Chính phủ Sukarno phản đối kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 90 - 95)

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA INDONESIA DƯỚI THỜI CẦM QUYỀN CỦA SUKARNO

III. 3.2. Chính phủ Sukarno phản đối kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia

Ngay sau khi kí xong Hiệp ước về Tây Irian với Hà Lan (15.8.1962), bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Subandrio tuyên bố rằng nước ông không đồng tình với kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia.

47() Tên gọi hiện nay là Sabah.

– Những nguyên nhân của sự phản đối từ phía chính phủ Sukarno

Có thể giải thích sự chống đối của Jakarta bằng nhiều lí do. Thứ nhất, trong năm 1958, đã bùng phát một số cuộc nổi loạn đòi li khai trên đảo Sulawesi, quần đảo Maluku và nhất là đảo Sumatra. Các lực lượng chống chính phủ đã được sự trợ giúp từ phía Anh và Malaya. Do vậy, việc đưa vào thành phần của Liên bang Malaysia các phần lãnh thổ phía bắc đảo Kalimantan (tức Sabah và Sarawak) giáp ranh với phần đất của Indonesia trên đảo này không tránh khỏi gây ra những quan ngại nhất định ở Jakarta.

Nguyên nhân thứ hai phát xuất từ tình hình đối nội của Indonesia. Tuy kết thúc thắng lợi, cuộc đấu tranh giành Tây Irian đã buộc người dân Indonesia phải trả một giá rất đắt: không chỉ làm tiêu tốn đến ba phần tư ngân sách, nó còn là một trong những nguyên nhân làm tan hoang nền kinh tế đất nước. Một nhà kinh tế học Indonesia đã nhận xét như sau về tình hình kinh tế trong năm 1962: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và phải chú ý rằng mức sản xuất chung và tổng xuất khẩu của đất nước năm 1962 thấp hơn nhiều so với mức năm 1940” [57,tr185-186].

Thay vì tập trung công sức vào nỗ lực tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng, Sukarno lại tìm cách đầu cơ tinh thần chống đế quốc của người dân, ra sức làm họ xao lãng cuộc khủng hoảng trong nước bằng những khẩu hiệu kích thích nhiệt tình yêu nước, hướng hoạt động của họ vào cuộc đấu tranh chống “kẻ thù ngoại bang của toàn dân tộc”, mà ở đây không ai khác hơn là Liên bang Malaysia. Ông đã từng tuyên bố: “Khi không có những đối đầu với lực lượng bên ngoài, thì cuộc đấu tranh nội bộ sẽ bắt đầu” [57,tr.222].

Nhân ngày quân lực 5.10.1962, Sukarno nhấn mạnh yêu cầu hàng đầu lúc này là cảnh giác, vì “bọn đế quốc vẫn mưu toan bao vây Cộng hòa Indonesia” [18,tr.221]. Theo ý ông, chiến thắng Tây Irian đã làm suy yếu, chứ chưa đánh bại chủ nghĩa đế quốc, kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia có mục đích tạo cơ sở mới cho hoạt động sắp đến của bọn đế quoác.

Mức độ chống đối của chính phủ Jakarta tăng lên sau khi cuộc khởi nghĩa đòi độc lập cho Kalimantan Utara (Bắc Kalimantan) bựng nổ ở Brunei ngày 8.12.1962 và biù dập tắt liền ngay sau đó. Một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ được phát động trong cả nước đã lên án kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia không gì khác hơn là mưu toan của đế quốc Anh nhằm đảm bảo nguồn lợi từ dầu hỏa, thiếc, cao su và cùi dừa khô.

– Đường lối đối đầu với Malaysia và Anh của Indonesia không nhận được sự ủng hộ từ phía Hoa Kì.

Khi đưa ra lời cáo giác trên, Jakarta rõ ràng đã chấp nhận đối đầu trực tiếp với London. Và đây sẽ không phải là việc làm dễ dàng. Kể từ khi ra đời cho đến thời điểm đang được đề cập, Cộng hòa Indonesia đã trải qua hai cuộc đấu tranh ngoại giao lớn: lần đầu tiên là để bảo vệ nền độc lập vừa được tuyên bố, lần thứ hai là để thu hồi một bộ phận lãnh thổ còn thuộc quyền kiểm soát của ngoại bang. Trong cả hai lần, đối thủ của

Indonesia vẫn là một: đế quốc Hà Lan. Sự tương đồng không chỉ có ngần ấy. Vấn đề ở đây là sức mạnh của Indonesia không được khẳng định một cách thuyết phục trong cả hai cuộc xung đột đã qua, dù đối thủ là một đế quốc đã bị suy yếu nhiều. Rõ ràng là nếu không được sự hậu thuẫn của dư luận quốc tế và nhất là sự ủng hộ gián tiếp từ phía Hoa Kì được thể hiện bằng sức ép ngoại giao mà Washington không ngần ngại tác động lên Hà Lan, thì xem ra con đường dẫn người dân Indonesia đến thắng lợi hẳn sẽ dài và gập ghềnh hơn rất nhieàu.

