Hòa ước với Nhật Bản và quan hệ Nhật- Mĩõ trong thập niên 50

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 361 - 367)

III. HÒA ƯỚC VỚI NHẬT BẢN VÀ QUAN HỆ NHẬT- MĨ

1. Hòa ước với Nhật Bản và quan hệ Nhật- Mĩõ trong thập niên 50

Ngay từ buổi đầu chiếm đóng, tướng MacArthur đã tuyên bố rằng thời kì này sẽ kéo dài không lâu: không quá 3 năm [7, tr.221; 46, tr.595]. Ngày 17.3.1947, ông công khai tuyên bố rằng Nhật đã sẵn sàng cho việc kí hòa ước. Quả thực là từ mùa thu năm 1947, Hoa Kì đã quyết định xúc tiến việc kí hòa ước với Nhật. Nhưng do bất đồng với Trung Quốc và nhất là với Liên Xô quanh thủ tục soạn thảo và thông qua nội dung hòa ước, Washington đã buộc phải gác vấn đề này lại.

Mùa hè 1949, trước thắng lợi gần kề của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến ở Hoa Lục, giới cầm quyền Hoa Kì đã nôn nóng tiếp tục cuộc vận động kí hòa ước với Nhật sao cho có thể duy trì các căn cứ của họ ở nước này, cho dù không có chữ kí của Lieân Xoâ.

Sự vội vã của Hoa Kì có lí do của nó. Đánh giá về ý nghĩa của Nhật Bản trong hệ thống phòng thủ ngoại vi mà bộ trưởng Ngoại giao Dean Acheson đã xác định ngày 12.1.1950, nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kì đã viết: “Trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu, các khả năng của Nhật có ảnh hưởng rất lớn, tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào việc nó ngả theo phe nào”[Dẫn lại theo 58, tr.343]. G. Kennan, một quan chức cao cấp của bộ Ngoại giao Mĩ, tác giả của thuyết "ngăn chặn” nổi tiếng, người có nhiều ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kì trong thời kì đầu của Chiến tranh lạnh, đã xuất phát từ kinh nghiệm của thời Chiến tranh Thái Bình Dương để cho rằng người Mĩ sẽ vẫn cảm thấy an toàn trước một Trung Quốc thù địch và một Nhật Bản thân hữu; điều này có nghĩa là nền an ninh của Mĩ sẽ bị đe dọa bởi một viễn cảnh, mà trong đó Trung Quốc là nước thân hữu, trong lúc Nhật là nước thù địch.

Thắng lợi của cộng sản trên toàn Hoa Lục sẽ là áp lực đè lên Nhật, và nếu Nhật không trụ nổi, khả năng xấu nhất sẽ xảy đến cho quyền lợi của Mĩ ở Viễn Đông: một Trung Quốc thù địch và một Nhật Bản cũng thù địch [36, tr.395].

Vai trò của Nhật trong hoạt động đối ngoại của Mĩ ở vùng Đông Á càng tăng lên sau khi Liên minh Xô − Trung ra đời, và nhất là sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Ngày 14.9.1950, tổng thống Truman ra chỉ thị xúc tiến các cuộc đàm phán chính thức về một hòa ước với Nhật trên cơ sở đàm phán với từng nước một.

Về phần Nhật, sớm chấm dứt thời kì chiếm đóng và khôi phục chủ quyền quốc gia là mối bận tâm hàng đầu của Chính phủ Yoshida Shigeru. Trong chuyện này, Tokyo bị đặt trước một quyết định hệ trọng, vốn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đường lối đối ngoại trong tương lai của Nhật: chấp nhận một hòa ước riêng lẻ với Hoa Kì và Anh với điều kiện kèm theo là thuận để cho Hoa Kì đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình, có nghĩa là đứng về phía phương Tây trong cuộc Chiến tranh lạnh vừa nhen nhúm, và do vậy, sẽ không còn cơ may thương lượng với Liên Xô.

