VI.1. VIỆC THỰC THI ĐIỀU 7 TRONG TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ GENEVA (1954 – 1959)
VI.1.2. Chính phủ Hoa Kì giúp đỡ Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng biệt (1954 – 1956)
Mục (a) điều 14 của Hiệp định Geneva ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất nước Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập kết ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản trị hành chính ở vùng ấy”. Như vậy phần lãnh thổ của Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17 sẽ do Pháp chịu trách nhiệm quản trị hành chính, vì cho đến lúc Hiệp định Geneva được kí bởi người đại diện của Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương (mà Quân đội Quốc gia Việt Nam đông 369.000
người là một bộ phận), quyền và quyền lợi của Quốc gia Việt Nam trong các lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng vẫn do nước Pháp đại diện thay.
Điều 27 của Hiệp định Geneva có lưu ý sau: “Những người kí Hiệp định này và những người kế tiếp nhiệm vụ của họ sẽ có nhiệm vụ đảm bảo sự tôn trọng việc thực hiện các điều khoản của Hiệp định này”(65).
Ngày 14.6.1954, giữa lúc Hội nghị Geneva đang diễn ra, Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam là Bảo Đại đã bổ nhiệm Ngô Đình Diệm, một chính khách sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 1950, làm thủ tướng. Có mặt ở Sài Gòn từ ngày 25.6.1954 và chính thức nhậm chức ngày 7.7.1954, Ngô Đình Diệm phải đối mặt ngay với những lực lượng chống đôùi ông: tướng Nguyễn Văn Hinh – tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam – trung thành với Quốc trưởng Bảo Đại, Bình Xuyên, các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, trong lúc vẫn chưa tạo được một chỗ dựa đủ mạnh. Tuy nhiên, Diệm có một át chủ bài: sự ủng hộ của các quan chức ngoại giao Mĩ tán đồng chủ trương “không để việc mất Bắc Việt Nam cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương”. Dưới tác động của họ, ngày 20.8.1954, tổng thống Hoa Kì D.
Eisenhower đã tán thành Nghị quyết mang số hiệu NSC 5429/2 của HĐANQG có nhan đề
“Duyệt xét lại chính sách Hoa Kì ở Viễn Đông”.Sau khi đưa ra nhận xét:”Những thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương mà đỉnh cao là Hiệp định Geneva đã kéo theo những hậu quả nghiêm trọng gây tổn hại cho an ninh của Hoa Kì. Ở Việt Nam, những người cộng sản đã giành một đầu cầu cho phép họ gây sức ép cả về quân sự lẫn không quân sự lên những vùng không cộng sản cả lân cận và không lân cận”, Nghị quyết đã phác thảo một chương trình hành động gồm ba nội dung sau:
- “Về quân sự, Hoa Kì sẽ làm việc với Pháp chỉ ở mức độ cần thiết nhằm xây dựng một lực lượng bản xứ đủ sức đảm bảo an ninh trong nước.
- Về kinh tế, Hoa Kì sẽ khởi sự viện trợ trực tiếp cho người Việt Nam, không còn thông qua người Pháp như trước đây. Người Pháp sẽ được tách ra khỏi các chức vụ chỉ huy.
- Về chính trị, Hoa Kì sẽ làm việc với thủ tướng Diệm, nhưng sẽ khuyến khích ông ta mở rộng chính phủ của mình và thiết lập những định chế dân chủ hơn” [71, tr.15].
Ngày 29.9.1954, Hoa Kì giành được một thắng lợi có ý nghĩa. Thông cáo chung của hai chính phủ Hoa Kì và Pháp được công bố ở Paris cho thấy Pháp tán thành để Hoa Kì viện trợ trực tiếp cho Nam Việt Nam [32, tr.309] và gây sức ép để Bảo Đại ngừng chống Ngoõ ẹỡnh Dieọm [22, tr.199].
