Bước ngoặt chuyển sang hòa dịu (1971-1975)

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 401 - 410)

VI. QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HOA KÌ VÀ VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN

2. Bước ngoặt chuyển sang hòa dịu (1971-1975)

Trong năm 1969, đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa hai nước. Tháng 3 và tháng 8.1969, giữa lực lượng biên phòng của Liên Xô và Trung Quốc đã diễn ra những cuộc đụng độ tuy ngắn ngủi nhưng ác liệt và đã để lại những hậu quả cực kì tiêu cực trong quan hệ giữa hai nước. Tại Đại hội IX đảng Cộng sản Trung Quốc (4.1969), Liên Xô đã bị miêu tả như là “đế quốc - xã hội” và đang âm mưu

xâm lược biên giới Trung Quốc”. Tuy những đối thủ chính của Mao Trạch Đông đã bị loại trừ, đất nước Trung Quốc bị rơi vào tình trạng cô lập nguy hiểm trên trường quốc tế, trong lúc sức ép của Liên Xô ở vùng biên giới dài nhiều ngàn km của hai nước mỗi ngày mỗi lớn: năm 1969, Liên Xô tập trung ở đây 21 sư đoàn; năm 1971: 35 sư đoàn và năm 1973:

45sư đoàn[14, tr.246]. Tất nhiên Mao và những người ủng hộ ông không khó khăn gì để nhận thức ra rằng càng sớm thoát ra khỏi tình trạng này càng tốt. Sử dụng Hoa Kì để làm đối trọng với mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Liên Xô trở thành một phương hướng chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nước này còn tin rằng sự giảm căng thẳng trong quan hệ Mĩ − Trung sẽ góp phần ngăn cản khả năng tái vũ trang của Nhật, một lo lắng không nhỏ của Trung Quốc. Trong năm 1971, Lâm Bưu (nhân vật được xem là có nhiều công trạng nhất trong chiến thắng của Mao Trạch Đông trước đối thủ Lưu Thiếu Kỳ và cũng là người được công bố là kẻ thừa kế của Mao Trạch Đông, nhưng lại theo đuổi đường lối đối ngoại cực tả) đã bị chết trong một tai nạn máy bay, sau khi thất bại trong một âm mưu chống Mao Trạch Đông (theo văn kiện chính thức của Chính phủ Trung Quốc).

Thủ tướng Chu Ân Lai, một nhà chính trị khôn khéo, ôn hòa và thực tiễn, đã được đưa lên vị trí thứ hai, thay Lâm Bưu.

Trong khi đó, các hoạt động tiến công của lực lượng cách mạng ở Nam Việt Nam trong năm 1968 đã làm tiêu tan mọi hi vọng của người Mĩ về một kết thúc thắng lợi cho cuộc chiến tranh của họ ở xứ này. Vấn đề đặt ra cho Mĩ giờ đây là rút khỏi Việt Nam với sự toàn vẹn về danh dự và không để những cam kết của mình đối với những nước khác ở Đông Nam Á và vùng châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng xấu. Tân tổng thống R.

Nixon là người hiểu rõ hơn ai hết rằng thế và lực của Mĩ trên trường quốc tế giờ đây đã bị suy yếu đáng kể, phần do bị sa lầy ở Việt Nam, phần do đối thủ chính của Mĩ là Liên Xô đã biết lợi dụng tình trạng sa lầy của người Mĩ ở Đông Dương để phát triển lực lượng của mình, phần cũng do chính các đồng minh của Mĩ, chủ yếu là Nhật, Pháp và Đức, tìm cách lợi dụng thời cơ làm giảm bớt ảnh hưởng của Mĩ.