Cũng giống như Hoa Kì, những do dự, nếu còn, của Nhật trước khi đi đến quyết định trên đã bị tan biến sau khi Liên Xô và CHND Trung Hoa kí Hiệp ước Hữu nghị và Tương trợ ngày 14.2.1950, trong đó hai nước cam kết chặn đứng sự hồi sinh của chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt Nhật và khả năng gây lại chiến tranh xâm lược từ phía Nhật hay “từ một quốc gia nào khác muốn liên minh với Nhật bằng một hình thức nào đó trong hành động xâm lược”[23, tr.212]. Theo cách hiểu của Tokyo, Hiệp ước này đã xác định Nhật là kẻ thù tiềm tàng của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc[34, tr.84]. Chiến tranh Triều Tiên cũng tác động mạnh không kém đến sự lựa chọn cuối cùng của Nhật. Ngày 19.8, sau gần hai tháng chần chư,ứ Chớnh phủ Nhật ra tuyờn bố rằng trong cuộc xung đột giữa cộng sản và dõn chủ, không có chỗ cho trung lập, và Nhật sẽ chọn phe dân chủ. Bị SCAP thúc đẩy, Chính phủ Yoshida đã cho thành lập lực lượng cảnh sát quốc gia dự bị gồm 7,5 vạn người và lực lượng an ninh bờ biển gồm 8.000 người [46, tr.597].

b. Hòa ước với Nhật (1951)

Trong bối cảnh trên, nỗ lực vận động cho việc kí hòa ước với Nhật, mà John Foster Dulles, cố vấn bộ Ngoại giao kiêm đặc phái viên của tổng thống Harry S. Truman, đã tiến hành từ mùa hè 1950, mau chóng đi đến chặng cuối cùng.

Ngày 20.7.1951, Hoa Kì và Vương quốc Anh đã mời những quốc gia từng lâm chiếm với Nhật đến dự Hội nghị ở San Francisco để thảo luận bản hòa ước với Nhật, theo bản dự thảo đã gửi đi trước đây. Hoa Kì không chịu mời CHND Trung Hoa, trong lúc Anh phản đối sự tham gia của Đài Loan vì London đã lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh ngay trong năm 1950. Để dung hòa mâu thuẫn này, Washington và London đã thỏa thuận sẽ để cho Nhật tự quyết định sẽ kí hòa ước với CHND Trung Hoa hay với Đài Loan. Pháp đã vận động thành công cho sự tham gia hội nghị của các nước liên kết Đông Dương gồm Việt Nam (tức Chính phủ Bảo Đại), Lào và Campuchia, trong lúc Chính phủ Việt Nam

DCCH lại không được mời. Ấn Độ, Miến Điện và Nam Tư từ chối không dự (172).

Trong công hàm đề ngày 23.8.1951, Ấn Độ nêu lập luận rằng dự thảo hiệp ước đã không cung cấp cho Nhật một vị trí danh dự và không tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì hòa bình ở vùng Viễn Đông: các quần đảo Bonin và Lưu Cầu chưa được trả lại cho Nhật, quân đội nước ngoài vẫn được duy trì trên lãnh thổ Nhật; Hiệp ước cũng không quy định việc trả Đài Loan cho Trung Quốc, không nói đến việc Liên Xô chiếm giữ các đảo Kuril và Nam Sakhalin. Tổng cộng có tất cả 52 nước đã tham gia hội nghị(173).

Tại Hội nghị, phái đoàn Liên Xô đưa ra 13 đề nghị sửa chữa và 9 phản đối dự thảo hòa ước ở những điều khoản liên quan đến vấn đề lãnh thổ, quân đội chiếm đóng nước ngoài, chính sách đối ngoại...

