VIỆC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS ─ CHẾ ĐỘ SÀI GÒN SỤP ĐỔ

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 202 - 207)

CUỘC CHIẾN TRANH CAN THIỆP CỦA HOA KÌ Ở VIỆT NAM (1965 – 1975)

VII.3. VIỆC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH PARIS ─ CHẾ ĐỘ SÀI GÒN SỤP ĐỔ

VII.3.1. Việc thi hành Hiệp định Paris.

Cả công chúng lẫn chính phủ Mĩ đều cảm thấy nhẹ nhõm như đã trút được một gánh nặng, khi những người lính Mĩ cuối cùng rời khỏi Sài Gòn ngày 29.3 và nhất là khi những tù binh Mĩ cuối cùng rời khỏi “Khách sạn Hilton” tại Hà Nội ngày 1.4.1973. Tuy nhiên, phản ứng của chính phủ Sài Gòn là hoàn toàn khác hẳn. Phải đặt bút kí vào Hiệp định Paris dưới sức ép nặng nề từ phía Nixon(109) và trong trạng thái không tin tưởng vào giá trị của Hiệp định, Nguyễn Văn Thiệu đã kiên quyết bám giữ lập trường "bốn không" (không liờn hiệp, khụng trung lập, khụng cụng nhận CPCMLTCHMNVN, khụng nhượng đất ọ) và do vậy xem “ngừng bắn” chỉ là một giai đoạn của cuộc chiến. Phù hợp với lập trường này, quân đội Sài Gòn đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự “lấn chiếm và bình định” nhắm vào các vùng thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ CMLT, nhất là ở Khu Năm, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, dọc biên giới Campuchia và ven Sài Gòn. Phản ứng trước diễn biến trên, tháng 7.1973, BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam đã họp Hội nghị lần thứ 21 để bàn việc thực hiện nghị quyết mà BCT Trung ương đảng Lao Động Việt Nam đã thông qua hai tháng trước đó. Hội nghị nêu rõ con đường cách mạng của nhân dân Nam Việt Nam là

"con đường bạo lực cách mạng" và nhấn mạnh rằng "bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công". Hội nghị xem nhiệm vụ giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết, vừa cơ bản trong giai đoạn mới. Hội nghị xác định tư tưởng chỉ đạo của Trung ương đảng là

"tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc". Ngày 15.10.1973, Bộ chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam, mà quân số vào lúc Hiệp định Paris được kí kết đã lên đến 18 sư đoàn chủ lực, hàng vạn bộ đội địa phương và dân

108() Trong bức thư đề ngày 1.2.1973 gửi thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, tổng thống Hoa Kì Richard Nixon đề cập đến một số tiền vào khoảng 3,25 tỉ USD cấp cho VNDCCH trong 5 năm, và thêm hai khoản trợ giúp khác trị giá 1 tỉ đến 1,5 tỉ USD [37, tr.488]. Bức thư này mãi đến ngày 19.5.1977 mới được Washington coâng boá.

109() Trong thư gửi Nguyễn Văn Thiệu đề ngày 14.1.1973, Nixon viết: “Dù sao tôi cũng không thể thay đổi quyết định tiến hành việc kí tắt Hiệp định vào ngày 23.1.1973 và kí chính thức ngày 27.1.1973 tại Paris. Nếu cần, tôi sẽ làm một mình. Trong trường hợp này, tôi sẽ phải giải thích công khai rằng chính phủ ngài gây cản trở cho hoà bình. Kết quả không tránh khỏi là chúng tôi sẽ chấm dứt ngay viện trợ kinh tế và quân sự, kể cả khi có sự thay đổi nhân sự trong chính phủ ngài. Tuy nhiên, tôi hi vọng rằng sau tất cả những gì chúng ta sẽ và chịu đựng trong cuộc xung đột, cả hai nước chúng ta sẽ vẫn sát cánh gìn giữ hoà bình và thu được nhiều lợi ích từ đó

quân du kích [83b,tr.196], công bố mệnh lệnh: “Kiên quyết đánh trả những hành động chiến tranh của chính quyền Sài Gòn, bất cứ ở đâu bằng các hình thức và lực lượng thích hợp”.

Để thực hiện mệnh lệnh trên, từ tháng 10.1973, các nhà lãnh đạo VNDCCH đã xúc tiến kế hoạch thành lập các quân đoàn chủ lực có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật, hợp thành những quả đấm mạnh, có khả năng cơ động cao, hoạt động trên những hướng chủ yếu, nhằm tiêu diệt quân chủ lực của đối phương.

