Sứ mệnh của George C. Marshall

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 336 - 342)

II. VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC

3. Sứ mệnh của George C. Marshall

a. Chính sách hoà giải hai phe Quốc - Cộng của Mĩ.

Trong chỉ thị giao cho Marshall ngày 15.12 và trong thông điệp của tổng thống Mĩ về chính sách đối với Trung Quốc được công bố ngày hôm sau − 16.12, Truman nói rằng một “nước Trung Hoa mạnh, thống nhất và dân chủ” là điều cực kì quan trọng đối với hoà bình thế giới, rằng “sẽ là quyền lợi thiết thân nhất của Hoa Kì và của toàn thể Liên Hiệp Quốc, nếu nhân dân Trung Quốc không bỏ qua một cơ hội nào nhằm điều giải các bất đồng nội bộ của họ bằng những phương pháp đàm phán hoà bình”. Chính phủ Hoa Kì chủ trương công việc của Trung Quốc phải do người Trung Quốc tự giải quyết và cam kết rằng Mĩ sẽ không can thiệp quân sự để tác động đến cuộc nội chiến ở xứ này, rằng sự hiện diện của quân Mĩ ở Bắc Trung Quốc là nhằm giải giáp và di tản số quân Nhật đầu hàng còn ở trên

146() Một tác giả người Mĩ còn khẳng định: “Stalin báo cho đảng Cộng sản Trung Quốc biết rằng cuộc nổi dậy của họ “không có tiền đồ và họ nên gia nhập chính phủ Tưởng Giới Thạch và giải tán quân đội của họ

[54, tr.195; xem theâm 44,tr.269].

đất Trung Quốc. Tổng thống Truman thúc giục triệu tập hội nghị toàn quốc các đảng phái chính ở Trung Quốc để bàn giải giáp cho những vấn đề của Trung Quốc nhằm chấm dứt tình trạng phân ly không chỉ ở trong nước, mà còn mang lại sự thống nhất cho đất nước theo những điều kiện cho phép mọi chính đảng lớn có được quyền đại diện thích đáng trong chính phủ. Điều này tất có nghĩa là phải thay đổi chế độ “đỡ đầu chính trị”(147) mà QDĐ đang theo đuổi và mở rộng cơ sở của chính phủ, triệu tập Quốc hội, xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng (của QDĐ), thành lập chế độ đảng phái đối lập. Truman nhấn mạnh rằng cần đạt được sự thỏa thuận về việc thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc dưới một bộ chỉ huy thống nhất. Thông điệp của Truman nêu rõ rằng “Chính phủ Trung Hoa dân quốc hiện nay là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”, do vậy: “Sự tồn tại của các quân đội tự trị, chẳng hạn như quân đội cộng sản, là không thích hợp cho sự thống nhất cuûa Trung Quoác veà chính trò” [19, tr.608].

Như vậy, rõ ràng là tổng thống Truman đã quyết định ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong nỗ lực thiết lập một chính phủ liên hợp với những người cộng sản, nhưng sự ủng hộ này có đi kèm với một số điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, Truman còn chỉ ra rằng những chi tiết cần thiết cho tiến trình thống nhất chính trị ở Trung Quốc phải do chính người Trung Quốc soạn ra và không đồng tình với bất kì ý đồ nào can thiệp vào chuyện này. Ông tuyên bố rằng tất cả mọi chính đảng và phe nhóm ở Trung Quốc phải có một trách nhiệm rõ ràng đối với Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực thủ tiêu xung đột vũ trang trong nước, vốn là một nguy hại cho hoà bình và ổn định thế giới.

Kết thúc bản thông điệp của mình, Truman hứa sẽ giúp Trung Quốc khôi phục đất nước, cải thiện nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng một lực lượng quân sự “đủ sức đảm trách các trách nhiệm trong và ngoài nước của Trung Quốc vì sự nghiệp gìn giữ hoà bình và trật tự”.