Trong cuộc xung đột lần thứ ba, đã phát sinh nhiều sự khác biệt. Trước hết, Indonesia không thể đưa ra những luận cứ vững chắc để biện minh cho lập trường chống đối sự thành lập Liên bang Malaysia. Nhưng đây chưa phải là khác biệt quan trọng nhất.

Lần này, Indonesia phải đương đầu với một đối thủ mạnh hơn: Anh. Đã vậy, nước này lại có những mối quan hệ chiến lược mật thiết với Hoa Kì đến mức Jakarta khó mà trông mong Hoa Kì sẽ lại đứng ra đóng vai trò trung gian hòa giải có lợi cho mình, như hai lần trước.

– Nỗ lực hòa giải bất thành giữa Indonesia, Malaysia và Philippines.

Tuy nhiên, chính phủ Manila đã kịp thời đưa ra đề nghị về một cuộc gặp mặt giữa đại diện ba nước. Tháng 6.1963, đã diễn ra các cuộc thương lượng giữa bộ trưởng ngoại giao ba nước Malaysia, Indonesia và Philippines tại Manila. Một giải pháp đã được đưa ra:

ba nước có cùng nguồn gốc Mã Lai này thỏa thuận xem xét khả năng thành lập một hiệp bang kết hợp cả ba nước và mang tên Maphilindo, đại diện ba nước sẽ thường xuyên tổ chức musjawarah (thảo luận) chung để mưu tìm một sự cộng tác chặt chẽ hơn về chính trị và kinh tế. Một sáng kiến quan trọng khác cũng được thông qua: đầu tháng 8 cùng năm sẽ diễn ra gặp gỡ thượng đỉnh của ba nước nhằm giải quyết tranh chấp quanh việc thành lập Lieân bang Malaysia.

Dù không tán thành Hiệp ước London được kí khoảng một tháng sau, Indonesia và Philippines vẫn tham dự hội nghị thượng đỉnh Maphilindo. Thủ tướng Malaysia Tengku Abdul Rahman đồng ý với ý kiến của tổng thống Macapagal và tổng thống Sukarno rằng trước khi Malaysia được tuyên bố thành lập, một cuộc trưng cầu dân ý của LHQ sẽ được tổ chức ở Sabah và Sarawak, trước sự chứng kiến của các đoàn quan sát Philippines và Indonesia.

Khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý diễn ra đầu tháng 9.1963 cho thấy đa số dân Sabah và Sarawak tán thành việc gia nhập Liên bang Malaysia, Manila và Jakarta đều lên tiếng phản đối rằng cuộc trưng cầu dân ý diễn ra dưới sức ép và sự đe dọa của chính phủ Malaya. Chỗ dựa cho lời cáo buộc này là các quan sát viên LHQ chỉ theo dõi có một phần cuộc trưng cầu dân ý. Bất chấp diễn biến này, thủ tướng Tengku Abdul Rahman vẫn tuyên bố thành lập Liên bang Malaysia vào ngày 16.9.1963. Hoa Kì, Anh, Australia, New Zealand và Nhật đã tức thì công nhận Malaysia. Nhiều nước không liên kết cũng tỏ thái độ tương tự.

– Phản ứng quyết liệt của Indonesia.

Jakarta phản ứng rất mạnh. Ngay trong ngày thành lập Liên bang, hàng ngàn thanh niên Indonesia đã ném đá vào tòa đại sứ Malaysia và ngày 18, khoảng 1 vạn người đã biểu tình vây quanh đại sứ quán Anh. Sukarno ra lệnh đình chỉ quan hệ thương mại với Malaysia, bất chấp việc làm này sẽ tác động đến một phần ba hoạt động ngoại thương của đất nước. Sự việc không dừng lại ở đây. Từ mùa thu 1963, nhiều đơn vị quân đội Indonesia được đưa đến Kalimantan nhằm thực hiện khẩu hiệu “Đập tan Malaysia” được Jakarta tung ra vào cuối năm; còn quân Anh tập trung dọc theo eo biển Malacca. Báo chí thế giới bắt đầu tường thuật những cuộc đụng độ quân sự đầu tiên ở Bắc Kalimantan. Ngày 25.1.1964, các bên xung đột đã đồng ý ngưng bắn qua trung gian dàn xếp của Hoa Kì. Các cuộc đàm phán sơ bộ đã diễn ra ở Bangkok trong tháng Hai và tháng Ba, nhưng đều không mang lại kết quả vì Malaysia nhất quyết đòi Indonesia rút toàn bộ quân đội khỏi Bắc Kalimantan, trong lúc Indonesia chỉ “đồng ý về nguyên tắc” việc rút quân.