Tuyến đường chiến lược phía Đông Trường Sơn nối liền từ Đường 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ đã được thông suốt. Một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo tầm xa, pháo cao xạ cùng hàng chục vạn tấn quân cụ các loại đã được chuyển đến các chiến trường. Hệ thống đường ống xăng dầu được nối liền từ Bắc Việt Nam vào đến tận chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt là trong hai năm 1973-1975, VNDCCH đã đưa vào miền Nam đến gần nửa triệu quân.

Đến tháng 10.1974, Chính phủ CMLT đã, theo tài liệu chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam, đánh bại về cơ bản hoạt động “lấn chiếm và bình định” của Quân đội Sài Gòn, nâng số dân trong vùng giải phóng lên gần 5 triệu, vùng tranh chấp trên 5 triệu [Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t.II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.460 – 461].

Từ ngày 22.6.1974, các diễn đàn nói chuyện giữa chính phủ CMLT và chính phủ Sài Gòn đều đình chỉ hoạt động, còn “quân Giải phóng chuyển sang thực hiện quyết tâm chiến lược”. Cụ thể là gì ? Từ ngày 30.9 đến ngày 8.10.1974, BCT đảng Lao động Việt Nam đã họp và đưa ra nhận định rằng “lúc này chúng ta có thời cơ... Đây là thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc, dân chủ, đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc” [Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, t.II, Sđd, tr.646].

Thời cơ nêu trên được xác định trên cơ sở của những đánh giá được rút ra từ những thay đổi đang diễn ra trên chính trường Mĩ.

Khi gây sức ép buộc Nguyễn Văn Thiệu kí vào Hiệp định Paris, Nixon đồng thời đưa ra một lời hứa cá nhân: “Vào lúc Hiệp định được kí, tôi sẽ đưa ra lời giải thích thực rõ ràng rằng Hoa Kì công nhận chính phủ ngài là chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Việt Nam, rằng chúng tôi không thừa nhận bất kì quân đội nước ngoài nào có quyền có mặt trên lãnh thổ Nam Việt Nam, và chúng tôi sẽ phản ứng bằng sức mạnh nếu Hiệp định bị vi phạm.

Cuối cùng, tôi muốn đoan chắc với ngài cam kết của tôi đối với tự do và tiến bộ của VNCH.

Đó là ý định vững chắc của tôi nhằm duy trì sự giúp đỡ đầy đủ về kinh tế và quân sự”.

Trong thời gian đầu, Nixon quả đã cố làm tròn cam kết cá nhân. Vào những tháng cuối năm 1972, khi dự thảo Hiệp định còn đang được chờ kí, chính phủ Mĩ đã thực hiện các chiến dịch EnhanceEnhance Plus hối hả chở đến Nam Việt Nam một khối lượng chiến

cụ khổng lồ trị giá 750 triệu USD. Chính phủ Mĩ đã để lại miền Nam gần 5000 nhân viên quân sự Mĩ để phục vụ trong các cơ quan hậu cần của quân đội Sài Gòn. Ngày 15.3.1973, Nixon thậm chí còn lên tiếng ám chỉ rằng Mĩ sẽ có thể lại can thiệp ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa những vi phạm ngừng bắn từ phía lực lượng cộng sản. Tuy nhiên, ngày 4.6.1973, Thượng viện Mĩ đã thông qua dự luật phong toả bất kì khoản ngân sách nào dành cho hoạt động quân sự của Mĩ ở Đông Dương kể từ ngày 15.8.1973. Đạo luật này cũng được Hạ viện phê chuẩn vào ngày 1.7.1973. Ngày 13.6.1973 tại Paris, Kissinger và Lê Đức Thọ kí Thông cáo chung kiểm điểm tình hình thực thi Hiệp định Paris. Văn kiện cho phép VNDCCH có quyền di chuyển quân dụng băng ngang qua khu phi quân sự. Ngày 7.11.1973, Nghị quyết về quyền Chiến tranh được Quốc hội Mĩ thông qua, bất chấp lá phiếu phủ quyết của Nixon. Nghị quyết đã tái khẳng định quyền của Quốc hội kiểm soát hoạt động chiến tranh của tổng thống ở nước ngoài. Nhưng sự kiện có ý nghĩa quyết định hơn cả là ngày 9.8.1974, Nixon đã phải từ chức do vụ tai tiếng Watergate. Đúng bốn ngày trước khi ra đi, ông đã kí một đạo luật quy định mức viện trợ quân sự cao nhất cho VNCH trong tài khoá 1974 - 1975 là 1 tỉ USD(110). Con số này đã bị Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cắt giảm còn 700 triệu, chỉ vài ngày sau khi Nixon ra đi.

