II.2. CHÍNH SÁCH CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
II.2.1. Quan điểm của chính phủ Hoa Kì về Đông Dương trước năm 1949
– Quan ủieồm cuỷa toồng thoỏng F. Roosevelt
Tại Hội nghị Đại Tây Dương diễn ra trong tháng 8.1941, tổng thống Hoa Kì F.
Roosevelt lần đầu tiên bộc lộ quan điểm riêng về số phận của các dân tộc thuộc địa trước sự hiện diện của thủ tướng Anh W.Churchill: “Tôi không thể tin rằng chúng ta có thể đánh bại ách nô lệ phát xít mà chẳng phải làm gì để giải phóng các dân tộc khắp nơi trên thế giới khỏi chính sách thuộc địa lỗi thời” [46a, tr.90].
Tại cuộc họp của Hội đồng Chiến tranh Thái Bình Dương diễn ra trong ngày 21.7.1943, Roosevelt tái khẳng định quyết tâm của ông là thiết lập chế độ ủy thác (trusteeship) ở Đông Dương nhằm chuẩn bị cho sự độc lập hoàn toàn vào một thời điểm thích hợp sau chiến tranh [22, tr.237].
Trong giác thư đề ngày 24.1.1944 gửi bộ trưởng Ngoại giao Cordell Hull, tổng thống Roosevelt viết: “Pháp đã có đất nước gồm 30 triệu dân này trong gần 100 năm, và người dân ở đây đã sống tệ hơn so với lúc Pháp đến. Pháp đã vắt kiệt đất nước này trong suốt 100
35() Thực ra một không cuộc trưng cầu dân ý nào được tổ chức cả. Ngày 4.6.1949, tổng thống Auriol đã kí Luật 49-733 chấm dứt quy chế thuộc địa của Nam Bộ và trả vùng đất này lại cho chính phủ Bảo Đại.
43 43
44
năm. Dân Đông Dương có quyền được hưởng điều tốt đẹp hơn thế” [43, tr.42-43].
Đó cũng là những lời lẽ mà chủ nhân Nhà Trắng đã phát biểu không lâu trước đó tại buổi gặp riêng nhà lãnh đạo Xôviết I. Stalin trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh Teheran diễn ra vào cuối tháng 11 – đầu tháng 12.1943. Roosevelt cũng tỏ thái độ đồng tình với nhận xét của Stalin là các nước Đồng minh không thể đổ máu để cho nước Pháp khôi phục chế độ thuộc địa ở Đông Dương, hơn nữa lẽ ra người Pháp còn phải bị trừng phạt vì đã hợp tác với Đức quốc xã. Roosevelt kiên trì với quan điểm này đến mức khước từ lập quan hệ với các nhóm kháng chiến Pháp ở Đông Dương, ngay cả sau khi Nhật làm đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở đây.
Nếu không ủng hộ việc người Pháp quay lại Đông Dương, thì Roosevelt mong muốn tương lai nào cho vùng đất này? Cũng tại Hội nghị Teheran, ông đã cho rằng nên bổ nhiệm đến Đông Dương ba – bốn người bảo trợ để chuẩn bị cho người dân xứ này tự cai trị sau 30 – 40 năm nữa. Quan điểm này được ông trình bày rõ ràng hơn trong giác thư gửi Cordell Hull đã được nhắc ở trên: “Đông Dương sẽ không bị trao lại cho Pháp và sẽ được cai trị bằng một sự ủy thác quốc tế” [43, tr.43].