Trên đây là phần nội dung được thông báo cho dư luận rộng rãi. Riêng đối với Marshall, tổng thống yêu cầu ông này sử dụng ảnh hưởng của Hoa Kì sao cho “việc thống nhất Trung Quốc bằng những phương pháp hoà bình, dân chuû” phải đạt được càng nhanh càng tốt và đồng thời có tác động đến việc chấm dứt những xung đột, đặc biệt là ở Hoa Bắc. Để hoàn thành sứ mệnh này, Marshall được phép nói thẳng với Tưởng Giới Thạch và những người lãnh đạo Trung Quốc khác “bằng tất cả sự thẳng thắn” và nêu rõ rằng “một Trung Quốc chia rẻ và bị nội chiến tàn phá không phải là chốn thích hợp để nhận sự trợ giúp kinh tế từ phía Mĩ bằng các hình thức tín dụng và viện trợ kỹ thuật cũng như viện trợ quân sự” [19, tr.132 – 133]. Còn bộ trưởng Ngoại giao Byrnes trong chỉ thị gửi Marshall đã nêu một cách cụ thể rằng theo Hoa Kì, “Chính phủ của tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch tạo cơ sở thỏa đáng nhất cho một nền dân chủ phát triển”, nhưng chính phủ này phải được “mở rộng để bao gồm đại diện của những nhóm đông đảo và được tổ chức tốt, nhưng hiện nay không có

147() Chương trình hành động có tính chất cương lĩnh của Tôn Dật Tiên dự trù một thời kì ”đỡ đầu chính trị”

dưới sự lãnh đạo của QDĐ như là một sự chuẩn bị cần thiết cho việc thiết lập một chính phủ lập hiến ở Trung Quốc. Như vậy, QDĐ có trách nhiệm chấm dứt thể chế độc đảng và triệu tập Quốc hội để thông qua hiến pháp và thành lập một chính phủ mới.

một tiếng nói nào trong chính quyền Trung Quốc”. Trong số những nhóm đó, Byrnes liệt kê cả nhóm mà ông gọi là “những người tự coi là cộng sản” [46, tr.756]. Bằng những lời lẽ naứy, giụựi laừnh ủỏo Hoa Kỡ roừ raứng laứ muoẫn Tửụỷng Giụựi Thỏch chia sẹ quyeăn haứnh vụựi những người cộng sản.

Lập trường nêu trên của chính phủ Truman về cơ bản đã nhận được sự tán đồng của hội nghị bộ trưởng ngoại giao ba nước Liên Xô, Hoa Kì và Anh diễn ra trong tháng 12.1945 ở Moskva. Trước hết, các bộ trưởng đã thỏa thuận cần thống nhất và dân chủ hóa Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của chính phủ QDĐ; thứ hai thu hút rộng rãi các thành phần dân chủ vào tất cả các cơ quan của Chính phủ Quốc dân; thứ ba, đình chỉ nội chiến. Cả ba bộ trưởng

tái xác nhận sự trung thành với chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”. Bên cạnh đó, hai bộ trưởng Hoa Kì và Liên Xô đạt được thỏa thuận về “sự cần thiết rút quân lính xôviết và Mĩ khỏi Trung Quốc trong thời hạn ngắn nhất; đồng thời hoàn thành cỏc cam kết và trỏch nhiệm của hoù” [Dẫn lại theo 27, tr.146].

b. Hội nghị Hiệp thương chính trị (tháng 1.1946).

Sức ép quốc tế và phản ứng của dư luận trong nước đã mang lại thành công ban đầu cho đại sứ Marshall. Ngày 10.1.1946, hai bên Quốc - Cộng kí Hiệp định đình chiến được đảm bảo bằng các đội giám sát ba bên (Mĩ – QDĐ − ĐCS).

Từ ngày 10 đến ngày 31.1.1946, Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Trùng Khánh với sự tham gia của QDĐ, ĐCS, các đảng phái chính trị khác và những nhân sĩ không đảng phái. Hội nghị đã thông qua 5 nghị quyết:

- Về tổ chức chính phủ: Cải tổ Chính phủ QDĐ bằng cách mở rộng cho các đảng phái khác tham gia theo tương quan lực lượng, đảm bảo quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch.

- Về xây dựng lại đất nước trong hòa bình.

- Về quân sự: Quy định tỉ lệ lực lượng giữa quân đội Chính phủ QDĐ và lực lượng vũ trang của ĐCS là 5/1; quy định “các nguyên tắc tổ chức lại quân đội và thu nạp lực lượng vũ trang cộng sản vào quân đội Quốc dân”.

- Về Quốc hội: Khẳng định nguyên tắc bầu cử tự do dân chủ, xác định địa vị hợp pháp của mọi chính đảng trong Quốc hội.

- Về Hiến pháp: Sửa đổi bản Hiến pháp 1936 theo hướng chuyển từ chế độ độc tài đảng trị sang một chế độ dân chủ đích thực.