Vào khoảng thời gian này, trong một báo cáo gửi Lầu Năm Góc, thiếu tướng John Murray, trưởng Đoàn tùy viên quân sự Hoa Kì (DAO) ở Sài Gòn đã đưa ra kết luận như sau:

- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỉ USD, quân đội Sài Gòn có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn vùng chiến thuật;

- Nếu là 1,1 tỉ USD, thì phải bỏ Quân khu 1;

- Nếu là 0,9 tỉ USD, thì khó lòng giữ được các quân khu 1 và 2, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của quân đội VNDCCH;

- Nếu là 0,75 tỉ USD, thì chỉ có thể phòng thủ được vài khu vực chọn lọc.

- Nếu dưới 0,6 tỉ USD, thì quân đội Sài Gòn chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ Cửu Long.

Trước đó một tháng, quân đội VNDCCH đã đánh chiếm chi khu quân sự quận lị Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng Nam. Quân đội VNCH đã điều sư đoàn dù thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược đến giành lại. Hai bên giằng co suốt ba tháng. Kết quả là quân đội VNCH phải bỏ cuộc. Biến cố này cho thấy sức chiến đấu của quân đội VNCH đã sút giảm nhiều so với năm 1972: quân đoàn I không đủ lực lượng cơ động để giành lại chỉ mỗi chi khu cấp quận, mà phải huy động đến sư đoàn dù vốn là đơn vị mạnh nhất trong lực lượng tổng dự bị chiến lược.

VII.3.2. Chế độ Sài Gòn sụp đổ

Tất cả các diễn biến nêu trên trong quan hệ Washington - Sài Gòn và trên chiến trườngđã thúc đẩy các nhà lãnh đạo VNDCCH xúc tiến kế hoạch “đánh cho nguỵ nhào”.

110() Quân viện của Mĩ cho VNCH trong tài khóa 1972 - 1973 là 2,1 tỉ USD. Trong tài khoá 1973 - 1974 là 1,4 tổ USD

Cuộc họp mở rộng của BCT đảng Lao động Việt Nam diễn ra từ ngày 18.12.1974 đến ngày 7.1.1975 đã nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay” và nêu quyết tâm “trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến hành tổng công kích, tổng khỏi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, đánh đổ nguỵ quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam”. Cuộc họp cũng xác định rằng “thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Ngày 6.1.1975, QĐNDVN kiểm soát hoàn toàn tỉnh Phước Long nằm cách Sài Gòn khoảngù trăm cây số, sau một chiến dịch quân sự kéo dài ba tuần. Chính phủ VNCH không có một phản ứng thích đáng nào, ngoài việc tổ chức một cuộc mítting ngay giữa Sài Gòn để lên án cộng sản vi phạm Hiệp định Paris(!). Ngày 14.1, bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Schlesinger tuyên bố: “Hiện nay, tình hình ở miền Nam Việt Nam có vẻ như là Bắc Việt Nam có thể sẽ không mở một cuộc tiến công ồ ạt toàn quốc... Mấy tháng sắp tới, chắc là ta sẽ thấy một số cao điểm về phía Bắc Việt Nam, chứ lúc này thì tôi không thấy có thể xảy ra một cuộc tiến công lớn, toàn quốc, với mức độ như hồi năm 1972”. Còn tổng thống Gerald Ford tuyên bố ngày 22.1.1975 rằng chính phủ Mĩ “sẽ không có hành động nào khác ngoài việc bổ sung viện trợ cho Sài Gòn; sẽ không can thiệp mà không thông qua thủ tục hiến pháp và lập pháp”. Cuộc tổng tiến công của QĐNDVN được mở màn bằng một chiến dịch lớn ở Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4.3.1975. Ngày 13.3, Quốc hội do đảng Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua với đại đa số quyết nghị không cung cấp bất kì khoản viện trợ bổ sung nào cho VNCH. Ngày 16.4, Ủy ban quân lực Thượng viện Hoa Kì chính thức thông qua quyết nghị này. Ngày 23.4, hai ngày sau khi Xuân Lộc, phòng tuyến cuối cùng án ngữ Sài Gòn, rơi vào tay các đơn vị QĐNDVN và Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, tổng thống Gerald Ford tuyên bố tại Đại học Tulane ở thành phố New Orleans: “Ngày nay, người Mĩ có thể giành lại niềm kiêu hãnh từng có trước cuộc chiến Việt Nam. Nhưng niềm kiêu hãnh này không thể giành được bằng cách nhen lại một cuộc chiến đã kết thúc...” [58, tr.667].

Trưa ngày 30.4.1975, Dương Văn Minh, người cầm đầu chính phủ cuối cùng của chế độ VNCH, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai kết thúc bằng thắng lợi hoàn toàn của VNDCCH.