Hơn một năm sau, quan điểm của Roosevelt về vai trò của người Pháp ở Đông Dương về cơ bản vẫn không thay đổi. Trong cuộc gặp riêng Stalin diễn ra ngày 8.2.1945 tại Hội nghị thượng đỉnh Yalta, Roosevelt cổ vũ cho việc thiết lập một chế độ ủy thác ở Đông Dương, nhưng không giấu nỗi băn khoăn rằng người Anh sẽ phản đối kịch liệt. Quả nhiên, tại phiên họp toàn thể diễn ra ngày 9.2, Churchill đã tỏ thái độ chống đối kịch liệt, khi bộ trưởng Ngoại giao Mĩ đề nghị các thành viên tương lai của HĐBA LHQ sẽ trao đổi ý kiến quanh vấn đề ủy thác đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đứng trước diễn biến này, Roosevelt đã ngả theo ý kiến của cố vấn Harry Hopkins khi ông này cho rằng “cần có sự phân biệt rõ ràng giữa các đảo thuộc quyền ủy trị của Nhật, các lãnh thổ thuộc về Nhật đại loại như Triều Tiên với các đảo thuộc về những quốc gia rõ ràng là thân hữu, như Pháp chẳng hạn”. Cần nói thêm ở đây rằng đề xuất trên thực ra đã được phái đoàn Mĩ đưa ra để thảo luận ở Hội nghị Dumbarton Oaks (thủ đô Washington) vào tháng 8.1944. Cuối cùng, biên bản về công việc của Hội nghị Crưm được thông qua lúc Hội nghị bế mạc đã ghi rằng năm nước thành viên thường trực HĐBA LHQ sẽ chỉ thảo luận về chế độ ủy thác đối với những lãnh thổ nào: a) từng thuộc quyền ủy trị của HQL trước đây; b) được thu lại từ tay cỏc quốc gia thự địch; c) tự nguyện đăùt dưới quyền ủy thỏc của LHQ [46a, tr.189].
Sự thay đổi nêu trên trong lập trường của Roosevelt diễn ra không chỉ dưới tác động của sự phản đối quyết liệt từ thủ tướng W. Churchill, mà còn do vị thế đối ngoại của Pháp đã được nâng cao đáng kể: tháng 8.1944, Pháp đã được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Đức quốc xã và được công nhận là một thành viên thường trực của HĐBA tại Hội nghị Yalta. Đó là chưa kể quan hệ Pháp – Mĩ đã được cải thiện: Pháp từ đây được Hoa Kì tính đến như một đồng minh trong cuộc chiến tranh chống Đức quốc xã.
Lập trường mới của Roosevelt về Đông Dương được ông trình bày rõ hơn tại buổi
44 44
45
hội đàm diễn ra ngày 15.3.1945 với Charles Taussig, cố vấn về các vấn đề Carribean:
“Nếu chúng ta có thể có được lời cam kết từ phía Pháp rằng họ đảm nhận các nghĩa vụ của ủy thác, tôi sẽ đồng ý cho Pháp giữ các thuộc địa này với điều kiện độc lập sẽ là mục tiêu cuoỏi cuứng”.
– Quan ủieồm cuỷa toồng thoỏng H. Truman.
Sau khi Roosevelt qua đời (4.1945), quan điểm cuối cùng của ông về số phận Đông Dương được người kế vị tiếp nhận. Trong bức điện đề ngày 8.5.1945 thuật lại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault, Ngoại trưởng Mĩ Edward R. Stettinius Jr. ghi: “Đã nói rõ với Bidault rằng hoàn toàn không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ này đặt thành vấn đề – ngay cả bằng cách ngụ ý – chủ quyền của Pháp đối với Đông Dương”. Lập trường này được vị bộ trưởng ngoại giao mới James F. Byrnes nhắc lại trong bức điện số 657 đề ngày 3.8.1945 gửi Max W. Bishop, thư kí của Ủy ban Mĩ tại New Dehli, Ấn Độ:
“Mĩ không có ý phản đối việc Pháp lập lại sự kiểm soát của họ ở Đông Dương và không có Tuyên bố chính thức nào của chính phủ Mĩ đặt thành vấn đề – ngay cả bằng cách ngụ ý – chủ quyền của Pháp ở Đông Dương” [14, tr.51].
Trong cuộc gặp gỡ tướng de Gaulle, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, diễn ra ngày 24.8.1945 tại Washington, tổng thống Truman tuyên bố công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Theo lời de Gaulle, Truman còn hứa: “Đối với Đông Dương, chính phủ Mĩ sẽ không làm gì để ngăn Pháp trở lại nơi đó”[36, tr.468].