Để tìm lối thoát khỏi những khó khăn trên, ngày 25.7.1969, tổng thống R.Nixon đã đề ra chủ thuyết mang tên ông, hay còn gọi là “chủ thuyết Guam”. Theo đó, Hoa Kì hứa tiếp tục giữ vững những hiệp ước mà Hoa Kì đã kí trước đó với các nước châu Á, nhưng để tránh một trường hợp Việt Nam thứ hai trong tương lai, Hoa Kì sẽ không can dự trực tiếp nữa, trừ khi quyền lợi thiết thân của đất nước đòi hỏi. Ngoài ra, Hoa Kì từ nay sẽ chỉ cung

cấp vũ khí và khí tài, viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế, chứ không cung cấp người nữa (như đã từng làm ở Triều Tiên và đang làm ở Việt Nam). Tóm lại, Hoa Kì sẽ không để bị dính líu trực tiếp vào một cuộc chiến tranh ở châu Á nữa, “người châu Á phải tự giải quyết những công việc của mình” [52, tr.285 – 286].

Song song đó, R. Nixon cùng với cố vấn An ninh của ông là Henry Kissinger đã duyệt xét lại chính sách đối với Trung Quốc. Ngay từ đầu, Nixon đã toan tính khai thác mâu thuẫn Xô-Trung nhằm giải quyết vấn đề phức tạp nhất bấy giờ đối với Mĩ thoát khỏi bãi lầy Việt Nam. Trong chuyện này, Nixon và Kissinger dự định tranh thủ Trung Quốc bằng cách vạch ra viễn cảnh của một thế giới đa cực, thay cho thế giới lưỡng cực, mà trong đó Trung Quốc sẽ là một cực, ngang hàng với hai siêu cường Hoa Kì và Liên Xô(181).

Để thực hiện chính sách đối với Trung Quốc, Chính phủ Nixon đã đưa ra nhiều sáng kiến đơn phương liên quan trước hết đến khía cạnh quân sự, vốn là khía cạnh gây cho Trung Quốc nhiều lo lắng nhất trong quan hệ giữa hai nước. Tháng 11.1969, việc tuần phòng của Hạm đội 7 dọc theo eo biển Đài Loan, một hoạt động mà từ lâu chỉ còn mang tính chất tượng trưng, được hủy bỏ. Ngày 15.12 cùng năm, Hoa Kì tuyên bố ý định di chuyển khỏi đảo Okinawa vũ khí hạt nhân, trước khi trao trả hòn đảo này lại cho người Nhật. Tháng 2.1970, Nixon và Kissinger đã thay chủ thuyết “Hai cuộc chiến tranh rưỡi

bằng chủ thuyết “Một cuộc chiến tranh rưỡi”. Nixon giải thích rằng Hoa Kì không còn vạch kế hoạch và chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh cùng lúc chống cả Liên Xô lẫn Trung Quốc, cùng với nửa cuộc chiến tranh ở thế giới thứ ba. Với chủ thuyết mới, Hoa Kì chỉ còn phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Liên Xô và nửa cuộc chiến tranh ở thế giới thứ ba(182) [14, tr.426]. Và cuối cùng, ngày 28.7.1971, Chính phủ Mĩ loan báo ngưng các chuyến bay thám thính có và không có người lái trên lãnh thổ Trung Quốc. Trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kì cũng đã từng bước một tháo bỏ các giới hạn trong việc buôn bán giữa hai nước. Ngày 14.7.1971, chính sách cấm vận đã bị hủy bỏ.

Trong lĩnh vực chính trị, nét đặc trưng trong lập trường của Hoa Kì là sẵn sàng có những nhân nhượng trong vấn đề khôi phục quyền của CHND Trung Hoa ở LHQ và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong chuyện này, mức độ nhân nhượng tối đa của Nixon là từ bỏ việc công nhận Chính phủ Đài Loan đại diện cho toàn thể Trung Quốc và chuyển sang công thức “Hai Trung Quốc”. Trong bài diễn văn đọc tại buổi tiệc khoản đãi chủ tịch Romania N. Ceausescu ngày 26.10.1970 và trong báo cáo gửi Quốc hội về chính sách đối ngoại, Nixon lần đầu tiên đã dùng tên gọi chính thức của Trung Quốc - CHND Trung Hoa. Sự thay đổi này tất nhiên không thể lọt qua cặp mắt quan sát tinh tường của thủ tướng Chu Ân Lai.

