VNDCCH quyết định lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm bằng chính trị và quân sự

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 139 - 143)

VI.2. CHẾ ĐỘ VNCH SA VÀO CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ

VI.2.1. VNDCCH quyết định lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm bằng chính trị và quân sự

Quyết tâm xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của các nhà lãnh đạo VNDCCH diễn ra cùng lúc với nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tại cuộc gặp tổng thống Eisenhower diễn ra ngày 9.5.1957 ở Nhà trắng, Ngô Đình Diệm nói rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam có 40 vạn lính, trong lúc Quân lực VNCH chỉ có 15 vạn. Ông yêu cầu Mĩ giúp VNCH tăng quân số lên 17 vạn, đồng thời bổ sung trang thiết bị để một số sư đoàn đủ sức đương đầu với điều được xem “một cuộc xâm lăng có thể phát xuất từ miền Bắc” [22, tr.230]. Ông cũng hi vọng Mĩ giúp xây dựng lực lượng dân vệ và tự veọ ủũa phửụng.

Trước đó không lâu, chính quyền Sài Gòn đã đẩy mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, mà đối tượng là các cán bộ, đảng viên đảng Lao động Việt Nam vẫn ở lại miền Nam sau Hieọp ủũnh Geneva.

Các tác giả Việt Nam viết: “Dưới sự đàn áp của chế độ Mĩ-Ngụy, phong trào cách mạng đã chịu những tổn thất nặng nề. Năm 1959, nhiều xã không còn một chi bộ đảng, một số xã chỉ còn một vài đảng viên; Nam Bộ chỉ còn khoảng 5000 đảng viên; đồng bằng liên khu V – 70 phần trăm chi ủy viên, 60 phần trăm huyện ủy viên, 40 tỉnh ủy viên bị địch bắt hoặc giết hại, 12 huyện không còn cơ sở đảng” [7, tr.170]. Thực hiện chính sách trấn áp thẳng tay những người trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, trong lúc không đề ra được một chương trình hành động đáp ứng một cách thiết thực và có hiệu quả các yêu cầu dân sinh, dân chủ, dân quyền và tệ hơn nữa, vẫn từ chối thực hiện những cải cách nhằm làm giảm tính độc đoán của chế độ gia đình trị đang bị nhiều chỉ trích, Ngô Đình Diệm đã dần dà tự tạo cho mình và gia đình không chỉ sự chống đối ngày càng tăng của những người dân lao động (nhất là ở nông thôn), mà còn làm bùng ra nỗi bất mãn không ngừng lan rộng ngay trong hàng ngũ những lực lượng từng ủng hộ họ Ngô (viên chức, trí thức, quân đội...).

Cảm nhận được những chuyển biến đáng lo ngại trên, tháng 3.1959, Ngô Đình Diệm đã phải báo động rằng “đất nước đang trong tình trạng chiến tranh”, để rồi ngày 6.5.1959, Chính phủ Sài Gòn đã ban hành Luật 10/59 xử phạt rất nặng ( tử hình, khổ sai chung thân,tịch thu toàn bộ hay một phần gia sản…) những ai xâm phạm an ninh quốc gia. Kể từ đó, chế độ Ngô Đình Diệm rơi vào một cuộc khủng hoảng kéo dài.

Những nhà lãnh đạo VNDCCH đã sớm tỏ thái độ phản ứng quyết liệt đối với chính

67() Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006, tr.223.

sách tăng cường trấn áp của chế độNgô Đình Diệm. Ngày 5.1.1959 [68, tr.371], Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng ) BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết về tình hình miền Nam. Được soạn thảo dựa trên cơ sở của “Đề cương cách mạng miền Nam” được Lê Duẩn, Ủy viên BCT, nguyên bí thư Xứ ủy Nam Bộ, hoàn thành ngay trong năm 1956(68), Nghị quyết đánh giá chế độ Ngô Đình Diệm là “chính quyền tay sai của đế quốc Mĩ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động tàn bạo và đen tối. Chính quyền miền Nam hiện nay là một chính quyền phản bội lợi ích dân tộc, nó đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mĩ, của bọn phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất thân Mĩ ở miền Nam. Chính quyền đó là một chính quyền độc tài hiếu chiến. Nó là công cụ xâm lược của đế quốc Mĩ”. Phù hợp với quan điểm vừa nêu, nghị quyết đã xác định đường lối cơ bản đối với VNCH là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến”, còn đường lối trước mắt là “đánh đổ tập đoàn thống trị và độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam”. Hội nghị xác định phương hướng thực hiện đường lối vừa nêu là “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”, bằng cách “dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang”. Hội nghị còn đưa ra dự kiến: “Cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kì”, và “Đảng ta phải thấy trước khả năng ấy để chuẩn bị chu đáo và chủ động đối phó trong mọi tình thế”.