*

* *

Bị lôi cuốn vào Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai như một nhân vật phụ (nghĩa là không thể tự quyết định vận mệnh của mình), VNCH trong quãng thời gian 20 năm tồn tại đã không tạo được cho mình mọi yếu tố cần thiết để trở thành nhân vật chính (nghĩa là có thể tự quyết định vận mệnh của mình), như: về đối nội, một chế độ thực sự dân chủ hầu có đủ tư cách chính danh để tự biện minh trước nhân dân Việt Nam, trước hết là nhân dân

miền Nam, quyền tồn tại riêng biệt trong quan hệ với chế độ chuyên chính của VNDCCH ; về đối ngoại, một đường lối đối ngoại tự chủ trong quan hệ với Hoa Kì hầu có đủ tư cách chính danh để biện minh trước dư luận thế giới quyền tồn tại như một quốc gia độc lập có đầy đủ chủ quyền. Vừa không thể tự lực cánh sinh trước sức ép về chính trị và quân sự phát xuất từ VNDCCH, vừa không biết cách khai thác một cách có hiệu quả nguồn viện trợ lớn lao nhận được từ Hoa Kì, chính phủ VNCH đã không thể tự bảo vệ vận mệnh của mình trong những thời khắc có ý nghĩa quyết định. Hậu quả là VNCH không tránh khỏi số phận đã định sẵn: bị xoá bỏ như một thực thể chính trị.

Không nhìn thấy động lực chính của cuộc nổi dậy vũ trang do VNDCCH phát động trên toàn miền Nam Việt Nam là dân tộc, nghĩa là giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân và đế quốc, Hoa Kì đã để bị lôi cuốn vào cuộc chiến chống cộng lớn nhất trong thời Chiến tranh lạnh. Không nhận ra rằng động lực chính thúc đẩy Hoa Kì quyết định chọn chính sách can thiệp vào miền Nam Việt Nam bằng một cuộc chiến vô cùng lớn là chống cộng, tức chống nỗ lực bành trướng ảnh hưởng phát xuất từ phía CHND Trung Hoa và Liên Xô, VNDCCH đã dốc toàn bộ nhân lực, vật lực và tài lực vào cuộc chiến được mệnh danh là giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Dù thắng lợi trọn vẹn hay thất bại hoàn toàn, cả VNDCCH và Hoa Kì đều trả giá rất đắt cho sự ngộ nhận về động cơ lâm chiến của nhau.

Địa vị của Hoa Kì bị suy yếu đáng kể trên trường quốc tế, hoạt động ngoại giao bị sa vào Hội chứng Việt Nam trong một quãng thời gian không ngắn. Tuy nhiên, người Mĩ vẫn có thể tự an ủi rằng Đông Nam Á và cả Trung Quốc sẽ sớm nhận ra rằng họ vẫn còn rất cần đến sự hiện diện của Hoa Kì trong vùng, trước mắt là để đối phó với Việt Nam và viễn cảnh bành trướng của Liên Xô.

Chiến thắng trọn vẹn đã nâng cao địa vị của CHXHCN Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời sẽ đặt chính phủ nước này trước vô vàn những khó khăn về đối ngoại, mà không ít trong số này lại liên quan đến mối quan hệ với hai nước từng là đồng minh trong thời chiến: Campuchia Dân chủ và CHND Trung Hoa. Người Việt Nam sẽ sớm nhận ra rằng vầng hào quang chiến thắng sẽ không có tác dụng tích cực đáng kể nào đến vị thế trơ trọi của Việt Nam trước người láng giềng khổng lồ phương Bắc.

Mong muốn duy trì lâu dài kết quả của Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất: một nước Lào và một nước Campuchia trung lập, một VNDCCH theo cùng chế độ xã hội chủ nghĩa, chính phủ Bắc Kinh không hề mong muốn nhìn thấy một cuộc chiến khác bùng lên trên bán đảo Đông Dương, chừng nào CHND Trung Hoa chưa đủ mạnh để có thể khai thác kết quả chung cuộc của nó. Đấy là nguyên nhân thầm kín của chính sách zích zắc mà chính phủ CHND Trung Hoa theo đuổi trong quan hệ với chính phủ VNDCCH trong suốt cuộc chiến Việt-Mĩ. Khi tìm cách khai thác cục diện mới trong quan hệ quốc tế Đông Nam Á hình thành sau thắng lợi năm 1975 của Việt Nam theo hướng chỉ có lợi cho mình, bất chấp điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam xem là quyền lợi cốt yếu của đất nước họ (mối quan

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 202 - 207)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w