II.7.1. Pháp tìm cách lập lại chế độ thực dân ở Lào và sự can dự của VNDCCH vào tình hình xứ này.
42() Các Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được kí lúc 2.45 sáng ngày 21.7, còn Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Campuchia đến 11 giờ cùng ngày mới được kí. Nhưng ở cuối các hiệp định đều ghi là kí lúc 24.00 ngày 20.7 để giúp cho Mendès France giữ được lời hứa với Quốc hội và nhân dân Pháp là lập lại hòa bình ở Đông Dương trong vòng một tháng kể từ lúc nhậm chức.
71 71
72
Trong lúc nỗ lực quay lại Đông Dương của người Pháp bị nhân dân Việt Nam tiếp đón bằng cuộc kháng chiến vũ trang lần lượt diễn ra ở Nam Kì từ ngày 23.9.1945 và trong cả nước từ ngày 19.12.1946, thì ở hai nước còn lại trên bán đảo - Lào và Campuchia - xem ra họ không vấp phải một sự kháng cự quyết liệt như vậy.
Ngày 12.10.1945, Hoàng thân Phetsarath và nhóm liên minh gồm Ủy ban Nhân dân (Lao- Pen-lao) và Ủy ban Lào tự do đã thông qua hiến pháp tạm thời, thành lập Quốc hội lâm thời và cử ra chính phủ lâm thời Lao Itsala do hoàng thân Phetsarath làm quốc trưởng, Phaya Khammao, cựu tỉnh trưởng Vientiane, làm thủ tướng. Ngày 25.4.1946, quân Pháp chiếm Vientiane, chính phủ Lao Itsala do hoàng thân Phetsarath và Phaya Khammao lãnh đạo phải chạy thoát sang Thái Lan. Tại đây, nội bộ Chính phủ Lao Itsala bị phân hóa.
Nhóm do hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ VNDCCH để tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.
Khi đổi tên , theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (QTCS) , đảng Cộng sản Việt Nam thành đảng Cộng sản Đông Dương chỉ 8 tháng sau khi Đảng được thành lập , những người lãnh đạo đảng này đồng thời tuân thủ một chỉ thị khác của QTCS là bao gồm luôn Lào và Campuchia vào phạm vi hoạt động của mình(43). Từ thời điểm này, cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp ở Lào được đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh tương tự ở Việt Nam và Campuchia.
Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp hoàng thân Souphanouvong ở Hà Nội, bàn kế hoạch thành lập liên minh Lào-Việt, chuẩn bị chống thực dân Pháp trở lại xâm lược các nước Đông Dương. Ngày 14.10.1945, chính phủ VNDCCH công nhận chính phủ Lào Itsala. Ngày 30.10.1945, chính phủ VNDCCH và chính phủ lâm thời Lào Itsala kí Hiệp định thành lập liên quân Lào-Việt. Liên quân đặt dưới quyền chỉ huy của tổng chỉ huy quân đội Lào yêu nước (Itsala), phối hợp với bộ đội Việt Nam chiến đấu duy trì chính quyền cách mạng ở nhiều nơi, nhất là vùng Trung và Hạ Lào.
Từ mùa hè đến cuối năm 1946, liên quân Lào- Việt rút sang tả ngạn sông Mekong và trở lại hoạt động ở vùng biên giới phía tây sau khi Việt Nam bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quoác [7, tr.109].
Tháng 10.1946, được sự giúp đỡ của chính phủ VNDCCH, các lực lượng kháng chiến ở Savanakhet, Khammouane, Xieng Khouang và Sam Neua đã họp đại hội thành lập Ủy ban giải phóng Đông Lào tại Vinh, do Nuhak Phomsavan làm chủ tịch. Một quyết định khác cũng được mang ra thực hiện là tập trrung lực lượng kháng chiến vào miền Đông Lào giáp raah vùng Tây Bắc của Việt Nam , lấy vùng này làm hậu phương. Nhiều đơn vị quân tình nguyện VNDCCH đồng thời có mặt trên lãnh thổ Lào.