181(47) Ở đây, không loại trừ khả năng Hoa Kì và Trung Quốc nhích lại gần nhau trên cơ sở bài Xô, điều mà chính giới chính trị và giới học giả Liên Xô thường xuyên cáo giác, mặc dù trong Hồi kí của mình, cả Nixon và Kissinger đều lên tiếng phủ nhận.

(48) Do Hoa Kì chưa bao giờ chuẩn bị đủ lực lượng cho “Hai cuộc chiến tranh rưỡi”, việc từ bỏ chủ thuyết này chỉ có nghĩa là Hoa Kì không còn xem Trung Quốc như là một phần không thể tách lìa của nguyên khối Cộng sản.

182

Trong thời gian phía Mĩ đơn phương nhích lại gần Trung Quốc từng bước một, phía Trung Quốc đã không thụ động. Thỉnh thoảng từ Bắc Kinh đã phát ra những tín hiệu cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đã sẵn sàng cho tiến trình cải thiện dần quan hệ giữa hai nước. Chẳng hạn, ngày 10.12.1970, khi Edgar Snow, người khách quen thuộc của Mao Trạch Đông, hỏi: “Một người thuộc phái hữu như Nixon, vốn đại diện cho giới tư bản độc quyền, có được phép đến [Trung Quốc] không?”, Mao Trạch Đông đã trả lời: “Nixon phải được tiếp đón vì vào lúc này các vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kì phải được giải quyết với Nixon”. Mao Trạch Đông nói thêm rằng sẽ là điều sung sướng, nếu được tiếp chuyện Nixon trong tư cách là khách du lịch, hoặc tổng thống [Dẫn lại theo 62, tr.131].

b. Chuyến viếng thăm Trung Quốc của Nixon và Thông cáo chung Thượng Hải (1972)

Mặc dù tiến trình xích lại gần giữa hai nước còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại như tính tế nhị của bản thân tiến trình này và hoạt động mở rộng chiến tranh Đông Dương sang Campuchia và Lào của Nixon, hai bên vẫn tìm ra được lối thoát cho vấn đề.

Ngày 15.3.1971, bộ Ngoại giao Hoa Kì thông báo bãi bỏ luật giới hạn công dân Hoa Kì sang thăm Trung Quốc. Ngày 6.4, đoàn bóng bàn Mĩ đang dự cuộc thi đấu giải vô địch thế giới với đoàn bóng bàn Trung Quốc ở Nagoya (Nhật) đã bất ngờ nhận được lời mời sang thăm Trung Quốc, cùng với các kí giả Mĩ. Tất nhiên, đây hoàn toàn không đơn thuần là một lời mời thể thao. Biến cố này đi vào lịch sử quan hệ quốc tế dưới tên gọi “Ngoại giao bóng bàn”.

Sau đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh và Washington đã diễn ra một cuộc trao đổi thư từ rất khẩn trương, mà kết quả là ngày 8.7.1971, Kissinger bí mật bay từ Pakistan thẳng đến Trung Quốc, sau khi đã đi vòng vo sang một số nước châu Á: Nam Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ nhằm đánh lạc hướng các nhà báo. Từ ngày 9 đến ngày 11-7, Kissinger và Chu Ân Lai đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo trên cơ sở nhân nhượng lẫn nhau trong những vấn đề chính từng khiến mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng. Hai bên cuối cùng đã xác định được ba nguyên tắc làm nền tảng cho chuyeán vieáng thaêm Trung Quoác cuûa Nixon.

– Nguyên tắc thứ nhất: Đài Loan phải được coi như là một bộ phận của Trung Quốc và tương lai chính trị của nó phải do chính người Trung Quốc tự giải quyết lấy.

– Nguyên tắc thứ hai: Tương lai của Việt Nam sẽ được giải quyết bởi các bên đang chiến đấu ở Việt Nam sau khi đã thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và triệt thoái hoàn toàn quân đội Mĩ. Nguyên tắc này đã được phản ánh trong đề nghị gần đây nhất mà Nixon gửi cho VNDCCH thoâng qua Kissinger.