Không chỉ Nhà trắng, mà cả Đồi Capitol cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Ngô
65() Ngày 4.6.1954, Pháp và Quốc gia Việt Nam đã kí Thỏa thuận, theo đó Pháp nhìn nhận Việt Nam là một “Quốc gia độc lập và có chủ quyền đầy đủ” và đồng ý chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam “ mọi thẩm quyền và cơ quan công quyền” mà Pháp còn nắm giữ. Thỏa thuận đồng thời được ghi rõ rằng nền độc lập của Quốc gia Việt Nam phải bao gồm cả việc gánh vác mọi cam kết “phát sinh từ các hiệp ước hay thỏa ước quốc tế mà Pháp đã kí thay mặt Quốc gia Việt Nam, và từ mọi hiệp ước hay thỏa ước khác mà Pháp đã kí nhân danh Đông Dương thuộc Pháp trong chừng mực chúng có liên quan đến Việt Nam”. Cần lưu ý ngay ở đây rằng Thỏa thuận ngày 4.6.1954 không hề được Quốc hội hai nước phê chuẩn.
Đình Diệm. Trong báo cáo đề ngày 15.10.1954 gửi đến Uûy ban đối ngoại Thượng viện, nghị sĩ Mike Mansfield đã thuật lại tình hình Nam Việt Nam sau chuyến đi vào cuối mùa hè. Tuy nhận định rằng “Sài Gòn đang ở ngay trung tâm của khủng hoảng chính trị” và Diệm vẫn chưa tạo được quyền hành thực sự, Mansfield ám chỉ rằng Hoa Kì không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc gắn bó số phận với Diệm, vì, theo lời ông, “những phương án thay thế chính phủ Diệm được nêu ra đều không có triển vọng. Do vậy, nếu chính phủ Diệm bị lật đổ, tôi tin rằng Hoa Kì nêm xem xét đình chỉ ngay lập tức mọi sự giúp đỡ cho Việt Nam và lực lượng Liên hiệp Pháp ở ủaõy...” [17, tr.170].
Báo cáo đề ngày 15.10.1954 của nghị sĩ Mansfield đã tác động mạnh đến quyết định của Nhà trắng liên quan đến một chương trình giúp đỡ cho chính phủ Sài Gòn. Ngày 23.10.1954, đại sứ Hoa Kì Donald R. Heath đã chuyển đến Diệm bức thư đề ngày 1.10.1954 của Eisenhower. Người đứng đầu Nhà nước Mĩ viết: “Chúng tôi đang xem xét các phương sách và phương tiện nhằm làm cho sự trợ giúp của chúng tôi trở nên có hiệu quả hơn và đóng góp lớn hơn vào sự phồn vinh và ổn định của Chính phủ Việt Nam”. Tác giả bức thư xác định rõ mục đích của sự trợ giúp này là “hỗ trợ chính phủ Việt Nam phát triển và duy trì một quốc gia vững mạnh, có khả năng chống lại mưu toan lật đổ hay xâm lược bằng quân sự”. Bức thư đồng thời nêu rõ: "Chính phủ Hoa Kì mong đợi sự trợ giúp này sẽ được phía Chính phủ Việt Nam đáp ứng bằng một nỗ lực thực hiện các cải cách cần thiết” [56, tr.382-383].
Bức thư trên đã mở đường cho những hành động có ý nghĩa quyết định hơn của các quan chức Mĩ có mặt ở Sài Gòn. Giữa tháng 11, tướng J. Lawton Collins, vừa được cử làm đại diện đặc biệt của tổng thống Hoa Kì ở Nam Việt Nam với hàm đại sứ, đã loan báo rằng Mĩ sẽ “cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể được cho Chính phủ Diệm và chỉ cho chính phủ của ông”. Hoa Kì sẽ không xem xét “việc huấn luyện hay sự giúp đỡ nào khác cho một quân đội Việt Nam không tỏ ra tuân lệnh hoàn toàn và tuyệt đối vị thủ tướng của mình” [56, tr.68]. Hẳn đây là nhân tố chính đưa đến việc tướng Hinh bị Ngô Đình Diệm bãi chức ngày 11.9.1954 và bị Bảo Đại triệu sang Paris ngày 29.11. Cũng nhờ sự giúp đỡ về nhiều mặt của Hoa Kì mà vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.1955, Ngô Đình Diệm đã lần lượt thu phục các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài và đập tan Bình Xuyên, sau một thời gian vất vả chống chọi với sức ép cả chính trị lẫn quân sự của các lực lượng này.
Vững tin vào vị thế đã được củng cố của mình và lời tuyên bố tái khẳng định sự ủng hộ được chính phủ Hoa Kì đưa ra ngày 6.5.1955(66), Ngô Đình Diệm không chỉ xem thường lệnh của Bảo Đại triệu ông sang Paris, mà còn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.l955 nhằm truất phế vị quốc trưởng. Ba ngày sau, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước VNCH trên phần lãnh thổ nam vĩ tuyến 17, với ông là tổng thống.