Kết quả tốt đẹp của Hội nghị đã tạo ra khả năng chấm dứt nội chiến, ổn định tình hình để xây dựng lại đất nước theo con đường dân chủ hóa. Tướng Marshall coi đó là “niềm hi vọng lớn nhất cuûa Trung Quoác”.

Đáng tiếc là các nghị quyết của Hội nghị đã không trở thành hiện thực, và “niềm hi vọng lớn nhất” ấy đã bị bỏ lỡ.

c. Nỗ lực hoà giải của Mĩ bị thất bại.

Trong khi các cuộc thương lượng giữa hai bên Quốc - Cộng để thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Hiệp thương chính trị bị dẫm chân tại chỗ, QDĐ tiếp tục đẩy mạnh hoạt

động quân sự, ồ ạt tăng quân tới Mãn Châu. Cuối tháng 2, Chính phủ QDĐ đã kí với Pháp một hiệp định nhường quyền đóng quân ở Bắc Đông Dương cho nước này, đổi lấy việc Pháp trao trả các tô giới và những đặc quyền khác của họ ở Trung Quốc, để rút 20 vạn quân QDĐ đang trú đóng ở Bắc Đông Dương về nước và đưa lên mặt trận phía Bắc chống cộng sản. Phía Mĩ vẫn phản đối chính sách dùng vũ lực của QDĐ và cố gắng hòa giải hai phe Quốc - Cộng, nhưng lại viện trợ rất nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Chính phủ Trùng Khánh.

Trước tình hình đó, ĐCS đã coi Hội nghị Hiệp thương chính trị là một trò lừa bịp của QDĐ nhằm che đậy õm mưu gõy nội chiến, tố cỏo sự thiờn viù của Mĩ đối với QDĐ; đồng thời ra sức củng cố lực lượng của mình và trông cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô.

Liên Xô vẫn mong hòa giải hai phe Quốc - Cộng, không muốn dính líu vào nội chiến Trung Quốc, nhưng cũng không thể không trợ giúp các đồng chí Trung Quốc của mình trước tình thế nguy hiểm. Cuối tháng 3, sau khi quân Mĩ rút khỏi Trung Quốc, Liên Xô tuyên bố rút quân khỏi Mãn Châu và việc này đã được hoàn tất vào ngày 23.4.1946.

Trước khi người lính Hồng quân cuối cùng rời khỏi Mãn Châu, Bộ Tư lệnh Xô viết đã trao lại cho ĐCS Trung Quốc toàn bộ số vũ khí và quân trang tước đoạt của Nhật (gồm có 3.700 khẩu pháo và súng cối, 30 vạn súng trường, 14 vạn súng máy, 600 xe tăng, 861 máy bay...), thêm một phần đáng kể vũ khí của Liên Xô; đồng thời trao lại 75.000 quân của Chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc trước đây. Số quân này sau đó được ĐCS Trung Quốc thu nhận vào quân đội của mình [60,tr.527]. Sự giúp đỡ to lớn này đã làm cho lực lượng vũ trang của ĐCS lớn mạnh vượt bậc để có thể đương đầu với QDĐ.

Cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa hai phe đã diễn ra tại Trường Xuân (1 trong 3 thành phố lớn nhất Mãn Châu) trong tháng 4. Khi Hồng quân vừa rút khỏi, các đơn vị quân đội của đảng Cộng sản liền đỏnh chiếm thành phố này. QDĐ tố cỏo ĐCS vi pùhạm Hiệp định ngừng bắn, đồng thời phản công chiếm lại thành phố và đẩy lùi đối phương trên nhiều hướng khác. Theo yêu cầu của ĐCS, tướng Marshall lại dàn xếp một cuộc ngừng bắn mới, để hai bên quay trở lại bàn đàm phán từ ngày 7.6.1946. Trong lần đàm phán này, Marshall đã không thể thuyết phục nổi hai bên nhân nhượng lẫn nhau. QDĐ cho rằng lúc này họ đủ mạnh để đánh bại ĐCS trong một thời gian ngắn mà không cần quá lệ thuộc vào chính sách của Mĩ. ĐCS thì không còn chút ảo tưởng nào để thực hiện chính sách liên hiệp với QDẹ.

Ngày 1.7.1946, với việc quân đội QDĐ tấn công vào các căn cứ địa của ĐCS ở phía bắc sông Trường Giang, cuộc nội chiến được coi là chính thức bắt đầu. Hoa Kì vội vã cử tiến sĩ John Leighton Stuart sang Trung Quốc để giúp tướng Marshall giải quyết vấn đề.