Chẳng hạn, Liên Xô muốn dự thảo đề cập một cách thật cụ thể rằng những phần đất mà Nhật cam kết từ bỏ mọi quyền sẽ phải được ghi rõ thuộc chủ quyền của những nước nào. Liên Xô đòi hỏi toàn bộ quân đội chiếm đóng nước ngoài phải rút khỏi Nhật trong vòng 90 ngày, tính từ khi Hòa ước có hiệu lực. Liên Xô nhấn mạnh rằng “không một cường quốc đồng minh hay liên minh nào được phép có quân líùnh hay căn cứ trên lãnh thổ Nhật”. Liên Xô muốn Nhật cam kết trong hòa ước rằng “sẽ không tham gia bất kì liên minh hay đồng minh quân sự nào có mục tiêu chống lại bất kì cường quốc nào đã từng tham chiến chống Nhật”. Hòa ước cần có thêm điều khoản giới hạn quân số Nhật ở mức đủ để phòng thủ, cấm Nhật không được nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, vi trùng và hủy diệt hàng loạt. Liên Xô muốn Nhật phi quân sự hóa vùng bờ biển của Nhật dọc theo các eo biển Laperuza, Nemuro, Sanga và Đối Mã và chỉ cho phép qua lại các eo biển này tàu chiến của những nước nào có bờ biển chạy dọc theo biển Nhật Bản.

Tuy nhiên, tất cả những đề nghị này của Liên Xô đều bị Mĩ bác bỏ.

Sau 4 ngày thảo luận (từ ngày 4 đến 8.9.1951), Hội nghị San Francisco đã công bố Hòa ước với Nhật mang chữ kí của 49 quốc gia(174). Được trao trả toàn bộ chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, Nhật đồng thời cam kết công nhận nền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ mọi quyền đối với Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Kuril, Nam đảo Sakhalin và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chấp nhận chế độ ủy thác của Mĩ đối với các quần đảo ngoài khơi Thái Bình Dương trước đây thuộc quyền ủy trị của Nhật, cùng các đảo Bonin và

172 (38) Tháng 6.1952, Nhật đã kí Hiệp ước với Ấn Độ và tháng 11.1954 đạt một thỏa ước với Miến Điện về

các vấn đề bồi thường và kí hòa ước.

(39) Đó là: Australia, Argentina, Bỉ, Bolivia, Brazil, Venezuela, Anh, Việt Nam (Bảo Đại), Haiti, Guatemala,

Honduras, Hy Lạp, Dominicana, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Iran, Campuchia, Canada, Colombia, Libya, Luxembourg, Mexico, Costa Rica, Cuba, Lào, Nicaragua, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Panama, Peru, Ba Lan, Liên Xô, Tiệp Khắc, El Salvadore, Ảrập Xêút, Syria, Hoa Kì, Thổ, Philippines, Pháp, Ceylan, Chile, Uruguay, Ecuador, Ethiopia, Paraguay, Nam Phi...

173

174 (40) Liên Xô, Ba Lan và Tiệp Khắc đã từ chối không kí.

Okinawa thuộc quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu), nhưng vẫn chưa được giữ lại chủ quyền. Nhật còn cam kết giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình và tránh việc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của những nước khác. Bù lại, Nhật đương nhiên có quyền tự (hay cùng với các quốc gia khác) phòng thủ. Về vấn đề bồi thường chiến tranh, văn kiện xác định rằng Nhật không có khả năng trả, nhưng nước này có nhiệm vụ tiến hành thương lượng với những nước chiến thắng nào muốn được đền bù cho những thiệt hại mà quân đội Nhật đã gây ra trong thời gian chiến tranh.

Như vậy, Nhật Bản đã được đối xử rất rộng rãi. Hòa ước không chứa đựng các điều khoản đề cập đến nguyên nhân của cuộc chiến hay trách nhiệm của Nhật. Nước này không bị buộc phải trả tiền bồi thường chiến tranh, nền công nghiệp Nhật không chịu một hạn chế nào. Quyền gây chiến và tái vũ trang của Nhật về nguyên tắc không bị cấm đoán.

