VI.1. VIỆC THỰC THI ĐIỀU 7 TRONG TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA HỘI NGHỊ GENEVA (1954 – 1959)
VI.1.4. Hoa Kì và VNDCCH cân nhắc khả năng dùng vũ lực giải quyết vấn đề Nam Vieọt Nam
– Lập trường của Hoa Kì.
Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Geneva không chỉ là giúp đỡ Ngô Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riờng biệt và ủng hộ ụng này ứkhước từ thi hành Điều 7 trong Tuyờn bố cuối cựng của Hội nghị Geneva, mà còn chuẩn bị sẵn những biện pháp cụ thể nhằm đối phó với điều được chính phủ Eisenhower xem là “mối đe dọa có thể phát sinh từ miền Bắc”. Theo đánh giá chung của Nhà trắng, mối đe dọa vừa nêu có thể được thể hiện dưới hình thức của một cuộc chiến lật đổ. Tháng 12.1954, chính phủ Mĩ đã thông qua nghị quyết NSC 5429/5 với Điều 9 quy định rằng “nếu được yêu cầu bởi một chính phủ bản địa hợp pháp [trong vùng Đông Nam Á] đang cần sự trợ giúp để đánh bại mọi hoạt động lật đổ hay nổi dậy tại chỗ của cộng sản, Hoa Kì sẽ xem xét một tình thế như vậy một cách nghiêm trọng đến mức ngoài việc mang đến mọi sự giúp đỡ công khai và bí mật có thể được nằm trong thẩm quyền của ngành Hành pháp, tổng thống còn xem xét ngay lập tức khả năng yêu cầu Quốc hội có hành động thích đáng. Hành động này có thể, nếu cần thiết và khả thi, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kì hoặc là ngay tại chỗ, hoặc chống lại người tiếp trợ từ bên ngoài cho hoạt động lật đổ hay nổi dậy (kể cả Trung Cộng nếu quả đây là nguồn tiếp trợ)” [22, tr.222].
Tháng 9.1955, sau khi Ngô Đình Diệm từ chối mở hội nghị hiệp thương về vấn đề bầu cử, Hoa Kì cho rằng cần triển khai thêm lực lượng cơ động ở Đông Nam Á và tăng cường lực lượng quân sự của VNCH, cũng như của Thái Lan và Campuchia [22, tr.223].
Tháng 5.1956, Hội đồng TMT liên quân Hoa Kì đề xuất kế hoạch sử dụng ít nhất hai sư đoàn lục quân cho cuộc hành quân đổ bộ lên phía bắc khu phi quân sự, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công công khai của VNDCCH chống lại VNCH [22, tr.223].
Ngày 5.9.1956, tổng thống Hoa Kì chấp thuận Nghị quyết NSC 5612/2 có nhan đề
“Chính sách của Hoa Kì đối với Đông Nam Á-lục địa”. Khác với các kế hoạch nêu trên, văn kiện này đặt trọng tâm vào SEATO: nếu xảy ra một cuộc chiến xâm lăng của cộng sản, Hoa Kì sẽ viện đến Hiệp ước Manila hay Hiến chương LHQ để có thể thực hiện một hành động quân sự thích đáng. Còn trong thời gian này, lực lượng Mĩ sẽ được sử dụng chủ yếu như một công cụ răn đe, trong lúc trọng tâm sẽ được đặt vào hợp tác vùng và xây dựng lực lượng bản địa để duy trì nền độc lập của vùng, cũng như vào chính phủ hợp pháp và phát triển kinh tế.
Tất cả những động thái nêu trên cho thấy Hoa Kì quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào miền Nam Việt Nam bằng mọi cách, kể cả bằng các phương tiện quân sự.
– Lập trường của Chính phủ VNDCCH đối với miền Nam Việt Nam.
Về phần mình, những nhà lãnh đạo đảng Lao động Việt Nam đã, ngay trước khi Hội nghị Geneva kết thúc, sớm nhận định rằng “đế quốc Mĩ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, hiện đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương” [Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 6 mở rộng (15-17.7.1954). Văn kiện Đảng t.15, tr.225]. Để giải quyết mâu thuẫn này, Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ mới của Đảng là: “Tranh thủ và củng cố hòa bình, dân chủ trong toàn quốc” bằng con đường
“toàn quốc tuyển cưû”; đồng thời, cần “tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình thế mới”[Hồ Chí Minh.
Toàn tập,tập 7, tr.318]. Bên cạnh đó, Đảng còn để lại ở miền Nam nhiều ngàn cán bộ và đảng viên tiếp tục hoạt động hoặc công khai, hoặc bí mật. Nhiệm vụ của những người này được Hội nghị lần thứ bảy mở rộng BCHTƯứ đảng Lao động Việt Nam (khúa II) diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12.3.1955 ở Hà Nội xác định như sau: “Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam” [Văn kiện Đảng toàn tập, t.16, tr.208].
