Việt Nam quyết định rút toàn bộ quân khỏi Campuchia vào tháng 9.1989

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 273 - 279)

Cũng trong khoảng thời gian trên, trong quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN đã diễn ra những chuyển biến tích cực.

Tháng 8.1988, Thái Lan có một thủ tướng mới: Chatichai Choonhavan. Ngay khi lên cầm quyền, ông này đã lưu ý Thái Lan sẽ nhìn các nước Đông Dương “không phải như một chiến trường, mà như một thị trường” [Pravda, 6.8.1988]. Tân thủ tướng Thái Lan phát biểu rằng cần giải quyết vấn đề Campuchia càng nhanh càng tốt và đã có đủ mọi yếu tố để mau chóng đạt được một thỏa thuận liên quan [Pravda, 6.8.1988]. Ngày 8.9, ông tuyên bố rằng chính phủ Thái Lan sẽ khuyến khích các doanh gia tư nhân tăng cường hoạt động thương mại với Việt Nam và Lào. Theo ông, đây sẽ là việc làm góp phần giải tỏa tình hình căng thẳng trong vùng. Ông nhấn mạnh rằng Thái Lan sẽ thúc đẩy buôn bán với Việt Nam và Lào, không kể đến việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia [Nhân dân, 10.9.1988]. Cuối tháng 11, thủ tướng Choonhavan viếng thăm chính thức Lào. Trong số những thỏa thuận quan trọng đạt được, có quyết định thành lập một ủy ban hỗn hợp Lào-Thái nhằm tìm kiếm phương sách giải quyết vấn đề biên giới hai nước.

Toàn bộ các diễn biến trên trong quan hệ Xô-Trung và quan hệ Thái Lan-Lào-Việt Nam không thể không tác động đến lập trường của Việt Nam. Ngày 6.1.1989, tại lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CHND Campuchia, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố sẽ rút hết quân Việt Nam khỏi Campuchia vào tháng 9.1989, nếu có giải pháp chính trị.

Sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam diễn ra ngày 7.1.1989 (lần đầu tiên kể từ năm 1976) bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sithi Savetsila tuyên bố tại cuộc họp báo, sau

khi trở về nước: “Các giới chức Việt Nam nói rõ với tôi rằng họ sẽ rút toàn bộ quân vào tháng 9 năm nay, bất kể có thể xảy ra vấn đề gì” [Bangkok Post, 13.1.1989].

Bước đi quan trọng nói trên của Việt Nam được cả Bắc Kinh và Moskva đón nhận với thái độ tích cực. Tuyên bố chung được đưa ra ngày 5.2.1989 nhân chuyến viếng thăm chính thức của Shevardnadze ở Bắc Kinh nói rằng hai nước “quan tâm đến quyết định củaViệt Nam rút toàn bộ quân khỏi Campuchia không trễ hơn cuối tháng 9.1989 và bày tỏ hi vọng rằng việc thực hiện nó sẽ thúc đẩy tiến trình đàm phán các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc giải quyết vấn đề Campuchia” [Pravda, 6.2.1989]. Hai nước đồng ý rằng sau khi Việt Nam rút hết quân, lực lượng vũ trang của tất cả các bên Campuchia không được tăng thêm và nếu cần, nên được giảm xuống, rằng trên lãnh thổ Campuchia không được có căn cứ và quân lính nước ngoài, rằng cần có sự kiểm soát của quốc tế đối với việc rút quân Việt Nam, duy trì hòa bình và tiến hành tổng tuyển cử ở Campuchia. Văn kiện nhấn mạnh rằng trong tiến trình tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, cần tạo dần các điều kiện để LHQ có thể đóng một vai trò cần thiết. Tuyên bố đồng thời cũng để lộ bất đồng của hai bên. Trong lúc Trung Quốc nhấn mạnh đến ý tưởng thành lập một chính phủ bốn bên do Sihanouk lãnh đạo, phía Liên Xô chỉ đồng ý việc thành lập một liên minh bốn bên do Sihanouk làm chủ tịch. Về vấn đề đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đến Campuchia, Liên Xô không bày tỏ sự ủng hộ, mà cũng không phản đối. Nhưng gây cho Việt Nam nhiều lo lắng hơn cả là thái độ không rõ ràng của Liên Xô và Trung Quốc đối với việc ngăn chặn Pol Pot quay lại nắm quyền. Liên Xô và Trung Quốc chỉ ghi trong Tuyên bố rằng hai nước “không để Campuchia quay lại với chính sách và chế độ cách đây khoâng laâu”.

Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao Đông Dương diễn ra ở Phnompenh ngày 17.2.1989 đã nhấn mạnh rằng nhiệm vụ hàng đầu của cuộc gặp không chính thức sẽ diễn ra tại Jakarta – tức Hội nghị JIM-2 là xác định các biện pháp cụ thể cho việc thực hiện hai vấn đề then chốt: Việt Nam rút quân và ngăn chặn việc tái lập chế độ diệt chủng Pol Pot [Nhaân daân, 18.2.1989].

Diễn ra trong các ngày 19 – 21.2.1989 ở Jakarta, Hội nghị JIM-2 đã đạt được các thỏa thuận sau:

- Điểm mấu chốt của vấn đề Campuchia là sự gắn kết hai việc sau: rút quân Việt Nam khỏi Campuchia trong khuôn khổ một giải pháp chính trị toàn diện, ngăn chặn sự hồi sinh của chính sách và chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt mọi sự can thiệp từ bên ngoài và ngừng cung cấp vũ khí cho mọi phe phái ở Campuchia;

- Ngay sau khi thỏa thuận về một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia có hiệu lực, phải ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Campuchia, sau đó Việt Nam sẽ rút hết quân về nước không trễ hơn ngày 30.9.1989;

- Việc rút quân Việt Nam sẽ được tiến hành cùng lúc với việc ngừng can thiệp và ngừng cung cấp vũ khí cho mọi phe phái ở Campuchia;

- Tổng tuyển cử phải được tiến hành dưới sự giám sát của quốc tế;

- Vấn đề về một nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, hòa bình và không liên kết

phải được các bên Campuchia giải quyết bằng con đường đàm phán [Nhân dân, 23.2.1989].

Như vậy JIM-2 có thể được đánh giá là một thắng lợi của Việt Nam. Nhưng những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ý thức rằng sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Liên Xô được thể hiện bằng chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc của Gorbachev được dự trù trong tháng 5.1989 sẽ không có lợi cho vị trí của Việt Nam trong vấn đề Campuchia.

Đầu tháng 4, khi trả lời câu hỏi của nhà báo về chuyến đi của Gorbachev, thủ tướng Lý Bằng lưu ý rằng một trong các chủ đề thảo luận sẽ là vấn đề Campuchia. Ông thậm chí nhấn mạnh: “Có thể sẽ diễn ra cuộc đối thoại về các vấn đề kinh tế, nhưng đó sẽ không phải là chủ đề quan trọng nhất” [Izvestia, 6.4.1989].

Trong hoàn cảnh trên, Việt Nam quyết định đi trước một bước nhằm xác định giới hạn của những nhượng bộ mà Hà Nội có thể chấp nhận được quanh vấn đề Campuchia.

Ngày 5.4.1989, Việt Nam quyết định rút hết quân khỏi Campuchia vào cuối tháng 9, dù có hay không một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Trả lời câu hỏi của báo Nhân dân về lập trường của Việt Nam trong trường hợp Pol Pot quay lại nắm quyền, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố rằng những quốc gia nào trước đây từng đòi Việt Nam rút quân phải chịu trách nhiệm về viễn cảnh vừa nêu [Nhân dân, 6.4.1989]. Như vậy, chính phủ Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn khả năng đưa quân trở lại Campuchia, ngay cả trong trường hợp xấu nhất. Phối hợp với động thái vừa nêu của Việt Nam, ngày 30.4.1989, Quốc hội Campuchia ra tuyên bố về nền trung lập vĩnh viễn của Campuchia (đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ mối “quan hệ đặc biệt” với nước này) và đổi tên CHND Campuchia thành Quốc gia Campuchia.