Stuart đề nghị dứt khoát chọn 1 trong 2 giải pháp: hoặc là Hoa Kì giúp đỡ tối đa cho Tưởng Giới Thạch đi đến thắng lợi cuối cùng, hoặc là hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc mà không can dự vào cuộc nội chiến ở đây. Tuy nhiên, Chính phủ Mĩ bác bỏ đề nghị này và chọn giải pháp tiếp tục hòa giải. Để gây áp lực buộc Tưởng Giới Thạch phải trở lại đàm phán, Mĩ quyết định cấm vận vũ khí với Chính phủ QDĐ (từ 10.8). Marshall nói thẳng với Tưởng

rằng: “Chính phủ (tức Chính phủ Quốc dân đảng) sẽ mất nhiều, mà không được lợi lộc bao nhiêu từ các cuộc xung đột hiện nay. Chúng có thể còn đưa đến sự sụp đổ của Chính phủ...”

[Dẫn lại theo 19, tr.179]. Tổng thống Truman cũng cảnh báo với Tưởng rằng: nếu không có một tiến bộ thật sự trong nỗ lực giải quyết hòa bình các vấn đề nội bộ Trung Quốc, nước Mĩ buộc phải xem xét lại lập trường của mình trong quan hệ với Chính phủ QDĐ.

Khi ấy, QDĐ đang thắng thế trên chiến trường, họ không quan tâm nhiều đến những lời cảnh báo từ phía Mĩ. Riêng Tưởng Giới Thạch còn tin chắc rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Mĩ cũng không thể bỏ rơi Chính phủ QDĐ. Về phía mình, ĐCS tin rằng Mĩ đang thi hành một chính sách hai mặt: mặt chính là giúp QDĐ gây nội chiến, mặt phụ là thuyết phục QDĐ tìm giải pháp hòa bình. Vì vậy, ĐCS không đặt nhiều hi vọng vào giải pháp hòa bình. Do lập trường hai bên Quốc - Cộng như vậy sứ mệnh, của Mĩ trong việc hòa giải để chấm dứt nội chiến đã thất bại hoàn toàn.

Ngày 6.1.1947, tướng Marshall được triệu hồi về nước để đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì. Sau lưng ông là Trung Hoa đang ngập chìm trong khói lửa nội chiến.

Như vậy, mọi nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm ngăn chặn sự bùng nổ cuộc nội chiến giữa chính phủ QDĐ với ĐCS ở Trung Quốc đều thất bại. Nội chiến bùng nổ là do mâu thuẫn giữa QDĐ với ĐCS đã trở nên không thể điều hoà được.

d. Nội chiến Quốc - Cộng.

Trong giai đoạn đầu (7.1946 – 6.1947), QDĐ chủ động tấn công và giành được nhiều thắng lợi. Họ đã tràn vào căn cứ địa Thiểm-Cam-Ninh và chiếm thủ phủ Diên An của ĐCS cùng hàng trăm thành thị khác. Nhưng ĐCS áp dụng chiến thuật “đổi thành thị lấy sinh lực” đã tiêu diệt nhiều sinh lực quân QDĐ và rút lui để bảo toàn lực lượng của mình. Quân đội QDĐ bị suy yếu, hậu phương của nó lại bị lay chuyển vì khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đồng thời phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân và học sinh, sinh viên đòi “chống đói và chống chiến tranh” ngày một lên cao. Tưởng Giới Thạch buộc phải xin Mĩ tăng cường viện trợ; nhưng chính phủ Hoa Kì cũng chỉ dành cho ông ta một sự trợ giúp có giới hạn: bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí (26.5), quyết định viện trợ cho QDĐ 27,7 triệu dollars (11.1947) và cử một nhóm sĩ quan Mĩ qua Đài Loan giúp việc huấn luyện tân binh cho quân đội QDĐ.

Từ tháng 6.1947 trở về sau, quyền chủ động trên chiến trường hoàn toàn thuộc về ĐCS. Tháng 9.1947, ĐCS cho tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất rộng lớn trong những vùng được giải phóng khỏi chính quyền QDĐ. Toàn bộ ruộng đất của địa chủ và một phần của phú nông bị tịch thu để chia cho nông dân theo khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Cuộc cải cách này đã làm cho đa số nông dân hướng về ĐCS; nhờ đó lực lượng vũ trang của Đảng (giờ đây mang tên Quân Giải phóng Nhân dân) trở nên lớn mạnh vượt bậc.

