CÁC NƯỚC XHCN CÔNG NHẬN CHÍNH PHỦ VNDCCH VÀ KHỞI SỰ CHI VIỆN CHO CHÍNH PHỦ NÀY

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 51 - 54)

Lần đầu tiên Liên Xô bày tỏ lập trường về số phận của Đông Dương trong tư cách là thuộc địa của Pháp là ở Hội nghị thượng đỉnh Teheran (28.11 – 1.12.1943) , khi lãnh tụ Xô viết Iosif Stalin tuyên bố cá nhân ông không thể hình dung được chuyện quân Đồng minh đổ máu cho công cuộc giải phóng Đông Dương để rồi sau đó Pháp nhận lại vùng đất này và tái lập chế độ thực dân ở đó. Tổng thống Hoa Kì Roosevelt hoàn toàn tán thành nhận xét của Stalin.

Tuy nhiên, Stalin cũng giống như Roosevelt không duy trì được lâu quan điểm trên. Hiệp ứơc liên minh và tương trợ Pháp-Xô được kí ngày 10.12.1944 ở Moskva nêu rõ rằng hai nước có nghĩa vụ không kí kết liên minh hoặc tham gia vào khối liên minh nào sẽ đặt hai nước vào quan hệ đối đầu . Nếu được tuân thủ một cách nghiêm túc, Hiệp ước này sẽ không cho phép hai nước thực hiện những động thái ngoại giao đe doạ đến quyền lợi của nhau. Hẳn đây là nguyên nhân khiến Stalin tán thành quan điểm được thông qua ở Hội nghị thượng đỉnh Yalta liên quan đến số phận của các thuộc địa trong thời hậu chiến [46a, tr.189].

Ngay sau Cách mạng tháng 8 và Tuyên bố độc lập, Hồ Chí Minh đã tìm cách vận động sự

51 51

52

công nhận và trợ giúp của không chỉ Hoa Kì , mà cả Liên Xô. Nhưng Liên Xô đã hành xử không khác Hoa Kì , nghĩa là giữ thái độ hoàn toàn thinh lặng [70c, tr.2]. Sau khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ trên toàn đất nước Việt Nam , chính phủ VNDCCH vẫn kiên trì nỗ lực sự tranh thủ về ngoại giao từ Moskva qua ngõ Bangkok, nơi VNDCCH có một văn phòng đại diện hoạt động đầy đủ từ ngày 14.4.1947 [X.chi tiết trong 70c, tr.1-12], nhưng không thu được một kết quả nào đáng khích lệ. Mãi đến mùa hè năm 1949 , vào thời điểm chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến chống Quốc dân Đảng đã trở nên cận kề, lãnh tụ Liên Xô là Iosif Stalin mới thể hiện mối quan tâm đến VNDCCH qua đề xuất được ông nêu ra với Lưu Thiếu Kỳ , nhà lãnh đạo số 2 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi tiếp ông này ở Moskva. Đề xuất đó là: Trung Quốc sẽ đóng vai trò chính trong nỗ lực giúp đỡ phong trào cách mạng ở các nước cựu thuộc địa cháu Á một khi CHND Trung Hoa được thành lập [70c, tr.12].

Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, VNDCCH đã có liên hệ với Nam lộ Bát lộ quân cộng sản Trung Quốc ở Hoa Nam và Bộ tư lệnh biên khu Điền - Quế (38) gần biên giới Việt - Trung. Đầu năm 1948, Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương đã tiếp các phái viên của đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Bắc để trao đổi tình hình và bàn bạc phối hợp chiến đấu ở vùng biên giới. Ngay trong năm 1948, VNDCCH giúp biên khu Điền - Quế một số lương thực, thực phẩm và súng đạn. Hội nghị cán bộ lần thứ 5 đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trong tháng 8.1948 xác định rằng “lực lượng dân chủ Trung Hoa là bạn đồng minh của ta” và “dân chủ Trung Hoa và dân chủ Việt Nam thành một mặt trận thống nhất chống bọn đế quốc thực dân Mĩ - Pháp” [Văn kiện Đảng toàn tập, t.9, tr.180]. Từ tháng 4 đến tháng 10.1949, một lực lượng QĐNDVN đã sang lãnh thổ Trung Quốc để hỗ trợ cho các đơn vị Quân Giải phóng Trung Quốc mở rộng vùng kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc ở biên khu Điền - Quế.

Ngày 5.12.1949, trong điện văn chúc mừng sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), chủ tịch nướcVNDCCH Hồ Chí Minh viết: “Hai dân tộc Việt-Hoa có mối quan hệ anh em trải mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc ta, và để bảo vệ dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài”(39). Ngày 2.1.1950, Hồ Chí Minh bí mật đi thăm Trung Quốc, hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Không chỉ hứa hẹn chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn đề nghị Liên Xô chấp nhận việc Hồ Chí Minh bí mật đi thăm Liên Xô. Moskva đã đồng ý ngay với đề nghị này.