Như vậy, sau Hội nghị Yalta, Hoa Kì không còn đặt thành vấn đề khả năng người Pháp phục hồi chủ quyền của họ ở Đông Dương. Hoa Kì đồng thời lưu ý rằng người Pháp nên nghĩ đến sự cần thiết “xây dựng một chính phủ tự trị và phát triển các định chế tự do cho người bản xưù” (Phát biểu của phái đoàn Mĩ ở Hội nghị San Francisco tháng 5.1945)[22, tr.27].
Sự thay đổi lập trường nêu trên hẳn là nguyên nhân khiến chính phủ Truman khước từ xem xét các yêu cầu được Hồ Chí Minh nêu ra trong các bức thư, điện văn và công hàm gửi đến Washington từ tháng 8.1945 đến tháng 2.1946.
Điện văn đề ngày 17.10.1945 đề nghị cho VNDCCH tham gia Ủy ban tư vấn Viễn Đông.
Các điện văn đề ngày 17.1.1946 và 18.2.1946 đề nghị Truman và các nhà lãnh đạo Trung Hoa dân quốc và Liên Xô mang vấn đề Việt Nam ra bàn thảo ở Đại Hội Đồng LHQ.
Trong bức thư đề ngày 16.2.1946 gửi Truman, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoa Kì "ủng hộ nền độc lập" của Việt Nam. Bức thư nhấn mạnh: "Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kì" [Hồ Chí Minh. Toàn tập, T.4, tr.177].
45 45
46
Tài liệu mật của Lầu Năm Góc được công bố trên tờ New York Times năm 1971 nhận xét:
“Việc Mĩ không muốn thay mặt người Việt Nam để can thiệp thì chẳng khác gì Mĩ công nhận người Pháp” [71, tr.8].
Cũng trong quãng thời gian trên, 12 chiến hạm Mĩ đã chở khoảng 13.000 lính Pháp đi nửa vòng trái đất để cập cảng Sài Gòn [Dẫn lại theo 37, tr.31].
Trung tuần tháng 9.1946, nghĩa là trong thời gian có mặt ở Paris, Hồ Chí Minh đã gặp đại sứ Hoa Kì ở Pháp là Caffery. Chủ tịch VNDCCH nhắc lại yêu cầu của Việt Nam là muốn nhận sự trợ giúp của Hoa Kì. Ông đồng thời khẳng định rằng mình không phải là cộng sản [22, tr.43]. Đây là khoảng thời gian chính phủ Hoa Kì bắt đầu tìm hiểu tình hình của các lực lượng cộng sản và không cộng sản ở Việt Nam và mức độ quan hệ giữa VNDCCH và những nước cộng sản khác [22, tr.43]. Tháng 11.1946, bộ Ngoại giao Hoa Kì phái Abbot Low Moffat, trưởng phân bộ Đông Nam Á, đến Hà Nội để tìm hiểu tình hình.
Trong báo cáo gửi bộ Ngoại giao, Moffat kết luận rằng chính phủ Việt Nam đang chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của cộng sản và có liên lạc trực tiếp với cả Moskva lẫn ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc ở Diên An. Moffat cho rằng sự hiện diện của Pháp là cần thiết, không chỉ để làm đối trọng với ảnh hưởng của Liên Xô, mà còn để bảo vệ Việt Nam và Đông Nam Á khỏi hoạt động xâm nhập của đảng Cộng sản Trung Quốc trong tương lai [22, tr.45].
