Hội nghị bốn bên (từ 25.1.1969 đến 27.1.1973)

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 171 - 200)

CUỘC CHIẾN TRANH CAN THIỆP CỦA HOA KÌ Ở VIỆT NAM (1965 – 1975)

VII.2. CUỘC ĐÀM PHÁN PARIS VỀ VIỆT NAM

VII.2.2. Hội nghị bốn bên (từ 25.1.1969 đến 27.1.1973)

Từ ngày 25.1.1969, cuộc hoà đàm Paris về vấn đề Việt Nam chuyển sang giai đoạn hai (và cũng là giai đoạn chính) với sự tham dự của bốn bên: VNDCCH, MTDTGPMNVN(85), Hoa Kì và VNCH. Kéo dài đến ngày 27.1.1973, Hội nghị bốn bên(86) trở thành đấu trường ngoại giao, nơi các bên tham gia cố gắng giải quyết, bằng cách dựa vào các kết quả trên chiến trường, một loạt các vấn đề theo hướng sao cho có lợi nhất cho mình.

Hai vấn đề có ý nghĩa quyết định hơn cả là vấn đề quân sự (sự hiện diện của quân Mĩ và quân VNDCCH ở miền Nam Việt Nam) và vấn đề chính trị (tức vấn đề chính quyền ở miền Nam Việt Nam). Riêng phía Mĩ có thêm một mối quan tâm đặc biệt khác: các tù binh Mĩ đang bị VNDCCH giam giữ. Ba mối quan tâm hàng đầu này được phái đoàn Mĩ xác định rõ chỉ một tuần sau khi Hội nghị 4 bên khai mạc.

Giải pháp 10 điểm của MTDTGPMNVN.

Ngày 1.1.1969, bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH Nguyễn Duy Trinh đã gửi cho đoàn VNDCCH ở hòa đàm Paris một chỉ thị gồm 4 điểm:

1. Buộc Hoa Kì xuống thang chiến tranh từng bước một trên chiến trường chính và đơn phương rút một phần lực lượng

2. Làm nghiêm trọng thêm mâu thuẫn và những khó khăn nội bộ của Mĩ, của chính quyền Sài Gòn và các mâu thuẫn Hoa Kì- Sài Gòn.

3. Tăng cường vị thế quốc tế của MTDTGPMNVN

4. Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và chính trị của các nước XHCN, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ mạnh hơn và có hiệu quả hơn của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mĩ; đòi hỏi Mĩ rút nhanh chóng toàn bộ và không điều kiện lực lượng khỏi mieàn Nam Vieọt Nam” [66, tr.75].

Tuân thủ chỉ thị trên, trong những tháng đầu tiên của Hội nghị 4 bên, VNDCCH không đưa ra một giải pháp mới nào cho vấn đề Việt Nam. Trong các phiên đàm phán, phái đoàn VNDCCH tiếp tục dựa vào lập trường 4 điểm đã được thủ tướng

85() Ngày 6.6.1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) được thành lập. Đoàn MTDTGPMNVN ở cuộc hoà đàm Paris trở thành đoàn CPCMLTCHMNVN.

86() Đây là tên gọi chính thức mà VNDCCH dùng để chỉ giai đoạn hai của cuộc hòa đàm Paris, trong lúc phía Mĩ gọi là Hội nghị hai phía.

Phạm Văn Đồng nêu ra ngày 8.4.1965. Tại cuộc gặp gỡ riêng đầu tiên với trưởng đoàn Hoa Kì Henry Cabot Lodge, trưởng đoàn VNDCCH Xuân Thủy nêu ra ba ủieồm:

“1. Hoa Kì phải rút quân Mĩ và chư hầu mà không kèm theo điều kiện nào;

2. Hoa Kì phải từ bỏ chính quyền Sài Gòn mà họ đã dựng lên. Nếu tiếp tục bám giữ chính quyền Thiệu-Kỳ-Hương(87), một chính quyền phát xít và hiếu chiến, không thể có chuyện đàm phán hòa bình.

3. Do các trận đánh diễn ra trên phần lãnh thổ Nam Việt Nam, Hoa Kì cần nói chuyện với MTDTGPMNVN. Nếu từ chối làm chuyện này, Mĩ sẽ tỏ ra vô lí và không thể tìm ra một giải pháp cho vấn đề” [66, tr.78].