– Nguyên tắc cuối cùng: Tất cả các cuộc xung đột ở châu Á phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Có một sự kiện đáng chú ý là ngày 6.7, Nixon đã đọc một bài diễn văn tại Kansas City, trong đó ông miêu tả “một tương lai do năm đại siêu cường về kinh tế chi phối: Hoa Kì, Tây Âu, Liên Xô, Trung Hoa lục địa và dĩ nhiên cả Nhật Bản nữa”. Và ý tưởng này không lâu sau đó được

thực hiện ngay trong thực tế: ngày 24.10, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết chấp nhận sự gia nhập của CHND Trung Hoa và xóa bỏ tư cách thành viên của Đài Loan. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn được thừa hưởng cả chiếc ghế thường trực vừa bỏ trống của Đài Loan ở HĐBA LHQ.

Ngày 30.10.1971, Nixon tuyên bố rằng theo lập trường của Washington “quan hệ cuối cùng của Đài Loan với CHND Trung Hoa phải được giải quyết bằng những cuộc đàm phán trực tiếp giữa Đài Loan và CHND Trung Hoa”.

Từ ngày 21 đến ngày 28.2.1972, tổng thống Nixon cùng với cố vấn An ninh Henry Kissinger và bộ trưởng Ngoại giao William Rogers sang thăm Trung Quốc. Cuối cuộc viếng thăm, ngày 28.2 tại thành phố Thượng Hải, hai bên đã công bố bản Thông cáo chung. Nhận xét về văn kiện này, Nixon viết trong Hồi kí rằng “ Bản Thông cáo nói lên một cách thành thật những điểm khác nhau về quan điểm của hai bên về các vấn đề chính yếu, chứ không làm giảm. Do đó, bản văn sinh động một cách đáng ngạc nhiên so với một văn kiện ngoại giao”[52, t.425 – 426]. Cũng theo lời Nixon, cách thức soạn thảo như vậy là theo sáng kiến của phía Trung Quốc.

Thực vậy, bản thông cáo chung trình bày các quan điểm khác biệt của hai bên về những vấn đề lớn chi phối quan hệ giữa hai nước: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan.

– Về vấn đề Việt Nam, Hoa Kì khẳng định lại kế hoạch 8 điểm của mình và của Nam Việt Nam đã được công bố ở Paris ngày 27.1.1972, trong lúc Trung Quốc lặp lại sự ủng hộ đối với đề nghị của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

– Về Triều Tiên, Mĩ tuyên bố duy trì các quan hệ chặt chẽ và sự ủng hộ dành cho Nam Triều Tiên; còn Trung Quốc ủng hộ kế hoạch tái thống nhất đất nước của Bắc Triều Tiên và đòi hỏi bãi bỏ sự hiện diện của LHQ ở Nam Triều Tiên.

Về Nhật, Mĩ đánh giá cao quan hệ thân hữu với nước này và tuyên bố tiếp tục phát triển những mối dây liên hệ gắn bó sẵn có. Về phần mình, Trung Quốc khẳng định kiên quyết chống lại sự phục hồi và bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật và ủng hộ mạnh mẽ ý muốn của nhân dân Nhật kiến tạo một nước Nhật “độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập”. Bên cạnh đó, Trung Quốc hoàn toàn im lặng về Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật, mà Trung Quốc từ hai thập niên nay vẫn luôn coi như là một liên minh quân sự chống lại mình.

Về Đài Loan, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan là vấn đề quan trọng nhất cản trở sự bình thường hóa giữa Trung Quốc và Hoa Kì”, rằng chính phủ Bắc Kinh là chính phủ duy nhất hợp pháp của Trung Quốc, còn Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Việc giải phóng Đài Loan là công việc nội bộ của Trung Quốc: không một nước nào có quyền can thiệp và người Mĩ được yêu cầu rút toàn bộ lực lượng và căn cứ quân sự khỏi đây. Họ kết luận bằng lời tuyên bố rằng: “Chính phủ Trung Quốc kiên quyết

chống lại mọi hành động nào nhằm thành lập một Trung Quốc và một Đài Loan”, “một Trung Quốc và hai chớnh phủ”, “hai Trung Quốc”,một Đài Loan độc lập”, hay bất cứ lập trường nào cho rằng quy chế của Đài Loan vẫn chưa rõ ràng”. Lập trường của Hoa Kì về vấn đề này là như sau: “Hoa Kì nhìn nhận rằng mọi người Trung Hoa, ở cả hai bên eo biển Đài Loan, đều đã khẳng định rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Chính phủ Mĩ không phủ nhận lập trường này. Chính phủ Hoa Kì xác nhận lại mối quan tâm của mình đối với việc người Trung Hoa giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan”.