Giải thích cho việc từ chối kí vào Hòa ước San Francisco, Chính phủ Liên Xô cho rằng văn kiện của Hòa ước đã không xác lập những quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề lãnh thổ, văn kiện cũng không ngăn chặn Nhật tham gia bất kì liên minh quân sự nào sau khi kí Hòa ước, hay triệt tiêu viễn ảnh tái lập bộ máy chiến tranh của Nhật [X. chi tiết trong 24a, tr.68 – 70]. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà lãnh đạo Xô viết đều đồng tình với phản ứng trên của Chính phủ nước họ. N. Khrushchev cho rằng Stalin đã theo đuổi một đường lối quá cứng nhắc và không khôn ngoan trong quan hệ với Nhật, vì đã không đánh giá đúng phần đóng góp của Liên Xô vào sự nghiệp đánh bại Nhật. Theo lời N. Khrushchev, Liên Xô chỉ là “một bà con nghèo trong đám cưới nhà giàu”, “Chuyện chúng ta phải làm, N. Khrushchev khẳng định trong Hồi kí, là đặt bút kí”(53) [63, soá 41/1990, tr.18 – 19].

b. Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật - Mĩ (1951)

Cũng trong ngày 8.9, Nhật đồng thời kí với Hoa Kì Hiệp ước An ninh hỗ tương. Vì không có phương tiện phòng thủ, Nhật trao trách nhiệm bảo vệ mình cho các lực lượng Hoa Kì trấn đóng trên và chung quanh lãnh thổ Nhật như là một sự dàn xếp mang tính chất tạm thời nhằm "ngăn chặn cuộc tiến công vũ trang vào Nhật". Khi đảm nhận trách nhiệm này, Hoa Kì bày tỏ hi vọng rằng Nhật “sẽ ngày càng đảm nhận phần trách nhiệm lớn hơn trong việc phòng thủ chống lại một cuộc xâm lược trực tiếp và gián tiếp [7, tr.220]. Hiệp ước cũng quy định rằng lực lượng Mĩ, theo yêu cầu rõ ràng của Chính phủ Nhật, có thể giúp dẹp yên

các vụ bạo loạn và mất trật tự trong nước do một hay nhiều cường quốc nước ngoài xúi giục hay góp phần tạo ra”. Trong thời gian Hoa Kì thực thi quyền vừa nêu, Nhật không được để cho một nước thứ ba sử dụng bất kì căn cứ quân sự nào, nếu chưa được sự ưng thuận trách nhiệm của Hoa Kì. Cần lưu ý ở đây rằng Hiệp ước không chứa đựng một điều khoản rõ ràng nào về thời hạn hay khả năng thương lượng lại. Do đó, theo quan điểm của Dulles, Hoa Kì được quyền đóng quân bao lâu tùy ý. Và trái với những Hiệp ước Phòng thủ chung tương tự, mà Hoa Kì vừa kí trước đó với Philippines (30.8.1951), và với Australia và New Zealand (1.9.1951), không có điều khoản nào quy định hai nước tham khảo ý kiến của nhau về việc sử dụng lực lượng trấn đóng của Hoa Kì.

Ý nghĩa đích thực của Hiệp ước An ninh hỗ tương Mĩ – Nhật có thể được nhận ra qua tình

tiết sau: ngày 2.2.1951, trong bữa cơm trưa diễn ra ở Hội Nhật – Mĩ tại Tokyo, F. Dulles tuyên bố:

Nếu Nhật muốn, Hoa Kì sẽ xem xét với thiện cảm việc giữ lại quân đội Mĩ trên và chung quanh lãnh thổ Nhật Bản”. Chín ngày sau, thủ tướng Nhật Yoshida trả lời: “Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược công khai và gây nhiều tàn phá của cộng sản hiện đang diễn ra ở Triều Tiên, chúng tôi nồng nhiệt đón nhận lời gợi ý của ngài đại sứ” [12, tr.462].