Trước đó, tại phiên khai mạc của Hội nghị 4 bên, trưởng đoàn MTDTGPMNVN Trần Bửu Kiếm đưa ra lập trường 5 điểm, trong đó Điểm 2 nguyên văn như sau:

Đế quốc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân Mĩ, quân chư hầu và các phương tiện chiến tranh của chúng ra khỏi miền Nam Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ ở miền Nam Việt Nam”. Còn Điểm 3 nêu rõ: “Công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết theo cương lĩnh chính trị của MTDTGPMNVN, không có sự can thiệp của nước ngoài. Thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc và dân chủ rộng rãi, tổ chức tổng tuyển cử tự do ở miền Nam Việt Nam”.

Ba điểm của Xuân Thủy hay năm điểm của Trần Bửu Kiếm xét về thực chất là sự nhắc lại lập trường bốn điểm của Phạm Văn Đồng.

Ngày 8.5.1969, Trần Bửu Kiếm đã công bố giải pháp mới đầu tiên cho vấn đề Việt Nam tại Hội nghị 4 bên. Đó là Giải pháp toàn bộ 10 điểm:

1. Toân trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, cụ thể là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, như đã được Hiệp định Geneva 1954 về Việt Nam công nhận.

2. Chính phủ Hoa Kì phải rút khỏi Nam Việt Nam toàn bộ quaân Mó, nhaân vieân quaân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Mĩ và của các nước ngoài cùng phe với Mĩ, mà không được đặt ra bất kì điều kiện nào khác; hủy bỏ các căn cứ quân sự của Mĩ ở miền Nam Việt Nam; từ bỏ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền,lãnh thổ và an ninh của Nam Việt Nam và VNDCCH.

3. Vấn đề các lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam do các bên Việt Nam cùng giải quyết”.

4. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình, không có sự can thiệp của nước ngoài. Họ tự quyết định thể chế chính trị ở Nam Việt Nam thông qua bầu cử tự do và dân chủ: bầu ra Quốc hội lập hiến, xây dựng hiến pháp, thành lập chính phủ liên hiệp chính thức, phản ánh sự hịa hợp dân tộc và một liên minh rộng rãi mọi tầng lớp xã hội.

5. Trong quãng thời gian từ lúc hịa bình được vãn hồi và tổng tuyển cử được tổ chức, không bên nào được áp đặt chế độ chính trị của mình lên nhân dân Nam Việt Nam.

Các lực lượng chính trị đại diện các tầng lớp xã hội và xu thế chính trị khác nhau ở

87() Đó là tên của ba người đứng đầu chính phủ VNCH: Nguyễn Văn Thiệu – tổng thống, Nguyễn Cao Kỳ – phó tổng thống, Trần Văn Hương – thủ tướng

Nam Việt Nam mà ủng hộ hòa bình,độc lập và trung lập, gồm cả những người đang phải sống ở nước ngoài vì các lí do chính trị, đều sẽ tham gia các cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập.

Chính phủ liên hiệp lâm thời phải hoàn thành những công việc sau:

(a) Thi hành thỏa thuận đã được kí về việc rút binh lính Mĩ và các nước ngoài cùng phe Mó….

(b) Thực hiện sự hòa hợp dân tộc, một liên minh rộng rãi mọi tầng lớp xã hội, lực lượng chính trị, dân tộc, cộng đồng tôn giáo và mọi cá nhân, bất kể niềm tin chính trị và quá khứ của họ, miễn là họ ủng hộ hòa bình, độc lập và trung lập.

(c) Thực hiện các quyền tự do dân chủ rộng rãi: tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do thành lập các đảng phái và tổ chức chính trị, tự do biểu tình…; trả tự do cho những người bị cầm tù vì lí do chính trị; cấm mọi hành vi khủng bố, trả thù và phân biệt nhằm vào những người đã từng cộng tác với phía bên kia, dù họ đang ở trong nước hay ở nước ngoài, theo như quy định của Hiệp định Geneva năm 1954 về Việt Nam.

(d) Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, phục hồi sinh hoạt bình thường của nhân dân và cải thiện điều kiện sống của người dân lao động.

(e) Tổ chức bầu cử tự do và dân chủ trên toàn miền Nam nhằm thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam, phù hợp với nội dung điều 4 nêu trên.