Ngày 15.1.1950, Chính phủ VNDCCH tuyên bố công nhận CHNDTH và tỏ ý sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Ngày 18.1.1950, CHND Trung Hoa công nhận VNDCCH. Ngày 30.1, Liên Xô cũng thực hiện bước đi tương tự. Trong tháng 2 và tháng 3.1950, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu cũng lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH.

Diễn biến nêu trên được Hồ Chí Minh giải thích như sau: “Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc” [Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.6, tr.81-82] và “lực lượng phản động quốc tế, đứng đầu là lực lượng phản động Pháp-Mỹ đang muốn biến Việt Nam thành một cái hàng rào chống cộng sản ở Đông Nam Á,nước Việt Nam

38() Điền - Quế là tên cũ của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây giáp ranh Việt Nam.

39() Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

52 52

53

dũng cảm đang trở thành một tiền đồn vững chắc của mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc ở khu vực này của thế giới”[Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.7, tr.33].

Sự lựa chọn trên của chính phủ VNDCCH đã được Hồ Chí Minh chính thức khẳng định trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trong các ngày 11 – 19.2.1951: "... ngày nay thế giới chia làm hai phe rõ rệt:

- Phe dân chủ do Liên Xô lãnh đạo, gồm các nước XHCN, các nước dân chủ mới ở châu Âu và ở châu Á. Nó gồm cả các nước dân tộc bị áp bức đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược, và các đoàn thể dân chủ cùng những nhân sĩ dân chủ ở các nước tư bản.

- Phe phản dân chủ do Mĩ cầm đầu. Anh với Pháp là tay phải tay trái của Mĩ, các chính phủ phản động ở phương Đông và phương Tây là lâu la của Mĩ.

Việt Nam ta là một bộ phận của phe dân chủ thế giới. Hiện nay lại là một đồn lũy chống đế quốc, chống phe phản dân chủ do Mĩ cầm đầu". [Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.6, tr.168-170].

Các tác giả Việt Nam nhận xét: “Từ đây, đảng Cộng sản Đông Dương xác định Việt Nam là tiền đồn của phòng tuyến chống đế quốc ở Đông Nam Á; cuộc kháng chiến của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh của phe XHCN” [7, tr.122].

Cuối tháng 1.1950, trong lúc các sự kiện trên đang diễn ra, Hồ Chí Minh đã cĩ mặt ở Trung Quốc. Ngày 3.2.1950, Hồ Chí Minh từ Trung Quốc sang thăm Liên Xô. Khi tiếp người đứng đầu nhà nước VNDCCH ở Moskva, các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc là Stalin và Mao Trạch Đông (cũng đang ở thăm Liên Xô) đã khẳng định sẽ cung cấp cho VNDCCH một số viện trợ vũ khí, trang bị quân sự, lương thực và thuốc men. Cả hai nhà lãnh đạo này thỏa thuận sẽ trang bị vũ khí cho 6 đại đoàn bộ binh của Việt Nam, chỉ cĩ điều là TQ sẽ là người viện trợ chính. Mao Trạch Đông còn quả quyết rằng tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam [38, tr.14 – 15]. Riêng Hồ Chí Minh cịn muốn LX kì với VNDCCH một hiệp ước tương tự như Hiệp ước Xô-Trung.

Võ Nguyên Giáp, tư lệnh QĐNDVN , thuật lại trong Hồi kí : “Tháng 4.1950, hai turng đoàn của Đại đoàn 308 đi theo hướng Hà Giang qua Mông Tự (Vân Nam) nhận vũ khí. Tiếp đó, một trung đoàn của Đại đoàn 312 đi theo đường Cao Bằng qua Hoa Đồng (Quảng Tây). Trung Quốc cũng chở gấp vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho hai trung đoàn khác ở lại chiến trường đối phó với quân địch.

Những đơn vị sang Trung Quốc, ngoài việc trang bị lại vũ khí, còn được Trung Quốc huấn luyện thêm về chiến thuật công kiên , đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá [...] .

Cho đến cuối năm 1950, ta đã nhận viện trợ của Trung Quốc : 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc men và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới , 30 ơtơ, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô” [38, tr.102]. Võ Nguyên Giáp đánh giá :

Viện trợ Trung Quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả cho chiến dịch Biên Giới” vốn được tổ chức ngay trong năm 1950.

Không chỉ viện trợ quân sự , CHND Trung Hoa còn phái hai đoàn cố vấn cao cấp : một về quân sự , một về chính trị do Vi Quốc Thanh và La Quý Ba cầm đầu hoạt động bên

53 53

54

cạnh những nhà lãnh đạo hàng đầu của VNDCCH(40). Đoàn cố vấn Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đến mức mùa đông năm 1951, Hồ Chí Minh đã đích thân đề nghị với Mao Trạch Đông để cho La Quý Ba tham gia các hội nghị Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w