43() Chi tiết về các hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Lào cho đến năm 1945 có thể xem trong Xing Thoong Xing Hapanha (1991), Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Lào (1945-1954) , Luận án tiến sĩ lịch sử , bộ môn Lịch sử Việt Nam , Khoa Lịch sử , trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
72 72
73
Tháng 1.1948, Souphanouvong quyết định thành lập Tổ chức Nhân dân Tiến bộ Lào Itsala. Tháng 2.1948, Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng quân ủy QĐNDVN đề ra chủ trương mở mặt trận Lào-Miên. Thực hiện chủ trương này, Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN đã chỉ thị cho Liên khu 10 thành lập vào tháng 5.1948 Ban xung phong Lào Bắc do Kayson Phomvihan phụ trách. Ban này được giao nhiệm vụ tuyên truyền, lập căn cứ địa, xây dựng cơ sở quần chúng, xây dựng lực lượng vũ trang cho Lào. Bên cạnh đó, Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN còn điều những đơn vị quân đội Việt Nam sang Lào hỗ trợ những công tác vừa nêu. Các đơn vị này được phân tán vào hàng ngũ lực lượng vũ trang Lào, thuộc quyền quản lý trực tiếp của chính phủ kháng chiến Lào. Ngoài ra, Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương có chủ trương mở mặt trận Tây Lào nên đã lập ra Đặc ủy Lào cũng trong tháng 5.1948 để phụ trách mặt trận này. Mặt trận Tây Lào đã thành lập các đặc khu, trong đó có các đại đội vũ trang Việt Nam. Sang năm 1949, Bộ tổng tư lệnh QĐNDVN đã điều thêm 20 cán bộ từ cấp trung đội đến trung đoàn sang mặt trận Tây Lào và thành lập Bộ tư lệnh Tây Lào. Ngày 20.1.1949, quân đội Lào Itsala được thành lập.
Trong lúc đó, Pháp tìm cách dựng lên một chính phủ tự trị bản xứ, tương tự như chính phủ Bảo Đại ở Việt Nam. Ngày 27.8.1946, Pháp kí Tạm ước với chính phủ Itsala lưu vong công nhận Lào là một nước tự trị và là một bộ phận của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Ngày 19.7.1949, chính phủ Pháp kí Hiệp ước công nhận nền độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp của Vương quốc Lào vốn được Quốc hội lập hiến thành lập ngày 10.5.1947. Nước này tham gia Liên hiệp Pháp với tên gọi Quốc gia liên kết Lào. Ngày 24.10.1949, chính phủ Lào Itsala đang lưu vong ở Bangkok chính thức giải tán.
Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ đảng Cộng sản Đông Dương (diễn ra từ ngày 21.2 đến ngày 3.2.1950) nhận định: “... Đông Dương là một chiến trường duy nhất... vì do quan hệ địa lớ và chớnh trị, vận mệùnh ba quốc gia Việt-Miờn-Lào gắn bú và khăng khớt, độc lập Việt Nam không được đảm bảo nếu Ai Lao, Cao Miên không được giải phóng. Ai Lao, Cao Miên không giành được độc lập hoàn toàn nếu kháng chiến Việt Nam chưa thành công”.
Hội nghị đã đề ra chương trình công tác 11 điểm , trong đó nêu rõ về Lào như sau :
“chỉnh đốn chính quyền kháng chiến ở Ai Lao”, “xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất ở Ai Lao”...; “tiến tới thành lập mặt trận dân tộc thống nhất các dân tộc Đông Dương , chính đốn các tổ chức quần chúng” ; “ngoài việc nâng cao địa vị và uy tín của mình trên trường quốc tế, Việt Nam cần làm mọi cách để cho thế giới biết đến cuộc kháng chiến của nhân dân Lào ... làm cho cuộc kháng chiến Ai Lao được thế giới giúp đỡ”. Về nhiệm vụ quân sự, hội nghị đã đề ra chủ trương giúp đỡ cho chiến trường Lào, trong đó chú trọng đến vấn đề “xây dựng các căn cứ địa chính cho Lào và mở rộng cơ sở quần chúng gắn liền các căn cứ địa với nhau” và “tích cực xây dựng quân đội quốc gia cho Lào” , “đào tạo cán bộ Lào”
Ngày 6.2.1950, Pháp trao trả chủ quyền cho Chính phủ hoàng gia Lào. Ngày hôm sau, Hoa Kì và Anh công nhận Quốc gia liên kết Lào.
73 73
74
Từ ngày 13 đến ngày 15.8.1950, các đại biểu của các căn cứ kháng chiến đã dự Đại hội đại biểu quốc dân Lào diễn ra ở Tuyên Quang. Đại hội quyết định thành lập Mặt trận Neo Lao Itsala, chính phủ kháng chiến Lao Itsala do hoàng thân Souphanouvong làm thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, còn Kayson Phomvihan làm bộ trưởng Quốc phòng, tuyên bố tên nước là Pathet Lao với quốc kì, quốc ca.