6. Nam Việt Nam thi hành chính sách hòa bình và trung lập.

Thi hành chính sách quan hệ láng giềng tốt với Vương quốc Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ trong phạm vi đường biên giới hiện nay của nước này; thi hành chính sách quan hệ láng giềng tốt với Vương quốc Lào trên cơ sở tôn trọng Hiệp định Geneva 1962 về Lào.

Thiết lập các quan hệ ngoại giao, kinh tế và văn hóa với mọi nước, bất kể chế độ chính trị và xã hội, kể cả với Hoa Kì, phù hợp với 5 nguyên tắc chung sống hòa bình: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình; nhận viện trợ kinh tế và kĩ thuật của mọi nước, không kèm theo điều kiện chính trị.

7. Thực hiện từng bước tái thống nhất Việt Nam, bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa hai miền, không có sự can thiệp từ bên ngoài.

Trong lúc chờ đợi Việt Nam tái thống nhất hòa bình, hai miền lập lại quan hệ bình thường về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

Giới tuyến quân sự giữa hai miền ở vĩ tuyến 17 chỉ, theo quy định của Hiệp định Geneva 1954, mang tính chất tạm thời và dứt khoát không phải là ranh giới lãnh thổ hay chính trị.

Hai miền sẽ đi đến thỏa thuận về quy chế khu phi quân sự, và sẽ soạn ra các thể thức liên quan đến hoạt động di chuyển ngang qua giới tuyến quân sự tạm thời.

8. Theo như quy định của Hiệp địnhGeneva 1954 về Việt Nam, trong lúc chờ đợi Việt Nam tái thống nhất, hai miền Nam Bắc Việt Nam cam kết không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào với nước ngoài, không cho phép bất kì nước ngoài nào duy trì căn cứ quân sự, binh lính hay nhân viên quân sự trên lãnh thổ mình, không công nhận sự bảo vệ của bất kì nước nào, liên minh và khối quân sự nào.

9. Để giải quyết hậu quả của chiến tranh:

(a) Các bên sẽ thương lượng thả các quân nhân bị bắt trong chiến tranh.

(b) Chính phủ Hoa Kì phải chịu mọi trách nhiệm về những mất mát và tàn phá mà họ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam ở cả hai miền.

10. Các bên đạt thỏa thuận về sự giám sát đối với việc rút khỏi Nam Việt Nam binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kì và những nước cùng phe với Hoa Kì".

Giải pháp 10 điểm nêu trên cho thấy hai đòi hỏi chính của VNDCCH:

- Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn ở lại miền Nam Việt Nam sau khi quân đội Hoa Kỡ ruựt ủi;

- Chính phủ VNCH phải giải thể.

– Kế hoạch hòa bình 8 điểm của Hoa Kì.

Các đòi hỏi chính của chính phủ VNDCCH đều là những vấn đề được Hoa Kì xem là có ý nghĩa quyết định, nhưng từ một quan điểm khác hẳn. Trước hết, Hoa Kì gắn kết sự hiện diện của quân Mĩ với sự có mặt của các đơn vị QĐNDVN ở miền Nam Việt Nam. Do vậy, nếu quân Mĩ rút khỏi đây, thì QĐNDVN cũng phải hành động tương tự. Trong phiên họp ngày 15.9.1968, Harriman nêu rõ: “Khi quân Bắc Việt Nam cũng như quân Hoa Kì đã rút xong thì sẽ không được đưa vào nữa”. Lập trường này được Henry Cabot Lodge, người thay thế Harriman, nhắc lại trong phiên họp ngày 22.3.1969: “Hà Nội cũng như Washington đều không có quyền ép buộc nhân dân Nam Việt Nam tuân theo ý muốn của mình. Vì vậy, Hoa Kì luôn luôn nhấn mạnh tính chất quan trọng của việc rút khỏi miền Nam Việt Nam tất cả các lực lượng từ bên ngoài vào. Lực lượng bên ngoài là lực lượng không phải của Nam Việt Nam, là lực lượng của hai chúng ta” [66,tr.79]. Ông nhấn mạnh: “Nguyên tắc căn bản của [một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris] rất là đơn giản triệt thoái song phương bất cứ quân đội nào không phải là quân đội miền Nam khỏi miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho nhân dân miền Nam”.