Cuộc đàm phán thất bại càng làm gay gắt thêm chiến dịch “Đập tan Malaysia”. Đầu tháng 5, Sukarno ra huấn thị cho toàn dân về việc giúp đỡ mọi cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc Malaysia, Singapore, Sabah, Sarawak và Brunei vì sự nghiệp thủ tiêu Malaysia. Ông còn định ra thời hạn để hoàn tất mục tiêu vừa nêu là ngày 1.1.1965.

Tại cuộc gặp gỡ thượng đỉnh diễn ra ngày 20.6.1964 tại Tokyo, tổng thống Philippines Macapagal đề nghị triệu tập một hội nghị các nước Á-Phi với nhiệm vụ soạn thảo các phương án giải quyết cuộc tranh chấp. Tổng thống Sukarno tỏ ý tán thành, nhưng thủ tướng Tungku Abdul Rahman vẫn giữ nguyên yêu cầu là Indonesia rút toàn bộ quân ra khỏi lãnh thổ Malaysia. Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh rốt cuộc chỉ đưa ra được một bản thông cáo chung ghi nhận sự khác biệt hoàn toàn về quan điểm.

Thất bại của cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Tokyo càng làm Sukarno quyết tâm hơn trong chiến dịch “Đập tan Malaysia”. Tuy có thể đã giúp Sukarno tránh né những vấn đề đối nội ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế- tài chính, chiến dịch này đã buộc Indonesia trả giá không nhỏ về mặt đối ngoại. Không chỉ các nước phương Tây, mà cả các nước không liên kết cũng không ủng hộ Jakarta. Hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết lần thứ hai diễn ra ở Cairo vào tháng 10.1964 đã lên án các âm mưu của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam, Aden, Angola và Cuba, nhưng không nhắc một dòng nào về Malaysia. Chỉ mỗi CHND Trung Hoa là tỏ thái độ ủng hộ khi tờ Nhân dân Nhật báo đánh giá là “dũng cảm và cách mạng” quyết định của Sukarno rút Indonesia khỏi LHQ kể từ ngày 6.1.1965. Đây là quyết định nhằm tỏ thái độ phản đối việc Malaysia trở thành thành viên không thường trực của HĐBA LHQ.

– Chính phủ Sukarno thắt chặt quan hệ với CHND Trung Hoa.

Về phần mình, chính phủ Sukarno không ngần ngại, trước tình trạng bị cô lập trên trường quốc tế, chuyển hướng vận động ngoại giao sang phía Bắc Kinh.

Trong quá trình thực hiện “chế độ dân chủ có dẫn dắt”, Sukarno ngày càng dựa vào sự ủng hộ của đảng Cộng sản Indonesia (PKI). Cùng lúc đó, Sukarno nuôi tham vọng trở thành người lãnh đạo được thừa nhận của Phong trào không liên kết. Ý đồ của ông là tạo ra một mặt trận chung chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, bao gồm các nước thuộc địa. Mùa thu năm 1961, tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết lần I ở Belgrade, ông công bố ý tưởng chia thế giới thành “Những lực lượng già cỗi (OLDEFOS – Old Established Forces”) và “Những lực lượng mới ra đời” (NEFOS – New Established Forces”), mà hai năm sau (chính xác là trong bài diễn văn đọc ngày 17.8.1963 tại cuộc mít tinh chào mừng ngày độc lập) được ông đổi tên thành

“Các lực lượng mới đang trỗi dậy” (“New Emerging Forces – NEFOS) và “Các lực lượng cũ đang suy thoái” (Old Declining Forces - OLDEFOS” ). Các khái niệm này rất gần với chủ thuyết về vai trò ưu thế của các nước Á, Phi và Mĩ latinh trong tiến trình cách mạng thế giới, mà lãnh tụ Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ra sức cổ vũ với ý đồ tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô và Hoa Kì trên đấu trường quốc tế.