Mĩ khẳng định rằng mục tiêu cuối cùng của họ là rút quân khỏi Đài Loan, nhưng không nói rõ thời hạn. Bên cạnh đó, Mĩ tuyên bố đồng ý “giảm dần số quân và căn cứ ở Đài Loan

theo đà giảm bớt căng thẳng trong vùng. Đáng chú ý ở đây là trong cuộc họp báo được tổ chức vào cuối cuộc công du, Kissinger có tuyên bố rằng Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kì - Đài Loan không thay đổi sau chuyến đi của Nixon ở Trung Quốc.

Theo lời Nixon, phần quan trọng nhất trong bản Thông cáo chung Thượng Hải là cả hai nước đều “không giành bá quyền trong vùng châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi bên sẽ chống lại nỗ lực của một nước hay một nhóm nước nào đó thiết lập một bá quyền như vậy”.

Và cũng theo chính lời Nixon, tuy nội dung bản Thông cáo không nêu đích danh, nhưng đã hàm ý rõ ràng rằng “cả hai nước chúng tôi chống lại nỗ lực của Liên Xô hay một cường quốc khác nhằm thống trị châu Á”[52, tr.426 – 427]. Về chuyện này, tờ New York Times bình luận: “Quan điểm của Mĩ và Trung Quốc trong mọi vấn đề khác có thể bất đồng với nhau, nhưng trong vấn đề chính yếu này thì lại trùng nhau”. Vài năm sau đó, các chuyên gia Mĩ, khi phát biểu tại các cuộc điều trần trước Quốc hội, có nhấn mạnh rằng thực tiễn của chính sách Trung Quốc trong nửa đầu thập niên 70 đã cho thấy rằng Bắc Kinh đưa ra đề nghị chống bá quyền của Liên Xô “chỉ để nhằm đảm bảo sự ủng hộ của Mĩ” và “lôi kéo nước này lấp đầy những khoảng trống ở châu Á, đặc biệt ở những vùng, mà theo ý Bắc Kinh, ảnh hưởng của Liên Xô tăng lên”.

Nixon và Kissinger đều chia sẻ ý đồ ngăn chặn Liên Xô. Theo lời Kissinger, “nếu Liên Xô làm cho Trung Quốc bị bó tay, tác động của thắng lợi này lên thế cân bằng lực lượng trên thế giới sẽ không kém phần tai hại hơn việc Liên Xô chinh phục được châu Âu.

Một khi người ta nhận thấy rõ rằng Hoa Kì không đủ sức chặn đứng một cuộc chiến tranh xâm lược lớn ở châu Á, người Nhật sẽ bắt đầu lánh xa chúng ta. Đứng trước gã khổng lồ Xôviết giờ đã rảnh tay tập trung toàn bộ sức lực vào phương Tây, châu Âu sẽ đánh mất niềm tin và tất cả xu hướng trung lập của nó sẽ lan tỏa nhanh. Đông Nam Á cũng vậy, cũng sẽ ngả theo kẻ mạnh; các lực lượng tiến bộ ở Trung Đông, Nam Á, châu Phi và cả châu Mĩ sẽ chiếm thế thượng phong” [14, tr.426]. Do vậy, Mĩ sẽ phải đương đầu với bất kì cuộc tiến công nào của Liên Xô nhằm vào Trung Quốc và giáo dục nhân dân Hoa Kì hiểu sự cần thiết phải bảo vệ một quốc gia cộng sản nào bị Liên Xô đe dọa, dù trong tương lai quốc gia đó có thể trở thành thù địch với Hoa Kì.

Riêng đối với Việt Nam DCCH lúc đó đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, việc Trung Quốc bắt tay với Hoa Kì đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt - Trung mà

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 401 - 410)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w