Về địa vị của chính phủ Sài Gòn, trưởng đoàn Mĩ Harriman khẳng định trong phiên họp ngày 12.9.1968: “Chính phủ Nam Việt Nam là một thực tế mà các ông không thể lờ đi được. Chính quyền của họ, quân đội của họ cũng là những thực tế.

Họ phải được tham gia vào bất cứ cuộc nói chuyện nào về tương lai chính trị của Nam Vieọt Nam”.

Cầm quyền từ tháng 1.1969, tân tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia, người được ông giao toàn bộ công tác giải quyết vấn đề

Việt Nam, đều thống nhất ở nhận định rằng cuộc chiến Việt Nam đã trở thành “một khúc xương hóc trong họng nước Mĩ”, cản trở mọi giải pháp xây dựng nhằm giải tỏa những vấn đề khó khăn về đối nội và đối ngoại mà Mĩ đang phải đương đầu. Do vậy, Mĩ phải giải quyết vấn đề Việt Nam càng sớm càng tốt, nhưng phải theo cách thức “kết thúc chiến tranh trong danh dự”, nếu không những hậu quả phát sinh sẽ

rất khủng khiếp, chúng ta sẽ tự hủy diệt mình nếu rút ra theo cách thức không thực sự giữ được danh dự” [44, tr.370, 371].

Vậy, thế nào là một giải pháp danh dự? Nó phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau: thứ nhất, việc rút quân Mĩ khỏi Việt Nam phải được tiến hành theo cách thức sao cho tránh được mọi biểu hiện thất bại, dù là nhỏ nhất; thứ hai, Mĩ phải bác bỏ ý tưởng về một chính phủ liên hiệp ở miền Nam Việt Nam, vì “nó sẽ phá hủy cơ cấu chính trị hiện đại và dẫn đến chỗ cộng sản chiếm quyền” ở xứ này. Nixon và Kissinger đặt ra mục tiêu tối ưu là “một giải pháp thương lượng công bằng khả dĩ duy trì nền độc lập của Nam Việt Nam”, tạo cho Nam Việt Nam một cơ hội hợp lí để tồn tại [44, tr.371-372].

Toàn bộ suy nghĩ trên được Nixon thể hiện vào đề nghị hai điểm được ông bày tỏ với đại sứ Liên Xô ở Washington là Dobrynin và được đại sứ Liên Xô ở Hà Nội là Sherbakov chuyển đến thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ngày 30.4.1969. Đó là:

Rút quân cùng lúc trên cơ sở đồng đều và chấm dứt xung đột;

- Về chính trị, MTDTGPMNVN sẽ không bị cản trở và có thể tham gia vào sinh hoạt chính trị và xã hội của đất nước, đổi lấy việc VNDCCH và MTDTGPMNVN từ bỏ sử dụng bạo lực. Nam Việt Nam sẽ độc lập và tự trị trong 5 năm, sau đó Mĩ sẽ không chống lại sự thống nhất của Việt Nam” (Kissinger có ghi thêm rằng thời hạn 5 năm có thể được thương lượng) [66, tr.90].

Toàn bộ lập trường của chính phủ Mĩ về Việt Nam được tổng thống Nixon công bố đày đủ trong bài diễn văn truyền hình toàn quốc ngày 14.5.1969. Ông tuyên bố rõ: “Chúng tôi đã gạt bỏ ra ngoài hoặc là việc rút lui khỏi Việt Nam một cách đơn phương, hoặc việc chấp nhận tại [Hòa đàm] Paris bất cứ một giải pháp nào có tính cách như một thất bại ngụy trang... Và đó là phác họa về một giải pháp mà chúng tôi muốn đàm phán ở Paris. Nguyên tắc cơ bản của nó là rất đơn giản: triệt thoái song phương bất kì quân đội nào không phải là quân đội miền Nam ra khỏi miền Nam Việt Nam và dành quyền tự quyết cho nhân dân miền Nam”. Kế hoạch hòa bình đầu tiên cho Việt Nam của tân tổng thống Mĩ gồm 8 điểm được soạn thảo dựa theo nguyên tắc căn bản vừa nêu:

"- Ngay khi đạt được thỏa thuận, mọi lực lượng không phải Nam Việt Nam sẽ bắt đầu triệt thoái khỏi Nam Việt Nam.