Cuối năm 1948, Đảng Cộng sản đã mở 4 chiến dịch lớn đánh bại quân chủ lực Quốc dân đảng: chiến dịch Tế Nam (16 – 24.9.1948) tiêu diệt 10 vạn quân, chiến dịch Liêu −

Thẩm (12.9 – 2.11) tiêu diệt 47 vạn, chiến dịch Hoài − Hải (7.11.1948 – 10.1.1949) loại khỏi vòng chiến 55 vạn và chiến dịch Bình − Tân (5.12.1948 – 22.1.1949) loại khỏi vòng chiến 25 vạn quân Quốc dân đảng. Sau 4 chiến dịch này, các lực lượng tinh nhuệ nhất của Chính phủ QDĐ đã bị đập tan, ĐCS giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ phía bắc sông Trường Giang, uy hiếp nghiêm trọng thủ đô Nam Kinh của QDĐ.

Sự suy sụp của Chính phủ QDĐ ở Trung Quốc đã buộc Hoa Kì phải thông qua Đạo luật Viện trợ Trung Quốc (4.1948), để cung cấp 463 triệu dollars viện trợ của Chính phủ này. Nhưng đại sứ Mĩ tại Trung Quốc − Stuart − vẫn cho rằng nếu Hoa Kì “không có sự can thiệp vũ trang trên quy mô lớn” thì thảm họa quân sự sẽ tiếp tục diễn ra đối với Chính phủ QDĐ. Tháng 11.1948, Tưởng Giới Thạch đã gửi thư cho tổng thống Truman để yêu cầu Hoa Kì tuyên bố cứng rắn ủng hộ sự nghiệp của QDĐ, cử các sĩ quan Mĩ sang trực tiếp chỉ huy các đơn vị quân đội QDĐ dưới danh nghĩa cố vấn quân sự, bổ nhiệm một tướng lãnh cao cấp cầm đầu một phái đoàn đặc biệt của Hoa Kì ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, giữ vững lập trường không can thiệp về quân sự vào Trung Quốc, tổng thống Truman đã bác bỏ các yêu cầu của Tưởng Giới Thạch, cho rút nhóm sĩ quan Mĩ ở Đài Loan về nước.

Không còn con đường nào khác, QDĐ phải tìm cách đàm phán với ĐCS. Tháng 1.1949, thư đề nghị đàm phán được gửi đi. ĐCS chấp nhận đàm phán với điều kiện: trừng trị bọn tội phạm chiến tranh (đứng đầu Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Trần Lập Phu...), huỷ bỏ Hiến pháp và pháp luật của QDĐ, thành lập Chính phủ mới thay cho Chính phủ QDĐ...

Thế tức là buộc QĐĐ phải đầu hàng hoàn toàn.

Ngày 21.1, Tưởng Giới Thạch từ chức tổng thống, đưa Lý Tôn Nhân lên thay với hi vọng thuyết phục ĐCS giảm nhẹ các điều kiện đàm phán. Không thành công, Chính phủ QDĐ rời Nam Kinh đi Quảng Châu lánh nạn.

Tháng 4.1949, hai đạo quân của ĐCS do Lưu Bá Thừa và Trần Nghị chỉ huy đã vượt sông Trường Giang, đánh chiếm Nam Kinh, Thượng Hải rồi truy quét tàn quân QDĐ. Ngày 30.6, trong bài diễn văn nhan đề “Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân”, Mao Trạch Đông tuyên bố chính sách đối ngoại trong tương lai của chế độ mới ở Trung Quốc là “Nhất biên đảo” (nghĩa là “ngả hẳn về một bên”). Ông nói: “Muốn đi đến thắng lợi và củng cố thắng lợi thì nhất thiết phải ngả hẳn về một phía (...), người Trung Quốc không ngả theo phía đế quốc chủ nghĩa thì phải ngả theo phía xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối không có cách nào khác.

Lừng khừng là không được; không có con đường thứ ba”. Từ đó, ông khẳng định nước Trung Hoa mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo sẽ “liên hiệp với Liên Xô, với các nước dân chủ nhân dân, liên hiệp với giai cấp vô sản và đông đảo nhân dân các nước khác, lập thành một mặt trận thống nhất quốc tế” [Dẫn lại theo 41, tr.578].

Chính phủ QDĐ bỏ Quảng Châu chạy về Trùng Khánh, rồi di tản sang Đài Loan. Cho đến cuối năm 1949, hầu hết lục địa Trung Hoa (trừ Tây Tạng) đã thuộc quyền kiểm soát của

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 336 - 342)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w