Như vậy, đến cuối năm 1946, Washington đã dần dần từ bỏ thái độ không can thiệp để chuyển sang chính sách ủng hộ sự tiếp tục có mặt của người Pháp ở Đông Dương, thay vì một chính phủ Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của cộng sản. Có thể nhận xét rằng sự thay đổi cách nhìn của Hoa Kì đối với Việt Nam đã đóng vai trò không nhỏ trong thất bại của Phạm Ngọc Thạch – đại diện của chính phủ VNDCCH và là một trong các cố vấn gần gũi của Hồ Chí Minh – ở Bangkok, khi ông này cố tiếp cận người Mỹ trong quãng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.1947 bằng các đề xuất liên quan đến sự công nhận của chính phủ Hoa Kì đối với chính phủ VNDCCH, đến vai trò trung gian điều giải của Hoa Kì trong cuộc chiến Việt-Pháp bùng nổ trước đó không lâu, đến sự trợ giúp mà Hoa Kì có thể dành cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để cho công bằng, cần bổ sung rằng Washington đồng thời có khuyến cáo người Pháp nên tích cực đảm bảo quyền tự quyết của người dân Việt Nam. Hẳn đây là lí do khiến phản ứng ban đầu của Washington đối với cuộc chiến tranh Việt-Pháp là khá thận trọng. Ngày 23.12.1946, thứ trưởng Ngoại giao Dean Acheson đã gặp đại sứ Pháp ở Hoa Kì là Henri Bonnet và thông báo với ông này rằng Hoa Kì “quan tâm sâu sắc” đến tình hình và cảm thấy nên giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt bằng phương sách hòa giải. Ông khuyên người Pháp đừng cố tái chiếm Việt Nam bằng vũ lực [22, tr.53-54].
Thượng tuần tháng 2.1947, bộ trưởng ngoại giao George Marshall (nhậm chức ngày 16.1.1947) đã gửi một bức điện dài đến tòa đại sứ Mĩ ở Paris. Bức điện vừa bày tỏ quan
46 46
47
điểm chính thức đầu tiên của Washington về cuộc chiến Việt-Pháp, vừa phản ánh tình thế khó xử (mà ở đây cụ thể là giữa một bên là thực dân Pháp, nhưng lại là một đồng minh trong liên minh chống xôviết đang hình thành, và một bên mà Mĩ xem là cộng sản, nhưng đang tiến hành cuộc kháng chiến chống ách thống trị thực dân, giải phóng dân tộc, một sự nghiệp phù hợp với lí tưởng tự do mà người Mĩ đang ra sức quảng bá) vốn sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Mĩ đối với Việt Nam ít ra là cho đến cuối năm 1949 – đầu năm 1950.
Marshall viết: “Chúng ta đã công nhận đầy đủ vị thế chủ quyền của Pháp và chúng ta muốn mọi người thấy rằng chúng ta không hề đang cố sức phá hoại vị thế đó.
Đồng thời chúng ta không thể nhắm mắt trước sự kiện là vấn đề này có hai mặt và các báo cáo của chúng ta chỉ ra rằng người Pháp vừa không hiểu mặt kia của vấn đề, vừa vẫn tiếp tục có cái nhìn và phương sách thực dân lỗi thời một cách nguy hiểm trong vùng.
Mặt khác, chúng ta không được bỏ qua điều hiển nhiên là Hồ Chí Minh có các mối quan hệ trực tiếp với cộng sản. Nên làm cho rõ rằng chúng ta không muốn thấy các đế quốc và chính quyền thực dân bị thay bởi triết lí và tổ chức chính trị trực tiếp phát xuất từ và được kiểm soát bởi Kremlin”.
Marshall thừa nhận rằng tình hình ở Đông Dương không còn là vấn đề địa phương, mà đã mang quy mô quốc tế và có thể gây nguy hại cho các quyền lợi kinh tế và chính trị thiết yếu của Hoa Kì trong vùng, nhưng “thẳng thắn mà nói chúng ta không có giải pháp nào cho vấn đề, ngoại trừ đề nghị người Pháp nên để ngỏ cho thương lượng và tỏ ra rộng rãi trong lúc tìm kiếm một giải pháp" [22, tr.55; 71 tr.8].
Tình thế khó xử của Mĩ không kéo dài lâu. Từ tháng 3.1947, người Pháp bắt đầu thăm dò “giải pháp Bảo Đại”, nhưng không thực tỏ ra mau mắn với nó. Sốt ruột trước sự chậm chạp của Pháp, ngày 13.5, Marshall chỉ thị cho đại sứ Caffery cảnh báo Paris rằng việc Pháp chần chừ trong nỗ lực thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay chỉ tạo ra nỗi đắng cay và phỏ hoại nền tảứng của mối quan hệ là cộng tỏc tự nguyện trong tương lai. Marshall bày tỏ sự quan ngại là thái độ của Pháp có thể đưa đến việc thành lập một “chính phủ bù nhìn quan trọng giống như chính phủ Nam Kì tự trị trước đây” [22, tr.57-58].