Khi Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28.4.1952, chế độ chiếm đóng chấm dứt và Nhật chính thức trở thành quốc gia độc lập với đầy đủ chủ quyền.

Tháng 10.1953, không lâu sau khi cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt, các bộ trưởng Ngoại giao Mĩ và Nhật đã kí một bản thông cáo chung ủng hộ việc tăng dần khả năng quốc phòng của Nhật. Ngày 8.3.1954, hai nước kí Hiệp ước Tương trợ trong lĩnh vực quốc phòng (Mutual Defense Assistance Agreement, gọi tắt là Hiệp ước MDA).

c. Việc hòa giải giữa Nhật Bản và các nước châu Á.

Hòa ước San Francisco đã bị phần lớn các nước trong vùng châu Á −Thái Bình Dương, vốn từng là những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến Nhật, tiếp đón với thái độ rất bất bình. Họ gọi đây là “hòa bình cho châu Á, nhưng không có sự tham gia của người châu Á”. Nhật phải tìm cách kí hòa ước riêng lẻ với từng nước phản đối: với Ấn Độ (6.1952), với Miến Điện (11.1954).

Về phần mình, Nhật cũng phải trả một giá không nhỏ: Hiệp ước An ninh đã ràng Nhật vào Mĩ chặt đến nỗi xét về mặt ngoại giao, Nhật bị xem chẳng khác gì nước “phụ thuộc vào Mĩ”. Dù rất muốn kí một hiệp ước song phương với CHND Trung Hoa, thủ tướng Yoshida đã bị Washington gây sức ép rất nặng nề: Thượng viện Mĩ, nơi phe thân Quốc dân đảng Đài Loan có ảnh hưởng rất lớn, đe dọa sẽ không phê chuẩn Hòa ước, nếu Nhật kí hiệp ước với Bắc Kinh. Thay vào đó, Nhật đã phải kí một hòa ước với Đài Loan “áp dụng cho toàn bộ những lãnh thổ hiện, và có thể sau này” sẽ thuộc quyền kiểm soát của Đài Loan. Thực ra, CHND Trung Hoa lúc này đã coi Nhật như kẻ thù của mình.

Tháng 4.1952, Hòa ước Nhật - Đài Loan được kí kết, theo đó Nhật khẳng định từ bỏ mọi yêu sách đối với đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ, còn Chính phủ Tưởng Giới Thạch từ bỏ mọi đòi hỏi liên quan đến vấn đề bồi thường từ phía Nhật. Dù thủ tướng Yoshida coi đây chỉ là “bước đầu tiên” tiến đến “hiệp ước toàn bộ” “nhằm lập lại quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc trong tương lai”, Hòa ước này rõ ràng đã đóng chặt mọi con đường dẫn đến việc thiết lập quan hệ chính thức giữa Tokyo và Bắc Kinh.

d. Sửa đổi Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật- Mĩ.

Đến cuối thập niên 1950, nền kinh tế Nhật đã được phục hồi và đang trong thời kì tăng trưởng mạnh mẽ, khả năng quốc phòng của đất nước tăng lên (lực lượng tự vệ đã lên đến 152.000 người và gồm cả ba binh chủng hải, lục và không quân), người dân bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề an ninh quốc gia. Họ nhận ra rằng Hiệp ước An ninh năm 1951 thực ra không có tính chất hỗ tương, theo như tên gọi chính thức của nó, thiếu hẳn cơ sở bình

đẳng và không cho phép Nhật có thể theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập thực sự.

Trong thực tế, nó đã đặt Nhật vào vị thế của một nước nửa bảo hộ trong quan hệ với Mĩ.

Từ giữa thập niên 50, tình hình ở Viễn Đông đã trải qua một số thay đổi quan trọng: chiến tranh Triều Tiên kết thúc, và như vậy, nguyên nhân chính cho sự ra đời của Hiệp ước An ninh hỗ tương Nhật - Mĩ không còn nữa, kinh tế Nhật được phục hồi và tiềm năng quốc phòng của Nhật nhờ vậy đã tăng lên.