Nghị quyết còn nhấn mạnh: “Miền Nam cần có mặt trận thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của nó nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai”.

Về mối quan hệ giữa miền Nam và miền Bắc, Nghị quyết khẳng định miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả hai miền, miền Bắc phải “ra sức cổ vũ và ủng hộ phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam”.

Ngày 31.3.1959, Quốc hội VNDCCH thông qua luật nghĩa vụ quân sự thay thế chế độ tòng quân tự nguyện sang chế độ nghĩa vụ quân sự.

Trong các tháng 5 và tháng 7.1959, VNDCCH đã lần lượt thành lập hai binh đoàn bí mật mang số hiệu 559 và 759 để tăng cường công tác vận chuyển cán bộ và đồ tiếp liệu từ miền Bắc vào miền Nam bằng đường bộ băng qua lãnh thổ Lào và bằng đường biển. Còn trên phần lãnh thổ VNCH, đã bùng ra nhiều hoạt động vũ trang chống chính quyền Ngô Đình Diệm, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung. Ở khắp các xã nông thôn và miền núi, các đội tuyên truyền vũ trang đã tăng cường “hoạt động diệt ác, trừ gian, đánh chiếm trụ sở chính quyền, phá kìm kẹp” nhằm vào cấp chính quyền cơ sở của VNCH. Đã diễn ra một số cuộc đụng độ vũ trang giữa các đơn vị Quân lực VNCH và các đội du kích vũ trang.

Theo đánh giá của Lê Duẩn, đến cuối năm 1959, đầu năm 1960, “kẻ thù đã thất bại một cách cơ bản về chính trị, chúng không thể cai trị nhân dân miến Nam được nữa, còn quần chúng nhân dân thì ngày càng nhận rõ không thể sống dưới ách thống trị của chúng được nũa,

68() Cuối năm 1957, Lê Duẩn được đề cử giữ chức quyền Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam.

mà phải vùng lên chiến đấu một mất một còn với quân thù. Trong khung cảnh cụ thể ấy, nhân dân miền Nam đã tiến hành khởi nghĩa, dùng lực lượng chính trị là chính kết hợp với lực lượng vũ trang, phá tan ách kìm kẹp của địch, làm chủ một số vùng nông thôn rộng lớn, cướp chính quyền về tay mình, chia lại ruộng đất, lập các Ủy ban tự quản, ra sức tăng cường lực lượng mọi mặt, phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp để tiếp tục cuộc chiến đấu giải phĩng.” [Lê Duẩn. Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ vĩ đại của Cách mạng tháng Mười, trong Tinh hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta. NXB.Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr.254].

Đánh giá trên được đưa ra căn cứ vào cuộc Đồng khởi bùng phát ở Bến Tre ngày 17.1.1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy và trận tấn công căn cứ Tua Hai nằm cách thị xã Tây Ninh 7km về phía bắc diễn ra ngày 26.1.1960. Sau các diễn biến này, lực lượng nổi dậy ở miền Nam dưới sự lãnh đạo của các đảng viên đảng Lao động Việt Nam đã “từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công”.

Chính trong bối cảnh trên mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đảng Lao động Việt Nam đã diễn ra từ ngày 5 đến 10.9.1960 ở Hà Nội. Đại hội vạch ra chính sách đối với VNCH là “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam”. Về mối quan hệ giữa hai miền Nam và miền Bắc Việt Nam, Đại hội xác định miền Bắc là “căn cứ vững chắc cho cách mạng cả nước, giải phúng miền Nam, thống nhất nước nhaứ”, là “căn cứ địa chung của cỏch mạng cả nước”.

Hơn ba tháng sau Đại học III, những người lãnh đạo VNDCCH đã mang ra thực hiện một nội dung đã được ghi trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 khóa II là thành lập một mặt trận thống nhất riêng cho miền Nam. Ngày 20.12.1960, tại Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) đã được thành lập với chủ trương

đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đồn thể, các tôn giáo và các thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mĩ, thực hiện độc lập,dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc”. Mặt trận cũng đề ra chương trình hành động gồm 10 điểm, mà điểm đầu tiên là: “Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mĩ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mĩ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ”. Ngay sau khi được thành lập, MTDTGPMNVN đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam: tháng 1.1961, BCHTƯ đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Trung ương cục miền Nam với nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ (chiến trường B2), còn vùng khu V và Trị Thiên do Trung ương đảng Lao động trực tiếp lãnh đạo [83b, tr. 42]. Trung ương Cục miền Nam được đặt dưới sự chỉ đạo của BCHTU và BCT đảng Lao Động Việt Nam.