Ngày 11.3.1951, sau khi đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải thể tại Đại hội II (2.1951), Hội nghị các mặt trận dân tộc thống nhất ba nước Đông Dương diễn ra từ ngày 3.3 đã quyết định thành lập Liên minh Nhân dân Việt - Lào - Campuchia nhằm phối hợp hành động đánh bại cuộc chiến tranh của Pháp và sự can thiệp của Mĩ. Một ủy ban liên minh nhân dân ba nước được thành lập bao gồm những nhà hoạt động chính trị có tên tuổi như: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt (Việt Nam), Souphanovong, Nuhak Phomsavan (Lào), Sơn Ngọc Minh, Tut Samouk (Campuchia).
Ngay trong tháng 3.1951, quân tình nguyện Việt Nam bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Lào.
Từ năm 1950, QĐNDVN bắt đầu hoạt động trên lãnh thổ Lào theo từng đơn vị riêng biệt thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của chính phủ Việt Nam . Đơn vị đầu tiên là Trung đoàn 4 được thành lập ở Liên khu 4 ngày 19.5.1950 . Trong hai năm 1950 – 1951, quân số của VNDCCH trên lãnh thổ Lào tăng từ 8.000 lên 12.300.
Từ ngày 8.4 đến ngày 3.5.1953, liên quân Pathet Lào - VNDCCH đã mở chiến dịch Thượng Lào. Chiến dịch kết thúc, chính phủ Lao Itsala kiểm soát toàn bộ tỉnh Sam Neua, một phần tỉnh Xiêng Khouang và tỉnh Phong Saly. Trước đó không lâu, ngày 22.3.1953, đảng bộ Lào đã họp đại hội quyết định thành lập đảng Nhân dân Lào do Kayson Phomvihan làm tổng bí thư.
Ngày 22.10.1953, chính phủ Pháp và chính phủ Hoàng gia Lào kí Hiệp định, theo đó Pháp công nhận Lào là “quốc gia độc lập có chủ quyền”.
Tháng 12.1953, trong một nỗ lực phối hợp hành động cho cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1953 - 1954 chống lại Kế hoạch Navarre, liên quân Pathet Lào - VNDCCH đã tiến hành các chiến dịch quân sự ở Trung Lào và Nam Lào với sự tham gia của hơn 17.000 quân VNDCCH . Để phục vụ công tác hậu cần cho đạo quân không nhỏ này, VNDCCH đã phải huy động hàng vạn dân công từ miền Tây Bắc và Thanh-Nghệ-Tĩnh. Kết thúc chiến dịch, chính phủ Lao Itsala kiểm soát thêm nhiều vùng rộng lớn ở Đông Bắc và Nam
II.7.2. Hiệp định Geneva về Lào.
Ngày 8.5.1954, một ngày sau khi Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva về Đông Dương khai mạc. Ngay tại phiên họp đầu tiên, trưởng đoàn VNDCCH là Phạm
74 74
75
Văn Đồng đã yêu cầu mời các đại diện của Pathet Lào tham gia Hội nghị, nhưng yêu cầu này không được ngay cả đoàn Liên Xô và đoàn Trung Quốc ủng hộ. Đại diện cho Lào chỉ có mỗi đoàn đại biểu chính phủ Vương quốc Lào. Nhưng Hiệp định về đình chỉ chiến sự tại Lào được kí cùng lúc với Hiệp định về Việt Nam đã không mang chữ kí của đại diện Lào, mà của thứ trưởng bộ Quốc phòng VNDCCH Tạ Quang Bửu trong tư cách người thay mặt tổng tư lệnh các đơn vị chiến đấu Pathet Lào và tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và của thiếu tướng Delteil, thay mặt tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp tại ẹoõng Dửụng.
Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào có các nội dung chính sau:
- Các đơn vị tình nguyện của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các đơn vị của Quân đội Liên hiệp Pháp phải rút khỏi Lào trong vòng 120 ngày kể từ khi Hiệp định được kí;
- Nước ngoài không được đưa vũ khí, quân đội và nhân viên quân sự vào Lào, không được thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Lào. Riêng Pháp được phép để lại trên lãnh thổ Lào không quá 1.500 sĩ quan và hạ sĩ quan làm nhiệm vụ huấn luyện quân đội Lào, không quá 3500 quân để bảo trì các cơ sở quân sự còn lại trên đất Lào;
- Trong vòng 120 ngày sau Hiệp định, các đơn vị chiến đấu Pathet Lào(44) sẽ tập kết trong các tỉnh Phong Saly và Sam Neua;
- Hiệp định được thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm các đại diện ba nước Canada, Ba Lan và Ấn Độ.
Tuy không kí vào Hiệp định, chính phủ Vương quốc Lào đã đưa ra các bản Tuyên bố cam kết tuân thủ các điều 3, 4 và 5 trong Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva.