NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH VIỆT-MỸ – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1975 – 1978)
IX.2. QUAN HỆ CỦA TAM GIÁC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - CAMPUCHIA
IX.2.3. Các bất đồng sâu sắc giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quốc chuyển thành chiến tranh biên giới (1978-1979) – Nguyên nhân của vấn đề Campuchia
Trung Quốc tỏ thái độ ủng hộ hoàn toàn tuyên bố ngày 31.12.1977 của Campuchia dân chủ. Ngày 22.1.1978, bà Đặng Dĩnh Siêu, uỷ viên BCT, phó chủ tịch Quốc hội vừa từ Campuchia trở về ứ sau chuyến viếng thăm chớnh thức đó tuyờn bố với thủ tướng Phỏp Raymond Barre đang ở thăm Trung Quốc: “Theo quan điểm của CHND Trung Hoa, Campuchia trở thành nạn nhân của cuộc xâm lược từ phía Việt Nam...” [Far Eastern Economic Review, Hongkong, 3.2.1978].
Còn phản ứng chính thức của Việt Nam là bản Tuyên bố gồm ba điểm được công bố ngày 5.2.1978:
“ - Chấm dứt mọi hành động quân sự thù địch ở vùng biên giới; lực lượng vũ trang mỗi bên đóng sâu trong lãnh thổ của mình, cách đường biên giới 5km;
- Hai bên gặp nhau để bàn bạc, kí Hiệp ước hữu nghị và không xâm phạm nhau và Hiệp ước hoạch định biên giới;
- Hai bên thỏa thuận một hình thức thích hợp đảm bảo quốc tế và giám sát quốc tế”
Không những bác bỏ đề nghị ba điều trên, chính phủ Campuchia dân chủ còn công bố Sách đen “Sự việc và chứng cớ về các hành động xâm lược và thôn tính Campuchia của Việt Nam”.Phản ứng của ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam làõ thông qua hai quyết định quan trọng tại Hội nghị TƯ 4 khóa IV: xóa bỏ chế độ Campuchia dân chủ của Pol Pot và tiến hành chính sách cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam. Chính sách sau tác động trực tiếp đến cộng đồng người Hoa trong nước.
Sau năm 1954, số phận của cộng đồng người gốc Hoa tùy thuộc vào chính sách của chính phủ VNDCCH ở miền Bắc và chính phủ VNCH ở miền Nam. Năm 1955, CHND Trung Hoa và VNDCCH đạt được thỏa thuận rằng Hoa kiều ở miền Bắc sẽ thuộc quyền lãnh đạo của chính phủ Việt Nam, sẽ được hưởng các quyền lợi như các công dân Việt Nam và sẽ được khuyến khích nhập quốc tịch Việt Nam “sau khi được kiên trì thuyết phục và giáo dục về hệ tư tưởng”. Ở miền Nam, chính phủ VNCH đã giải quyết số phận Hoa kiều bằng các dụ số 10 đề ngày 7.12.1955, dụ số 52 đề ngày 19.8.1956 và dụ số 53 đề ngày 6.9.1956 quy định: tất cả những ai sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều là người Việt Nam; Hoa kiều chỉ được phép tự do giao dịch, đi lại và sinh sống bằng mọi nghề giống như người Việt Nam sau khi đã nhập tịch; bằng không, họ sẽ bị cấm hành 11 nghề (122).
Trong thời kì chiến tranh Việt – Mỹ, cộng đồng người gốc Hoa ở miền Nam đã phát triển rất mạnh về kinh tế. Sau năm 1972, họ chiếm lĩnh 80% thị trường hàng chế biến, 100% hoạt động buôn sỉ, 50% hoạt động buôn lẻ, 90% ngành xuất nhập khẩu, 80% hoạt động tín dụng ngân hàng... Họ làm chủ 42 trong số 60 cơ sở kinh doanh có số doanh thu trên 1 tỉ đồng, cung cấp 2/3 vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh
122() Toàn bộ 11 nghề này đều rất phổ biến trong cộng đồng người gốc Hoa.
tế tư nhân miền Nam. Sau năm 1965, xuất hiện 80 tỉ phú gốc Hoa được mệnh danh là “vua”, tức người đứng đầu hoặc độc quyền một ngành kinh doanh nào đó.
Chiến tranh Việt-Mỹ diễn ra cùng lúc với Cách mạng văn hóa vô sản ở Trung Quốc. Dước tác động của biến cố này, một số người Hoa ở miền Bắc đã khởi sự các hoạt động theo kiểu Hồng vệ binh và phê phán đảng Lao động Việt Nam là “xét lại”.
Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một vài biện pháp ban đầu nhằm tăng cường quyền kiểm soát đối với người Hoa, quan trọng nhất trong số này là tháng 2.1976, chính phủ Việt Nam đã buộc Hoa kiều nhập tịch, nếu không sẽ mất hộ khẩu và chế độ khẩu phần lương thực. Phải đến tháng 6.1977, phía Trung Quốc mới đưa ra phản ứng về vấn đề người Hoa. Ngày 8.6.1977, trong lúc tiếp thủ tướng Phạm Văn Đồng, phó thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm lên tiếng than phiền chính phủ Việt Nam đã “không tham khảo ý kiến Trung Quốc” về chính sách buộc người gốc Hoa nhập tịch Việt Nam và đã đưa ra lời cảnh báo rằng “mỗi nước đều có trách nhiệm bảo vệ các quyền hạn và lợi ích chính đáng của người dân nước mình đang sinh sống ở các nước khác” [51, tr.73]. Ngày 26.2.1978, tại Đại hội quốc dân lần thứ năm đang diễn ra ở Bắc Kinh, chủ tịch Hoa Quốc Phong tuyên bố rằng Trung Quốc chống lại âm mưu buộc Hoa kiều thay đổi quốc tịch.
Ngày 24.3.1978, chính phủ Việt Nam phát động chiến dịch đánh vào tư sản trên toàn miền Nam. Thông báo chính thức được phát trên đài phát thanh giải thích rằng chiến dịch này nhằm “triệt hạ những thành phần tư sản, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo và được phát động đồng loạt trên các tỉnh và thị xã miền Nam”. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu của chiến dịch này không ai khác ngoài những nhà kinh doanh công thương nghiệp người Hoa tập trung ở Chợ Lớn(123). Tiếp đó, ngày 4.5, chính phủ Việt Nam phát hành một đồng tiền mới chung cho cả hai miền Nam và Bắc, hoàn tất chiến dịch phá tan sức mạnh kinh tế của cộng đồng người Hoa trong nước.
Phản ứng của chính phủ Bắc Kinh là ngày 12.5, bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi đến Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo nêu rõ: “Việt Nam bắt và xua đuổi hàng loạt người Hoa về nước, gây khó khăn và làm thiệt hại vật chất và tài chính trong việc tái định cư những người này. Trung Quốc buộc phải đình chỉ cung cấp một số trang thiết bị và tài trợ tài chính cho Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp ước hữu nghị được kí giữa hai nước để trang trải những chi phí tiếp cư những người Hoa bị xua đuổi”. Trước mắt Trung Quốc sẽ đình chỉ trợ giúp 21 dự án. Ngày 24.5, bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra lời tố cáo công khai rằng Việt Nam “phân biệt đối xử, thù ghét, bài Hoa và xua đuổi người Hoa”. Coi người Hoa ở Việt Nam là “nạn kiều”, ngày 26.5, Trung Quốc phái hai tàu sang Việt Nam để chở họ về nước.
Ngày 16.6, bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi đến bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về việc Trung Quốc đóng cửa các tổng lãnh sự quán của Việt Nam ở Côn Minh, Nam Ninh và Quảng Châu. Ngày 3.7, Trung Quốc thông báo hủy bỏ mọi chương trình viện trợ kinh tế và
123() Trong số khoảng 3000 thương gia lớn chịu tác động của quyết định ngày 24.3.1978, có 600 là người Việt, số còn lại là người Hoa [13, tr.219].
kỹ thuật cho Việt Nam và rút về nước toàn bộ chuyên gia đang công tác ở Việt Nam.
Ngày 12.7, tờ “Nhân dân nhật báo” đã đăng bài xã luận khẳng định rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm tất cả “để bảo vệ những thành quả cách mạng vĩ đại của nhân dân Campuchia dân chủ”. Lần đầu tiên tờ báo này đưa ra lời cáo buộc Việt Nam “mưu toan thâu đoạt Campuchia vào Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Việt Nam”. Ngày 1.8, phó thủ tướng Lý Tiên Niệm đã nói thẳng ra, trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Kyodo của Nhật, dụng ý của quan điểm vừa nêu: một trong những nguyên nhân khiến quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trở nên căng thẳng là do Trung Quốc chống lại âm mưu của Việt Nam muốn thành lập Liên bang Đông Dương [51, tr.154]. Lời lẽ này bộc lộ nguyên nhân thầm kín dẫn đến sự đỗ vỡ trong quan hệ Việt- Trung: hai nước tranh chấp ảnh hưởng trên bán đảo Đông Dương và trong vùng Đông Nam Á.
Sau khi nước CHNDTH được thành lập, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã nuôi ý đồ giành lại quyền kiểm soát Đông Nam Á mà Trung Quốc đã để mất vào tay các cường quốc Âu-Mỹ và Nhật từ nửa sau thế kỉ XIX. Thế suy yếu của Mỹ sau thất bại trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và sự giảm dần cam kết của nước này ở Đông Nam Á được họ xem là thời cơ để thực hiện ước vọng vừa nêu.
Tình trạng đối đầu trong quan hệ Trung-Xô tạo thêm một lí do không kém phần quan trọng thúc đẩy Bắc Kinh mau chóng củng cố phần biên giới phía Nam của họ, trước khi ảnh hưởng của Liên Xô kịpâ lan xuống biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Lôi kéo Việt Nam giờ đã trở thành cường quốc quân sự hàng đầu ở Đông Nam Á vào mặt trận chung chống “đại bá quyền” xôviết được xác định là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của họ ở Đông Nam Á sau thất bại của Mỹ.
Không thành công, họ chuyển sang chính sách khai thác mâu thuẫn giữa Việt Nam và Campuchia theo hướng dùng Campuchia như một phương tiện gây sức ép lên Vieọt Nam.
Tuy nhiên, những người lãnh đạo Việt Nam xét thấy nước mình cũng có những quyền lợi riêng cần được bảo vệ. Trước hết, Việt Nam mong muốn tiếp tục duy trì, như đã từng theo đuổi tương đối thành công trong những năm tháng chiến tranh, mối quan hệ cân bằng với hai nước XHCN hàng đầu, nhưng đồng thời xung khắc nhau là Liên Xô và Trung Quốc. Thứ đến, nhưng không kém phần quan trọng, là vun đắp và củng cố “mối quan hệ đặc biệt” với hai nước láng giềng Lào và Campuchia.
Ngay tại Đại hội IV đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong tháng 12.1976, tổng bí thư Lê Duẩn đã đọc báo cáo chính trị nêu rõ: “Bảo vệ và phát triển toàn diện các mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với các dân tộc Lào và Campuchia, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, sự tin cậy, quan hệ cộng tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực giữa nước ta và các nước anh em Lào và Campuchia... để ba nước, vốn đã gắn bó từ lâu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mãi mãi cùng đứng bên nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước mình vì độc lập và thịnh vượng”. Ý tưởng này được Lê Duẩn khẳng định lại ở Đại hội V đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong tháng 3.1982 bằng những lời lẽ rõ ràng hơn : “Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia là một qui luật của cách mạng ba nước, là điều có ý
nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, nhân dân ta phải giữ gìn tình hữu nghị trong sáng và truyền thống đoàn kết giữa ba dân tộc, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu giữa ba nước, quyết tâm làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ, xâm lược của kẻ thù chung là bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc cấu kết với đế quốc Mĩ và các thế lực phản động khác. Chúng ta coi đó là một bảo đảm vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước trên bán đảo Đông Dương, đồng thời là nhân tố cực kì quan trọng đối với hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á “.
Trong tiến trình xây dựng “quan hệ đặc biệt” với Lào và Campuchia, chính phủ Việt Nam cảm thấy vững tâm với phía Lào sau khi đã kí với nước này vào ngày 18.7.1977 Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác có giá trị trong vòng 25 năm.
Văn kiện nói rằng vì sự nghiệp củng cố quốc phòng và xây dựng của hai nước, CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào sẽ giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. Hai nước còn đạt được thỏa thuận chung về việc đưa quân đội Việt Nam vào lãnh thổ Lào nhằm mục đích “củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, bảo vệ tự do và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thành quả lao động của nhân dân và hòa bình khỏi các âm mưu và hoạt động phá hoại của đế quốc và các lực lượng phản động khác”
[Nhân dân, Hà Nội, 19.7.1977].
Trong lỳc đú, mọi nỗ lực của chớnh phủ Việt Nam nhằm giải quyết cỏc bất đồng vớiứ chính phủ Campuchia dân chủ đều thất bại và tệ hơn nữa, quan hệ giữa hai nước thoái hóa thành điều được Hà Nội gọi là “cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam” do Campuchia dân chủ gây ra. Chính phủ Việt Nam cho rằng toàn bộ đầu mối của các nguyên nhân đưa đến cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia tập trung ở Bắc Kinh. Tại Hội nghị toàn thể BCHTƯứ đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ tư khóa IV, giới lãnh đạo Việt Nam đã xác định tập đoàn mao ít trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã trở thành kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của Việt Nam. Trong bài diễn văn đọc ngày 1.9.1978, chủ tịch HĐBT Việt Nam Phạm Văn đồng khẳng định: “Các lực lượng phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh từ lâu đã tìm thấy ở bè lũ Pol Pot – Ieng Sary một công cụ rất thích hợp để tiến hành các mưu đồ bá quyền nước lớn và bành trướng ở vùng này [Đông Nam Á], trước hết là nhằm vào Việt Nam”.
Sau mọi nỗ lực giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao, nhưng không thành công, các bất đồng với Campuchia và Trung Quốc, các nhà lãnh đạo CHXHCN Việt Nam quyết định xóa bỏ chế độ Pol Pot. Trước khi bắt tay thực hiện kế hoạch này, chính phủ Việt Nam cố gắng bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì và tăng cường quan hệ với Liên Xô.