- Trong thời hạn 12 tháng, theo từng chặng đãû được thỏa thuận, phần lớn lực lượng Hoa Kì, đồng minh và không phải Nam Việt Nam sẽ phải triệt thoái. Khi thời hạn 12 tháng kết thúc, những lực lượng còn lại của Hoa Kì, đồng minh và không phải Nam Việt Nam sẽ di chuyển vào các khu căn cứ đã dược quy định và không được tham gia các hoạt động chiến đấu;

- Các lực lượng còn lại của Hoa Kì và đồng minh sẽ hoàn tất việc rút quân khi lực

lượng Bắc Việt Nam còn lại rút đi và trở về Bắc Việt Nam;

- Một cơ quan giám sát quốc tế được cả hai bên chấp nhận sẽ đươc thành lập nhằm mục đích kiểm soát hoạt động rút quân, hay nhằm bất kì mục đích nào khác được hai bên đồng ý;

- Cơ quan giám sát sẽ bắt đầu hoạt động phù hợp với thời biểu thỏa thuận và sẽ tham gia vào việc thu xếp ngừng bắn có giám sát ở Việt Nam;

- Ngay sau khi cơ quan giám sát bắt đầu hoạt động, bầu cử sẽ được tổ chức theo những quy định đã được thỏa thuận và dưới sự giám sát của một tổ chức quốc tế;

- Việc thả tù binh của cả hai bên sẽ được thực hiện vào thời điểm sớm nhất;

- Mọi bên thỏa thuận tuân thủ các Hiệp định Geneva 1954 về Nam Việt Nam và Campuchia, và Hiệp Định Geneva 1962 về Lào”.

Như vậy, lập trường của Mĩ trong vấn đề chính trị đã có sự thay đổi quan trọng: thừa nhận trong thực tế sự tồn tại của Mặt trận bằng cách để tổ chức này tham gia vào đời sống chính trị ở miền Nam, nhưng vẫn không chấp nhận một chính phủ liên hiệp.

Đến đây, cần trích dẫn những ý kiến của các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng chính đòi hỏi thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam được nêu ra trong giải pháp 10 điểm lại tạo ra khó khăn cho VNDCCH. Họ viết: “Ngay cả vấn đề “chính phủ liên hiệp” được nêu ra trong lúc các căn cứ của chúng ta đang rệu rã, sẽ tạo khó khăn cho chúng ta, nếu Hoa Kì chấp thuận nó, giống như chính phủ hòa giải dân tộc ở Lào năm 1957 (Chỉ một năm sau khi ra đời, nó đã bị phe hữu lật đổ và các đại diện Pathet Lào bị bắt, kể cả Hoàng thân Souphanouvong)” [66, tr.85].

Ngày 6.6.1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) được thành lập. “Sự ra đời của Chính phủ CPCMLTCHMNVN tạo ra thực tế ở miền Nam có hai chính quyền song song tồn tại” [7, tr.243]. Đây là động thái nhằm tăng cường địa vị pháp lí của Mặt trận trong cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao với chính phủ VNCH.

Chuû thuyeáât Nixon.

Về phần mình, từ cuối tháng 8, Mĩ đã đơn phương khởi sự thực hiện kế hoạch rút quân dần ra khỏi Nam Việt Nam: 25.000 quân cho lần rút đầu tiên. Động thái này nằm trong khuôn khổ của một chương trình hành động rộng lớn hơn – Việt Nam hóa chiến tranh – được hoạch định phù hợp với chủ thuyết ngoại giao mới được gọi là chủ thuyết Guam hay chủ thuyết Nixon. Chủ thuyết này được chính tác giả của nó công bố ngày 25.7.1969 trong một cuộc họp báo diễn ra trên đảo Guam. Nội dung của chủ thuyết Nixon gồm hai phaàn:

- “[...] Tôi cảm thấy rằng một khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam được giải quyết xong, Hoa Kì sẽ cần có một chính sách mới về châu Á để đảm bảo rằng sẽ không bao giờ có một Việt Nam khác. Hoa Kì sẽ vẫn duy trì những cam kết đã có sẵn được quy định trong các hiệp ước, nhưng trong tương lai Hoa Kì sẽ không cam kết thêm nữa trừ phi quyền lợi sống còn của Hoa Kì đòi hỏi”.

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 171 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w