Sau quyết định trên của Việt Nam, nội dung cốt lõi của vấn đề Campuchia giờ đây là hai câu hỏi: ai sẽ nắm quyền ở Campuchia trong thời kì quá độ kéo dài từ lúc Việt Nam hoàn tất việc rút quân cho đến lúc một chính phủ mới được thành lập dựa trên kết quả của cuộc tổng tuyển cử ? Vai trò của LHQ trong vấn đề Campuchia? Tại cuộc gặp giữa Hun Sen, Sihanouk và Son Sann diễn ra trong các ngày 2 – 3.5.1989 ở Jakarta, thủ tướng CHND Campuchia tuyên bố chính phủ ông và “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chuû” sẽ được giải tán, nhưng chỉ sau tổng tuyển cử mà thôi. Hun Sen đề nghị thành lập Hội đồng tối cao hòa giải đứng đầu là Sihanouk. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức tổng tuyển cử. Hun Sen cũng xác định nhiệm vụ của bộ máy giám sát quốc tế là theo dõi việc ngừng bắn, việc quân Việt Nam rút và việc chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên kình chống nhau [Nhân daân, 6.5.1989].

Thông cáo chung Xô-Trung được công bố ngày 18.5, khi Gorbachev kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc, đã nêu rõ rằng Trung Quốc ủng hộ việc thành lập một chính phủ lâm thời bốn bên đứng đầu là Sihanouk trong giai đoạn quá độ từ lúc Việt Nam hoàn tất việc rút quân cho đến lúc kết thúc tổng tuyển cử. Về phần mình, Liên Xô nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết các vấn đề nội bộ của Campuchia, bao gồm cả vấn đề về quyền lực trong giai đoạn quá độ [Pravda, 19.5.1989]. Trong khoảng thời gian này, chính

phủ Mĩ, thông qua bộ trưởng Ngoại giao James Baker, đưa ra ý tưởng về “sự tham gia ở mức tối thiểu” của Khmer Đỏ vào chính phủ lâm thời [Za Rubejom, Moskva, No4/1989, tr.8;

Thời đại mới, Moskva, 18/1989, tr.13-14].

Ngày 30.7.1989, tại Paris đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Campuchia nhằm mục đích, theo lời khai mạc của bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Shevardnadze, tìm ra “một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột” ở Campuchia, với sự tham dự của 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 6 nước thành viên ASEAN, Việt Nam, Lào, Australia, Canada, Ấn Độ, Nhật, đại diện tổng thư kí LHQ, Zimbabwe (trong tư cách nước chủ tịch Phong trào không liên kết), đoàn Campuchia (gồm Sihanouk, Hun Sen, Son Soubert – con trai Son Sann - va ứ Khieõu Samphan).

Qua các bài phát biểu của những nước đóng vai trò chính trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia, các nội dung sau chiếm vị trí hàng đầu: rút quân nước ngoài, ngừng bắn và chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên ở Campuchia, không để lập lại chế độ và chính sách diệt chủng Pol Pot, xác định một cơ cấu quyền lực ở Campuchia trong thời kì quá độ, thiết lập một bộ máy quốc tế kiểm soát hiệu quả và các đảm bảo quốc tế.

Nhìn chung, các nước tham dự không gặp khó khăn trong nỗ lực khắc phục các bất đồng quanh các khía cạnh quốc tế của vấn đề Campuchia và đi đến sự đồng thuận: rút quân đội nước ngoài, lập bộ máy quốc tế kiểm soát, ngăn ngừa nội chiến, chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên Campuchia, không để lực lượng Pol Pot chiếm chính quyền sau khi Việt Nam rút quân, đảm bảo quy chế độc lập, trung lập và không liên kết của Campuchia.

Tuy nhiên, quanh các khía cạnh nội bộ của vấn đề Campuchia đã bùng phát những cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai phe chính: Việt Nam và Quốc gia Campuchia một bên, Trung Quốc và Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ một bên.

– Vai trò của lực lượng Pol Pot và vấn đề quyền lực ở Campuchia sau khi Việt Nam ruùt heát quaân.

Hun Sen nhất mực khẳng định rằng chính phủ ông sẽ không tán thành bất kì vai trò nào của lực lượng Pol Pot trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia và sự tham gia của họ vào một chính phủ lâm thời trong tương lai [Nhân dân, 28.8.1989]. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng phát biểu tương tự: “Nhân dân Campuchia không thể chấp nhận bất kì giải pháp nào không loại trừ vĩnh viễn vấn đề diệt chủng Pol Pot” [Nhân dân, 1.8.1989]. Ở vòng hai, ông tuyên bố thẳng: “Việt Nam sẽ không kí văn kiện nào không loại trừ bè lũ diệt chủng hoặc thừa nhận tính hợp pháp của nó” [Nhân dân, 31.8.1989].

Về phần mình, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kì Tham cũng đưa ra những lời lẽ cả quyết không kém: “Hai nhân tố chính cho một giải pháp chính trị của vấn đề Campuchia là rút thực sự và toàn bộ quân Việt Nam và thành lập một chính phủ liên hiệp bốn bên đứng đầu là Sihanouk”. Theo lời ông, chính phủ này là “phương tiện thực tiễn nhất và hữu hiệu nhất để đảm bảo hòa bình ở Campuchia trong thời kì quá độ từ lúc Việt Nam rút

hết quân và tiến hành tổng tuyển cưû”. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc không ngần ngại nói thật rõ ý định của Bắc Kinh nếu những yêu cầu vừa nêu không được đáp ứng: “Nếu Việt Nam không thực sự rút hết quân, thì không thể nói đến hòa bình ở Campuchia. Tương tự như vậy, nếu không xóa bỏ hậu quả của hành động xâm lăng của Việt Nam [ý muốn nói đến sự tồn tại của chính phủ Heng Samrin – Hun Sen] sau khi rút quân, thì Campuchia không cách gì yên ổn được” [Ekho Planety, Moskva, 38/1989, tr.10; Beijing Review, 34/1989, tr.7].

Phái đoàn Mĩ đưa ra một lập trường trung dung: “Hoa Kì tin tưởng sâu sắc rằng

“Khmer Đỏ” không được giữ bất kì vai trò gì trong việc hoạch định tương lai của Campuchia. Tuy nhiên, Hoa Kì sẵn sàng ủng hộ hoàng thân Sihanouk, nếu ông ấy thấy cần thiết đưa tất cả các bên Khmer vào một liên minh tạm thời... Nhưng quy mô ủng hộ của chúng tôi... tỉ lệ nghịch với mức độ tham gia của “Khmer Đoû”... [Ekho Planety, Moskva, 38/1989, tr.6].

Do các bên Campuchia không đạt được sự nhất trí về cơ cấu quyền lực của một chính phủ lâm thời, nên Hun Sen nhắc lại đề nghị duy trì nguyên trạng ở Campuchia cho đến lúc hoàn tất tổng tuyển cử, còn Sihanouk vẫn một mực đòi thành lập chính phủ lâm thời bốn beân.

– Vai trò của LHQ

Về vai trò của LHQ trong bộ máy quốc tế giám sát việc rút quân Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch nói rõ rằng bộ máy này sẽ nằm trong khuôn khổ của hội nghị quốc tế và bên ngoài khuôn khổ LHQ. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng vai trò lãnh đạo của LHQ đối với bộ máy này” [Nhân dân, 10.8.1989]. Hun Sen nói rõ hơn: “LHQ không thể có bất kì vai trò nào trong giải pháp cho vấn đề Campuchia nếu chiếc ghế của Campuchia tại tổ chức LHQ vẫn còn do cái gọi là “Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chuû”, một sự trá hình của Khmer Đỏ, nắm giữ và nếu LHQ tiếp tục giữ lập trường ủng hộ một bên và chống một bên thì không thể công bằng và vô tư trong việc kiểm soát quốc tế. Các nước Đông Dương tuyên bố sẵn sàng ủng hộ một vai trò lớn hơn của LHQ trong giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia nếu tổ chức này từ bỏ đường lối hiện tại của mình”.

Trong lúc đó, Trung Quốc nhấn mạnh đến đề nghị trao cho LHQ vai trò chính, và thậm chí lãnh đạo trong bộ máy giám sát. Ngày 18.6, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc tuyên bố rằng hai vấn đề chính của hội nghị là cấu trúc của chính phủ liên hiệp lâm thời và vai trò của LHQ đối với bộ máy giám sát quốc tế [ Le Monde, 18.8.1989].

