cực lên mối quan hệ đang trở nên ngày càng thân thiết giữa Trung Quốc và Campuchia dân chủ.
Yên tâm với sự giúp đỡ to lớn từ phía Trung Quốc, tháng 12.1976, Pol Pot ra lệnh cho đảng Cộng sản Campuchia “tiến hành những bước chuẩn bị lâu dài cho một cuộc chiến du kích và cho một cuộc chiến sử dụng lực lượng quy ước” [60, tr.357].
Tháng 1.1977, Campuchia dân chủ bắt đầu rút các quan chức khỏi những ủy ban liên lạc biên giới song phương. Từ nửa sau tháng 1, quân lính Campuchia dân chủ bắt đầu tổ chức những cuộc đột kích vào sâu trong lãnh thổ Thái Lan, Lào và nhất là Việt Nam. Ngày 14.1.1977, gần một trung đoàn Campuchia đã tiến công các đồn và chốt biên phòng của Việt Nam trong khu vực Bu Prang. Sau đó, các đơn vị Campuchia tăng cường những hoạt động đột kích vào tỉnh Đắc Lắc, vùng mỏ Vẹt (Long An), một số địa điểm thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang.
121() Xem chi tiết về viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Campuchia dân chủ trong [13, tr.200-205].
Tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia xấu đi một cách nghiêm trọng từ tháng 3.1977 trở đi. Trong các ngày 15 – 18 và 25 – 28.3, quân lính Campuchia đã tiến hành các hoạt động xâm nhập các tỉnh Kiên Giang và An Giang dọc theo một khu vực dài gần 100km từ Hà Tiên đến Tịnh Biên. Giữa tháng 4.1977, trong buổi tiếp tân được tổ chức ở đại sứ quán Campuchia dân chủ nhân kỉ niệm hai năm ngày chiến thắng, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Hoàng Hoa công khai tuyên bố rằng Campuchia dân chủ đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ tiếp tục đường lối của Mao Trạch Đông là sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu, chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của những nước lân bang. Đây rõ ràng là những lời lẽ nhắm vào Việt Nam và chúng cho thấy Trung Quốc đã đứng về phía Campuchia trong quan hệ đối đầu Việt Nam – Campuchia.
Yên tâm với sự ủng hộ của Trung Quốc, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam kỉ niệm cũng hai năm ngày chiến thắng, quân đội Campuchia đã tổ chức cuộc tiến công đồng loạt vào 14 xã biên giới trong tỉnh An Giang. Chính phủ Việt Nam xem biến cố này là mốc mở đầu cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa hai nước. Từ đó, hầu như không ngày nào là không xảy ra những cuộc đụng độ vũ trang dọc theo biên giới, nhất là trong phạm vi tỉnh Taây Ninh.
Ngày 7.6.1977, BCHTƯ đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ CHXHCN Việt Nam gửi thư cho BCHTƯ đảng Cộng sản Campuchia và chính phủ Campuchia dân chủ đề nghị mở cuộc đàm phán giữa lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai chính phủ càng sớm càng tốt. Trong thư trà lời đề ngày 18.6.1977, phớa Campuchia dõn chủ đồng ý việc gặp nhau là cầứn thiết, đồng thời đề nghị “để một thời gian cho tình hình trở lại bình thường, không có những va chạm về biên giới...”, rồi mới gặp nhau. Đây chẳng khác gì một lời từ chối, vì tình hình thực tế là trong nửa sau năm 1977, dọc theo biên giới hai nước hầu như không ngày nào không xảy ra những vụ va chạm vũ trang.
Cuối cùng, ngày 31.12.1977, sau cuộc hành quân phản công của quân đội Việt Nam đánh sâu vào lãnh thổ Campuchia diễn ra từ ngày 2.12.1977, chính phủ Campuchia dân chủ ra tuyên bố chính thức cáo giác Việt Nam xâm lược Campuchia, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, rút sứ quán Campuchia ở Hà Nội và yêu cầu tất cả cán bộ ngoại giao của sứ quán Việt Nam ở Phnompenh rời Campuchia.
Trong lúc các cuộc va chạm vũ trang diễn ra ngày một nhiều trên biên giới Việt Nam – Campuchia, cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biên giới đã khởi sự và kết thúc vào cuối tháng 12.1977 mà không mang lại kết quả nào.
Cuối năm 1976 đã xảy ra xung đột ở biên giới Việt – Trung tại khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn. Hạ tuần tháng 9.1977, hai nước đã tiến hành đàm phán về vấn đề biên giới ở cấp thứ trưởng ngoại giao. Cuộc đàm phán đã diễn ra ba vòng: hai vòng đầu gồm tám phiên kéo dài từ ngày 20.9 đến ngày 2.12.1977 ở Bắc Kinh; vòng ba từ ngày 13 đến ngày 26.12.1977 ở Hà Nội. Cũng cần nói thêm là trong chuyến viếng thăm Trung Quốc của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20 đến ngày 25.11.1977, hai bên đã có những bất đồng sâu sắc quanh vấn đề Campuchia.