Xung đột Việt Nam – Campuchia dân chủ khởi phát

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 243 - 246)

NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH VIỆT-MỸ – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1975 – 1978)

IX.5. Xung đột Việt Nam – Campuchia dân chủ khởi phát

Giới lãnh đạo TQ đã phản ứng ngay lập tức trước sự ra đời của liên minh Xô-Việt.

Ngay ngày hôm sau, 4.11.1978, ủy viên BCT đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng đi Phnompenh để tỏ rõ sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho chính phủ Pol Pot trong quan hệ đối đầu với Việt Nam. Tuy nhiên, Uông không chấp nhận đưa quân sang chiến đấu trực tiếp ở Campuchia và khuyên Pol Pot tiến hành kháng chiến lâu dài bằng chiến tranh du kích. Từ ngày 5.11.1798, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN. Ông đã diễn giải Hiệp ước Việt-Xô như một mối đe dọa đến an ninh của các nước ASEAN và kêu gọi các nước này cùng với Trung Quốc thành lập mặt trận chung chống Liên Xô và Việt Nam. Đặng nêu rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào ảnh hưởng của Việt Nam.

Từ ngày 15.11. đến 1.12.1978, BCT đảng Cộng sản Trung Quốc họp hội nghị mở rộng để bàn về cuộc xung đột Việt Nam-Campuchia. Hội nghị đã xác lập vị thế quyền lực

cao nhất của Đặng Tiểu Bình, ủng hộ hoàn toàn đường lối “4 hiện đại hóa”, lập trường mềm dẽo của họ Đặng về Đài Loan và đi đến kết luận: không đưa quân Trung Quốc sang chiến đấu ở Campuchia, quyết tâm ủng hộ Campuchia dân chủ đến cùng, tán thành về nguyên tắc ý kiến dùng lục quân đánh vào lãnh thổ Việt Nam...

Ngày 2.12.1978, Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu quốc Campuchia được thành lập do Heng Somrin làm chủ tịch. Mặt trận đã ra lời kêu gọi toàn dân vùng lên lật đổ “bè lũ phản động và gia đình trị Pol Pot-Ieng Sari”.

Ngày 13.12, khi tiếp Leonard Woodcook, Đặng Tiểu Bình tuyên bố chấp thuận ngay dự thảo về bình thường hóa quan hệ ngoại giao do phía Hoa Kì đưa ra và ngỏ ý muốn sang thăm Hoa Kì sớm. Hai ngày sau, dự thảo được công bố: hai nước sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức kể từ ngày 1.1.1979.

Đây cũng là thời khắc chính phủ Pol Pot đã hoàn thành việc tập trung dọc biên giới Việt Nam Campuchia 19 trong tổng số 23 sư đoàn chủ lực. Kế hoạch tập trung quân đã được Phnompenh khởi sự thực hiện sau ngày 2.7.1978, khi Campuchia dân chủ kí với Thái Lan Hiệp ước không xâm lược nhau.

Ngày 25.12.1978, quân đội Việt Nam đã tràn vào lãnh thổ Campuchia từ nhiều hướng khác nhau. Ngày 7.1.1979, quân đội Việt Nam tiến vào Phnompenh. Ngày 8.1, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập. Hai ngày sau, nhà nước CHND Campuchia ra đời.

*

* *

Phát xuất từ những kinh nghiệm rút ra từ hai cuộc chiến Đông Dương kéo dài suốt 30 năm và tràn đầy tự tin vào sức mạnh dân tộc được xây dựng dựa vào một lực lượng quân sự hùng hậu và vào một đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội được cho là hoàn toàn đúng đắn, chính phủ CHXHCN Việt Nam khởi sự kiến tạo một mối quan hệ được gọi là đặc biệt với hai nước láng giềng Lào và Campuchia, đồng thời cố gắng duy trì vị thế cân bằng trong quan hệ với hai nước xã hội chủ nghĩa hàng đầu nhưng thù địch nhau là Liên Xô và CHND Trung Hoa.

Khai thác vị thế suy yếu của Hoa Kì do thảm bại trong cuộc chiến can thiệp ở Việt Nam như một thời cơ thuận lợi, chính phủ CHND Trung Hoa mong muốn nhận được sự ủng hộ của VNDCCH cho nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á mà Bắc Kinh theo đuổi ngay sau naêm 1949.

Nếu chính phủ CHND Trung Hoa biện luận cho yêu cầu trên bằng cách dẫn ra cơ sở hợp lí của nó là sự giúp đỡ được quảng bá là hào phóng dành cho VNDCCH trong hai cuộc chiến Đông Dương , thì chính phủ CHXHCN Việt Nam biện minh cho sự từ chối của mình

bằng lập luận rằng sự giúp đỡ của CHND Trung Hoa đã được đền đáp tương xứng bằng an ninh quốc phòng mà chiến thắng năm 1975 của Việt Nam đã mang lại cho Trung Quốc.

Không hài lòng với quan điểm của Việt Nam , Trung Quốc đã thực hiện một động thái ngoại giao-quân sự nhắm ngay vào điểm nhạy cảm nhất trong đường lối đối ngoại của CHXHCN Việt Nam : phá hoại mối quan hệ đặc biệt với hai nước Lào và Campuchia. Để đáp trả, CHXHCN Việt Nam quyết định từ bỏ đường lối cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc , nhưng lại theo hướng đe doạ đến quyền lợi sinh tử của Trung Quốc : liên minh với Liên Xô – kẻ thù số một và đồng thời là láng giềng phương Bắc của Trung Quoác .

Bị dẫn dắt bởi một đường lối đối nội hoàn toàn không tưởng, chính phủ Campuchia Dân chủ dấn bước vào một đường lối đối ngoại cũng điên khùng không kém : gây chiến với người láng giềng hùng mạnh Việt Nam để rồi gánh chịu hậu quả là đất nước sa nhanh vào vị thế nạn nhân trong mối quan hệ tam giác Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc cực kì phức tạp và đầy kịch tính.

Khi xử lý mối quan hệ tay ba Việt Nam-Campuchia-Trung Quốc vô cùng phức tạp bằng giải pháp chặt đứt gút dây : đưa quân vào Campuchia , các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tự tay châm ngòi cho thùng thuốc súng mà chính phủ Bắc Kinh đã đặt sẵn trong quan hệ giữa hai nước .

CHệễNG X

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 243 - 246)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w