Khi diễn giải nhiệm vụ nêu trên, một nhà nghiên cứu người Việt Nam viết:
“Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneva diễn ra trên hai trận tuyến. Một là trận tuyến đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm thực hiện đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh..., duy trì lực lượng cách mạng ở miền Nam, tạo cơ sở cho đấu tranh chính trị, và bạo lực vũ trang khi cần. Hai là trận tuyến đấu tranh ngoại giao, vận động quốc tế nhằm giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập thống nhất để tập hợp dư luận, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tạo sức ép buộc đối phương phải kiềm chế hành động phá hoại Hiệp định” [68, tr.168].
Sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương bàn về tổng tuyển cử thống nhất hai miền, chính phủ VNDCCH quyết định “tập hợp lực lượng của toàn dân thành một mặt trận rộng rãi có một cương lĩnh chung thích hợp để đấu tranh chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai của chúng, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và bằng phương pháp hòa bình; đồng thời đấu tranh để củng cố hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh trở lại Đông Dương” (Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8, khóa II, tháng 8.1955) [Văn kiện Đảng toàn tập, t.16, tr.571-572].
Khi đã trở nên rõ ràng những dấu hiệu cho thấy chính phủ Ngô Đình Diệm sẽ không thực hiện Điều 7 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva, Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam diễn ra trong các ngày từ 19 đến ngày 24.4.1956 đã ra nghị quyết xác định khả năng chuyển sang phương thức đấu tranh quyết liệt hơn: “Trong trường hợp giai cấp tư sản còn nắm bộ máy quân sự và cảnh sát mạnh mẽ và kiên quyết dùng vũ lực đàn áp phong trào cách mạng, thì cuộc đấu tranh quyết liệt để giành chính quyền là sẽ không tránh khỏi, cho nên giai cấp vô sản phải có sự chuẩn bị trước”.
Tháng 6.1956, BCT BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết làm rõ hơn khả năng chuyển đổi phương thức đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Nghị
quyết khẳng định: “Tính chất cuộc vận động cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ... Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang, nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định, hoặc không tận dụng những lực lượng vũ trang của giáo phái chống Diệm...”. Nghị quyết nêu rõ những công việc có thể làm, như “tổ chức lực lượng tự vệ trong quần chúng, nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh và giải thoát cán bộ khi cần thiết”, “phải củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có và xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh, làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang”. Không giới hạn ở những công việc vừa nêu, Nghị quyết còn nêu ra sự cần thiết nhanh chóng thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mĩ-Diệm, lập chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam.
Hai tháng sau, Lê Duẩn, ủy viên BCT đảng Lao Động Việt Nam,bi thư xứ ủy Nam Bộ, đã soạn dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam. Dự thảo nêu rõ ngày 20.7.1956 đã không có tổng tuyển cử như Hiệp định Geneva quy định.Dự thảo đánh giá chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài, phát xít hiếu chiến.Để xóa bỏ chế dộ này, nhân dân miền Nam Việt Nam chỉ có mỗi con đường cách mạng [Văn kiện Đảng toàn tập, t.17, tr.785;787].
Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch sử dụng bạo lực vũ trang ở miền Nam, cuối tháng 3.1957, BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 12 mở rộng. Hội nghị xác định nhiệm vụ của Quân đội nhân dân trong giai đoạn mới: “Bảo vệ công cuộc xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh nước VNDCCH làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai”. Từ nhiệm vụ chung này, Hội nghị đã thông qua phương châm xây dựng quân đội là “tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hóa và hiện đại hóa”.
Ngay sau năm 1954, VNDCCH đã khởi sự phục hồi lực lượng vũ trang ở miền Nam. Trong những 1955-1957, ở miền Tây Nam Bộ đã ra đời các đơn vị vũ trang có phiên hiệu, như tiểu đoàn Lý Thường Kiệt hoạt động ở Vĩnh Long, tiểu đoàn Ngô Văn Sở hoạt động từ U Minh lên tới Nam sông Cái Bé, tiểu đoàn Lê Quang ở Hà Tiên, ba đại đội ở Cần Thơ. Ở miền Trung Nam Bộ có: tiểu đoàn 502 Kiến Phong, tiểu đoàn 504 Kiến Tường, các tiểu đoàn 506, 508 Long An, hai tiểu đoàn 510, 512 An Giang, tiểu đoàn 514 Mỹ Tho và 516 Bến Tre [83b, tr.20]. Ở miền Đông Nam Bộ có các đơn vị sau: tiểu đoàn Bình Xuyên, đại đội 25 Cao Đài, đại đội 60. Trong những năm 1957-1958, thêm các đơn vị vũ trang cấp đại đội mang phiên hiệu C250, C50, C9, C70, C80, C20, C21 và một số đại đội khác hoạt động trong phạm vi tỉnh [83b, tr.22]. Trong năm 1956, hai căn cứ Đông Bắc và Tây Bắc đã được xây dựng ở miền Đông Nam Bộ [83b, tr.26].
Đến cuối năm 1957, các cán bộ đảng viên còn ở lại miền Nam sau ngày 21.7.1954
đã xây dựng được 37 đại đội vũ trang ở Nam Bộ (67).