Sukarno hi vọng sẽ tìm thấy ở Trung Quốc một đồng minh mạnh cho hoạt động đối ngoại đang bị công kích mạnh trên trường quốc tế và một sự giúp đỡ cho chính sách đối nội đang vấp phải quá nhiều khó khăn trong nước.

Ngày 20.1.1964, ngoại trưởng Subandrio vừa từ Bắc Kinh trở về đã lên tiếng tố cáo Malaysia đang theo đuổi những hoạt động thù địch trong quan hệ với Indonesia và chính thức tuyên bố chính sách đối đầu chống lại Malaysia. Trong tháng 2, một số đơn vị quân đội Indonesia đã được điều đến vùng biên giới với Sarawak. Tháng 4, chủ tịch nhà nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ và tổng thống Sukarno đã ký thông cáo chung ở Jakarta nhấn mạnh sự tương đồng trong quan điểm của hai nước về những vấn đề quốc tế chính và Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc Kalimantan chống âm mưu lôi kéo họ vào Malaysia – “Cạm bẫy của chủ nghĩa thực dân mới”.

Thông cáo chung được kí ngày 28.1.1965, khi chuyến viếng thăm Trung Quốc của bộ trưởng Ngoại giao Subandrio kết thúc, đã ghi nhận mức độ quan hệ giữa hai nước: cùng tán thành việc Indonesia rút khỏi LHQ, cùng nhất trí rằng NEFOS và OLDEFOS không thể chung sống hòa bình, cùng khẳng định trung thành với nguyên tắc “tự lực cánh sinh”.

Indonesia được Trung Quốc cung cấp một khoản tín dụng mới trị giá 80 triệu USD. Cho đến tháng 9.1965, Trung Quốc đã thực sự trở thành bạn đồng hành ngoại giao chính của Jakarta. Hai bên bắt đầu xem xét ý tưởng thành lập tổ chức “Liên Hiệp Quốc cách mạng”.

Dư luận quốc tế bắt đầu nói đến sự hình thành của trục “Bắc Kinh – Jakarta”.

Riêng cá nhân Sukarno bày tỏ sự tin cậy vào Bắc Kinh đến mức từ cuối năm 1964, ông đã để cho các bác sĩ Trung Quốc chữa trị bệnh rối loạn thận mãn tính của mình.

Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của CHND Trung Hoa, Sukarno tiếp tục đường lối đối đầu với Malaysia, bất chấp sự việc là nó làm hao tốn đến 80 phần trăm ngân sách quốc gia và đặt đất nước trước nguy cơ sụp đổ về kinh tế. Ông vẫn không thay đổi lập trường của mình sau khi Singapore rút ra khỏi Liên bang vào ngày 9.8.1965.

Tình trạng đối đầu giữa Indonesia với Malaysia và Philippines chỉ được giải tỏa sau

“sự biến 30.9.1965”(48). Chính phủ mới Suharto đã nỗ lực phục hồi vị thế đối ngoại của đất nước. Ngày 16.12.1965, Indonesia tái lập quan hệ ngoại giao với Philippines. Ngày 11.8.1966, Indonesia kí hiệp ước giải quyết các quan hệ với Malaysia ; tháng 9 cùng năm, Jakarta quyết định quay trở lại LHQ, đồng thời tăng cường quan hệ với phương Tây, đặc biệt là với Mĩ. Tháng 10.1967, lấy cớ chính quyền Bắc Kinh can thiệp vào công việc nội bộ của Indonesia, chính phủ Suharto đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quoác.

* * *

Không đánh giá chính xác thực lực đất nước , chính phủ Sukarno đã để bị lôi kéo vào cuộc tranh giành ảnh hưởng diễn ra rất quyết liệt trong vùng Đông Nam Á giữa Hoa Kì và CHNDTH. Khi chọn gắn bó với CHNDTH về mặt đối ngoại , chính phủ Sukarno đã đặt đất nước vào tình trạng xa cách với một số nước láng giềng như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines vốn đang e dè chính sách xuất khẩu cách mạng của Bắùc Kinh . Đã vậy, mối quan hệ ngày càng mật thiết mà Sukarno bỏ công xây dựng với CHNDTH vẫn không ngăn giới lãnh đạo nước này tìm cách khai thác ảnh hưởng ngày càng lớn của Đảng Cộng sản Indonesia cho cùng mục tiêu họ đang theo đuổi ở các nước khác trong vùng.

Vì lẽ trên, định hướng lại chính sách đối ngoại của Indonesia trở thành một trong các nhieọm vuù chớnh cuỷa chớnh phuỷ leõn caàm quyeàn sau bieỏn coỏ 30.9.

CHệễNG IV

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w