47 47
48
Phản ứng bồn chồn của Washington có lí do riêng của nó. Ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô ở châu Âu được thể hiện qua sự ra đời nối tiếp nhau của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và vị thế vững vàng của các đảng cộng sản Tây Âu, mà mạnh nhất lại là hai đảng lớn nhất – Pháp và Italia, khả năng thắng lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến ở Hoa lục(36), tất cả đã đẩy Washington đến suy tính mở rộng phạm vi ứng dụng chủ thuyết Truman ra toàn thế giới, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở những nơi nào có thể được. Tháng 2.1948, Hội đồng An ninh Quốc gia vừa được thành lập đã thông qua nghị quyết mang mã số NSC-7 đánh giá nỗ lực thống trị toàn cầu của Liên Xô là mối đe dọa đến an ninh của Hoa Kì. Một loạt các cuộc nổi dậy của các đảng cộng sản diễn ra dồn dập trong những tháng sau đó ở các nước Đông Nam Á: Miến Điện, Malaya, Philippines và đảo Java đã làm cho Hoa Kì thêm tin rằng Moskva đang mưu đồ chuyện lớn ở châu Á. Ngoài ra, chúng còn đẩy các giới chức ở Washington ngả hẳn sang quan điểm cho rằng quyền lợi của Mĩ ở Đông Nam Á là một giải pháp ra đời từ sự thương lượng giữa Pháp và một chính phủ không cộng sản ở Việt Nam.
Trong các bức điện đề ngày 3 và 14.7.1948, bộ trưởng Marshall chỉ thị cho đại sứ Mĩ ở Paris bảo riêng với thủ tướng Pháp Robert Schumann rằng Pháp đang đứng trước một sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc đảm bảo nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất và độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, hoặc để mất toàn bộ Đông Dương. Hoa Kì sẽ hoan nghênh cam kết của Pháp như là một “bước tiến hướng đến việc giải quyết vấn đề Đông Dương và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, và sẽ xem xét lại chính sách đình chỉ viện trợ kinh tế cho Đông Dương” [22, tr.65].
Sự lựa chọn dứt khoát của Washington được thể hiện đầy đủ hơn trong bản tuyên bố được bộ Ngoại giao công bố ngày 27.9.1948. Văn kiện nêu rõ bốn mục tiêu dài hạn của Hoa Kì ở Đông Dương: (1) xóa bỏ càng nhiều càng tốt ảnh hưởng của cộng sản và vận động cho việc thành lập một nhà nước tự trị thân thiện với Hoa Kì. Nhà nước này, văn kiện nhấn mạnh, phải “tương xứng với khả năng của các dân tộc liên quan” và được định chuẩn theo quan điểm của Hoa Kì về một nhà nước dân chủ (nghĩa là trái với một “nhà nước cộng sản toàn trị”); (2) tăng cường sự liên kết của Đông Dương với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là với Pháp để Đông Dương có thể hợp tác với phương Tây trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa; (3) nâng cao mức sống để đất nước đủ sức chống lại cộng sản;
(4) ngăn ngừa sự xâm nhập không mong đợi của Trung Quốc để người dân Đông Dương không bị “người và các quyền lợi ngoại bang” thúc ép.
Tuyên bố xác định các phương tiện tốt nhất để đạt những mục tiêu trên là ép Pháp đảm bảo “các nguyện vọng cơ bản” của nhân dân Việt Nam về thống nhất dân tộc, tự trị trong nước và tự do quyết định gia nhập Liên hiệp Pháp. “Chúng ta sẵn sàng”, Tuyên bố nêu rõ, “ủng hộ người Pháp bằng mọi cách trong việc thiết lập một chính phủ thực sự dân
36() Trong báo cáo đề ngày 19.9.1947 gửi G. Marshall để tường trình về kết quả của chuyến đi thị sát tình hình tại chỗ ở Trung Quốc, tướng Albert Wedemeyer bày tỏ nỗi hồ nghi về khả năng sống còn của chế độ Tưởng Giới Thạch.
48 48