Trong lúc Ngô Đình Diệm đang ra sức xây dựng Nam Việt Nam thành một quốc gia
66() Nguyên văn như sau: “Hoa Kì rất có cảm tình với một sự nghiệp dân tộc tự do và có hiệu quả. Vì lí do này, chúng tôi đã và đang ủng hộ chính phủ hợp pháp Ngô Đình Diệm” [17, tr.180)].
riêng biệt, người Mĩ cũng đồng thời thúc đẩy các hoạt động thu hẹp vị thế của người Pháp ở miền Nam Việt Nam. Ngày 3.11.1954, đại sứ Donald Health, người đã có mặt và làm việc trong vài năm qua ở Việt Nam, nhưng không có mối quan hệ tốt với cá nhân Ngô Đình Diệm, đã bị Nhà trắng thay bằng tướng J. Lawton Collins. Ông này được giao hai sứ mệnh quan trọng “thứ nhất, tham vấn người Việt Nam xem làm cách nào để một chương trình viện trợ trực tiếp của Mĩ cho Việt Nam có hiệu quả nhất đối với nước này”; chương trình đó phải
“là sự bổ sung cho những biện pháp mà người Việt Nam tự thích nghi”. Nhiệm vụ thứ hai của tân đại sứ là “giữ mối liên lạc chặt chẽ với Cao ủy Pháp, tướng Paul Ely, nhằm mục đích trao đổi quan điểm xem làm cách nào để bảo vệ tốt nhất tự do và phúc lợi của Việt Nam trong những điều kiện hiện nay” [17, tr.174].
Ngay sau khi đến Sài Gòn, Collins đã làm việc với Ely để lập thời biểu cho việc rút quân Pháp khỏi Nam Việt Nam và lên một chương trình huấn luyện cho một quân đội mới của chính phủ Sài Gòn. Collins loan báo rằng Phái bộ Mĩ “sẽ sớm đảm trách việc huấn luyện Quân đội Việt Nam phù hợp với những phương pháp đặc biệt của Mĩ đã tỏ ra có hiệu quả ở Triều Tiờn, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kyứ...” [17,tr.183]. Ngày 13.12.1954, Cao ủy Ely đó kớ với Collins một thỏa thuận mật chuyển giao cho trưởng phái bộ quân sự Mĩ ở Việt Nam (MAAG) trách nhiệm hỗ trợ Chính phủ Sài Gòn tổ chức và huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam với sự tham gia của nhân viên quân sự Mĩ [34, tr.449; 72, tr.63]. Tất nhiên là Collins không hành động đơn độc. Cuối thượng tuần tháng 5.1955, đích thân Dulles đã sang Paris thúc ép người Pháp rút quân khỏi miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt và chuyển giao trách nhiệm huấn luyện quân đội Sài Gòn sang tay người Mĩ [17, tr.183]. Ngày 10.5.1955, Nhà trắng loan báo rằng “thể theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và được sự đồng ý của chính phủ Pháp, [Hoa Kì] đã đảm trách việc huấn luyện quân lực Việt Nam” [17, tr.185]. Mừơi ngày sau, quân Pháp rút khỏi Sài Gòn và tập trung vào một vùng ven biển.
Từ nơi đây, quân Pháp dần dà rút hết khỏi Nam Việt Nam. Ngày 28.4.1956, đơn vị cuối cùng của lực lượng viễn chinh Pháp rời Nam Việt Nam. Ngày 14.5.1956, Pháp gửi công hàm đến hai đồng chủ tịch Hội nghị Geneva là Liên Xô và Anh thông báo quân đội Pháp đã rút khỏi Nam Việt Nam và kể từ ngày 24.8.1956, Pháp không còn trách nhiệm đối với Hiệp định Geneva. Trước đó, Paris đã lần lượt giải tán bộ Các quốc gia Liên kết Đông Dương, chuyển giao chức trách của nó sang bộ Ngoại giao và rút về nước cao ủy Paul Ely.
Ảnh hưởng chính trị và ngoại giao cuả Pháp ở Việt Nam xem như chấm dứt.
Ngày 26.10.1956, Ngô Đình Diệm làm nốt bước cuối cùng: ban hành Hiến pháp nước VNCH.