Do những bất đồng trên, Hội nghị Paris đã kết thúc ngày 31.8.1989 bằng một tuyên bố rằng hiện nay chưa thể tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Kết quả đáng khích lệ nhất là một ủy hội được thành lập dưới sự chủ trì của Pháp và Indonesia nhằm thúc đẩy cuộc thảo luận giữa các bên Campuchia quanh việc thực thi đường lối hòa giải và cấu trúc quyền lực trong giai đoạn quá độ.

Ngày 26.9.1989, Việt Nam hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia. Ngày 28, chính

phủ Việt Nam ra tuyên bố đã hoàn tất việc rút quân khỏi Campuchia và như vậy đã dỡ bỏ một trong hai trở ngại chính gắn liền với nhau trên bước đường giải quyết vấn đề Campuchia. Tuyên bố nói tiếp: “Vấn đề then chốt còn lại là ngừng viện trợ quân sự và can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Campuchia, ngăn ngừa nội chiến bùng phát và tái lập chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia”. Tuyên bố xem việc giải quyết vấn đề then chốt còn lại là nghĩa vụ của các nước và các bên liên quan [Nhân dân, 30.9.1989].

Nhưng đó lại không phải là lập trường của Bắc Kinh. Một bài xã luận đăng trên tờ Beijing Review đòi hỏi Việt Nam phải xóa bỏ hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia, tức chế độ Heng Samrin và đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời bốn bên đứng đầu là Sihanouk [Beijing Review, 42/1989, tr.9]. Bên cạnh đó, Trung Quốc, Hoa Kì, Thái Lan, Singapore và cả LHQ đều tỏ thái độ hoài nghi đối với việc Việt Nam đã rút toàn bộ quân, nếu không có sự chứng thực của LHQ [Beijing Review, 42/1989; Bangkok Post 27.9 và 30.9.1989].

Ngày 16.11.1989, Kì họp thứ 44 của ĐHĐ LHQ đã thông qua (bằng 124 phiếu thuận, 17 phiếu chống và 12 phiếu trắng) nghị quyết về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia bao gồm: Việt Nam rút quân dưới sự giám sát của LHQ, thành lập chính phủ lâm thời 4 bên do Sihanouk cầm đầu với điều kiện không để lặp lại “chính sách và chế độ bị tất cả lên án cách đây không lâu” [Bangkok Post, 16 – 17.11.1989]. Nghị quyết này tạo thành sức ép đè nặng lên lập trường lâu nay của Việt Nam là không chấp nhận để LHQ có vai trò quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia. Khách quan mà nói đeo đuổi lập trường vừa nêu là việc làm ngày càng khó khăn cho Việt Nam, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải đối đầu với bao khó khăn chồng chất về đối nội và những bất lợi ngày càng nghiêm trọng về đối ngoại (không còn chỗ dựa vững chắc từ Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã ở Đông Âu và đang có dấu hiệu trượt nhanh đến chỗ sụp đổ ở Liên Xô, Việt Nam không còn quân đội ở Campuchia). Và có ý nghĩa không kém là những diến biến đáng lo ngại ở ngay tại Campuchia sau khi Việt Nam rút quân.

Như đã đề cập ở trên, sự việc Việt Nam rút quân mà không có sự giám sát quốc tế đã không được hai cường quốc có quyền lợi trong vấn đề Campuchia là Trung Quốc và Hoa Kì công nhận. Diễn biến này có nghĩa là những mặt có liên quan còn lại (ngừng viện trợ cho các phái xung đột ở Campuchia và ngăn trở Pol Pot quay lại cầm quyền ) vẫn còn để ngỏ, và hơn thế nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực của Việt Nam nhắm đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kì.

Ngày 15.11.1988, Việt Nam chính thức đề nghị Trung Quốc tổ chức cuộc gặp cấp bộ trưởng ngoại giao để bàn về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Từ ngày 16 đến ngày 19.1.1989, vòng đàm phán đầu tiên Việt Nam-Trung Quốc cấp thứ trưởng ngoại giao đã diễn ra ở Bắc Kinh. Ngày 6.11.1989, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Văn Linh đã gửi cho nhà lãnh đạo trong thực tế ở Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình thông điệp miệng bày tỏ mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước. Mãi đến ngày 12.1.1990, Đặng Tiểu Bình trả lời rằng Việt Nam cần rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia, đồng thời

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 273 - 279)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w