Chính là để chuẩn bị cho kế hoạch dấy động một phong trào đấu tranh quần chúng rộng lớn mà trong năm 1960, đảng Lao động Việt Nam đã đưa vào lãnh thổ VNCH hơn 1 vạn cán bộ đảng viên ; đến đầu năm 1961, đảng Lao động đã xây dựng

được các chi bộ trong hơn 850 trong tổng số 1.000 làng trên lãnh thổ VNCH.

Ngày 31.1.1961, tức hơn một tháng sau khi MTDTGPMNVN được thành lập, BCT đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Phát xuất từ nhận định rằng “cách mạng miền Nam đang phát triển theo con đường tiến lên tổng khởi nghĩa với những đặc điểm mới và khả năng phát triển hòa bình của cách mạng miền Nam gần như không còn nữa”, BCT quyết định thay đổi phương châm đấu tranh từ chỗ trước đây lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, sử dụng vũ trang tuyên truyền có mức độ để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, nay vẫn phải “đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”. Thực hiện sự chuyển hướng này, BCT ra chỉ thị sau: “Công tác quan trọng và khẩn cấp bậc nhất là phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh bằng mọi hình thức để lấn địch từng bước, tiến lên đánh đổ hoàn toàn địch” [Viện Mác-Lênin. Những sự kiện lịch sử Đảng, t.II (Về kháng chiến chống Mĩ cứu nước) 1954-1975. NXB Thông tin Lí luận, 1985, tr.214-215].

Ngày 15.2.1961, các đơn vị vũ trang của MTDTGPMNVN được thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam (QGPMN). Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đạo quân này được Tổng quân ủy QĐNDVN xác định như sau trong chỉ thị đưa ra trong tháng 1.1961:

"Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo... Mục tiêu chiến đấu của nó là cương quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên chủ nghĩa xã hội..." [Dẫn lại theo 83b, tr.52].

Trong các năm 1961-1964, VNDCCH đã đưa vào miền Nam khoảng 4 vạn người (trong số này có 2.000 cán bộ trung, cao cấp). Riêng số hàng (vũ khí, quân trang, lương thực, thuốc men...) vận chuyển vào miền Nam trong năm 1962 tăng gấp 3 lần so với năm 1961, lực lượng chính quy của QĐNDVN đã tăng từ 16 vạn (1960) lên 18 vạn (1964).

Nhận ra rằng chính phủ Ngô Đình Diệm đang tỏ ra bất lực trước phong trào nổi dậy đang bùng ra khắp nông thôn và miền núi và tâm trạng chống đối đang lan rộng trong các tầng lớp dân cư thành thị, người Mĩ một mặt xây dựng một kế hoạch toàn diện: huấn luyện và trang bị lại quân đội Sài Gòn hầu đủ sức đối phó với cuộc chiến tranh du kích, mặt khác thúc ép Ngô Đình Diệm thực hiện một số cải cách chính trị [X. chi tiết trong 22, tr.239-243;

44, tr.121 – 123]. Nhưng những yêu cầu về cải cách chính trị đều không được ông này đáp ứng. Quan hệ giữa Ngô Đình Diệm và các thành phần đối lập ngày càng xấu đi. Hậu quả là ngày 11.11.1960, một số đơn vị quân đội VNCH tổ chức đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Tuy dập tắt được cuộc đảo chính và thoát khỏi sức ép từ phía người Mĩ đòi ông cải cách chính trị [22, tr.243], Ngô Đình Diệm không vì thế mà có thể làm cho vị thế của chế độ ông trở nên ổn định hơn. Một tài liệu phân tích của CIA nhận xét: “Trong 6 tháng cuối năm 1960, tình hình an ninh trong nước [VNCH] vẫn tiếp tục ngày càng xấu đi và nay đã lên đến mức nghiêm trọng... Trên một nửa toàn bộ vùng nông thôn phía Nam và Tây Nam

Sài Gòn, cũng như một số vùng phía Bắc đã nằm dưới quyền kiểm soát rất lớn của Việt Cộng” [VNTTX. Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mĩ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tập I, Hà Nội, 1971, tr.85].

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w