Trong bối cảnh những thay đổi trên, Chính phủ Tokyo mong muốn xem xét lại một số nội dung của Hiệp ước, nhằm đặt quan hệ Nhật – Mĩ trên cơ sở tương hợp, nghĩa là thay vì “Hoa Kì chịu trách nhiệm bảo vệ Nhật”, thì nay phòng thủ Nhật sẽ trở thành “công việc chung của cả Nhật và Hoa Kì”.

Những vấn đề quan trọng có liên quan cần được mang ra bàn thảo gồm: (1) Hoa Kì, dù có quân đội trấn đóng trên lãnh thổ Nhật, lại không cam kết rõ ràng trợ giúp Nhật trong trường hợp xảy ra một cuộc tiến công vũ trang vào nước này; (2) Hoa Kì có quyền sử dụng binh líùnh của mình đang trấn đóng trên lãnh thổ Nhật vào mục đích “duy trì hòa bình và an ninh trong vùng Viễn Đông”, không cần tham khảo trước với Tokyo; (3) Lực lượng vũ trang Hoa Kì trên lãnh thổ Nhật có thể được sử dụng để, theo yêu cầu của Chính phủ Nhật, trấn áp nội chiến hay những vụ rối loạn lớn; (4) Hiệp ước không xác định rõ thời hạn hiệu lực và không đề cập gì đến khả năng bãi bỏ.

Được khởi sự từ tháng 10.1958, cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra rất gay go, do Mĩ đặt điều kiện là Nhật phải tăng cường lực lượng quốc phòng của mình, nhưng cuối cùng vẫn mang lại kết quả. Đến ngày 19.1.1960, Hiệp ước An ninh Nhật- Mĩ bản sửa đổi được kíù ở Washington.

Được gọi theo tên mới “Hiệp ước Cộng tác và An ninh hỗ tương”, văn kiện đồng thời đặt nền móng cho sự ra đời của một liên minh Nhật-Mĩ thực sự, trong đó địa vị của Nhật được nâng cao hơn nhiều so với trước đây, nhờ những thay đổi sau:

Trước hết, Hiệp ước đề cập đến sự tôn trọng Hiến pháp Nhật (điều này hàm ý rằng Nhật sẽ không phái quân đội ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mình và sẽ không tiến hành một hoạt động quân sự mang tính chất nào khác hơn là phòng thủ), quân đội Mĩ không còn được sử dụng vào công tác dẹp yên các vụ rối loạn ở Nhật; “mọi hoạt động quân sự của Mĩ gắn với việc sử dụng các căn cứ quân sự trên đất Nhật, việc bố trí vũ khí hạt nhân ở Nhật, sự chuyển dịch của lực lượng quân sự Mĩ trên đất Nhật... đòi hỏi phải tham khảo trước với Chính phủ Nhật”; sau thời hạn 10 năm, nếu một bên kí kết muốn chấm dứt Hiệp ước, ý muốn này sẽ có hiệu lực một năm sau đó. Một thay đổi đáng lưu ý khác là Hiệp ước được bổ sung thêm các điều khoản liên quan đến quan hệ hợp tác kinh tế và chính trị.

Có lẽ chưa một biến cố nào kể từ sau chiến tranh lại khuấy động dư luận Nhật đến vậy. Nhiều cuộc biểu tình đông đảo chống việc tái kiù hiệp ước đã diễn ra. Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Nhật, ngày 16.6 chính phủ Nhật đã phải yêu cầu tổng thống Eisenhower hủy bỏ chuyến công du sang nước này đã được dự tính sẽ tiến hành trong tháng 6. Còn trong chính giới xuất hiện hai phe theo đuổi hai lập trường hoàn toàn

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 361 - 367)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w