Chính phủ Việt Nam không thành công trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 237 - 243)

NĂM ĐẦU SAU CHIẾN TRANH VIỆT-MỸ – NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA (1975 – 1978)

IX.3. Chính phủ Việt Nam không thành công trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì

Ngay sau khi chiến tranh Việt – Mỹ kết thúc, chính phủ Hoa Kì đã tiến hành phong tỏa tài sản của chế độ Sài Gòn cũ trên lãnh thổ Hoa Kì; ngày 15.5.1975, Washington tuyên

bố cấm vận thương mại, phủ quyết việc Việt Nam xin gia nhập LHQ... Mặt khác, chính phủ Hoa Kì vẫn để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Việt Nam. Washington tuyên bố không công nhận bất kì chính phủ lưu vong nào của Việt Nam, nhiều lần gửi thông điệp cho chính phủ Việt Nam xác định rằng Hoa Kì không thù địch với Việt Nam, tỏ ý sẵn sàng nói chuyện với Việt Nam về quan hệ hai nước [Xem thêm Anatôli Đôbrưnhin. Đặc biệt tin cậy. NXB CTQG, Hà Nội, 2001, tr.599-601; Hồi kí của thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ], không chống Việt Nam gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Khí tượng thế giới, cấp thị thực cho các đoàn Việt Nam dự các phiên họp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được tổ chức ở Mỹ.

Động thái này của chính phủ Mĩ không phải là điều khó hiểu. Sau thất bại nặng nề ở Việt Nam, Mĩ buộc phải giảm dần sự hiện diện ở Đông Nam Á, song lại lo sợ việc làm này sẽ tạo ra "khoảng trống" (vacuum), mà các đối thủ hàng đầu là Trung Quốc (nước vẫn luôn tìm cách tăng cường vị thế ở Đông Nam Á sau khi đảng Cộng sản kiểm soát toàn bộ Hoa lục) và Liên Xô (vốn được Mĩ đánh giá là đồng minh của Việt Nam) sẽ khai thác theo hướng bất lợi cho Hoa Kì. Do vậy, Mĩ một mặt tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô-Trung, vừa muốn có một Việt Nam giữ được vị thế độc lập trong quan hệ với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.

Chính phủ VNDCCH cũng sớm xác định lập trường đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tháng 9.1975, thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố rằng Việt Nam sẵn sàng thiết lập các quan hệ bình thường với Mỹ trên cơ sở của Hiệp định Paris. Đối với Việt Nam, điều này có nghĩa là người Mĩ cần thực hiện lời hứa mà tổng thống R. Nixon đã đưa ra trong bức thư đề ngày 1.2.1973 gửi Phạm Văn Đồng về việc Mỹ sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá3, 250 tỉ USD để góp phần vào nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh mà không kèm theo bất kì điều kiện chính trị nào, cộng với các hình thức viện trợ khác sẽ được hai bên thỏa thuận sau. Về phần mình, ngày 26.3.1976, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì Henry Kissinger đưa ra những điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước: (1) cho biết rõ về những quân nhân Mỹ bị mất tích trong khi chiến đấu (MIA); (2) “Sự cần thiết về việc Hà Nội đảm bảo những ý định hòa bình đối với các nước láng giềng Đông Nam Á”.

Như vậy, ngay từ đầu, cả Hà Nội và Washington đều đã xác định rõ những điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Một trở ngại khác cho tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là trong cuộc vận động bầu cử năm 1976, tổng thống Ford đã dựa vào sự ủng hộ của phái hữu coi vấn đề MIA là điều kiện chính, và vì lẽ này ông đã ra lệnh phủ quyết việc Việt Nam trở thành thành viên của LHQ tháng 11.1976. Tuy nhiên, người chiến thắng lại là Jimmy Carter, một nhân vật cho rằng cách tốt nhất để xóa tan “hội chứng Việt Nam” là hòa giải với chính phủ Hà Nội.

Ngay trước khi nhậm chức, Carter đã thông qua chính phủ Liên Xô chuyển đến chính phủ Việt Nam đề nghị một kế hoạch bình thường hóa gồm ba điểm: (1) Việt Nam thông báo

về người Mĩ bị mất tích trong chiến tranh; (2) Hoa Kì chấp nhận Việt Nam vào LHQ và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam; (3) Hoa Kì có thể đóng góp vào tiến trình khôi phục Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác khác.

Tháng 3.1977, Chính phủ Carter đã cử một phái đoàn mang tên “Ủûy ban của tổng thống về những người mất tích ở Đông Nam AÙ” do Leonard Woodcock, chủ nghiệp đoàn công nhân ôtô và là người phản đối chiến tranh Việt Nam, dẫn đầu sang thăm Việt Nam, sau khi quyết định nới lỏng một phần cấm vận đối với Việt Nam: tàu thủy và máy bay nước khác chở hàng sang Việt Nam được ghé các cảng và sân bay của Mĩ để lấy nhiên lieọu.

Tiếp theo chuyến đi trên, Việt Nam và Hoa Kì đã tổ chức trong năm 1977 các vòng đàm phán ở Paris (3-4.5.1977; 2-3.6.1977 và 19-20.12.1977) và một vòng đàm phán ở New York để bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trong tiến trình đàm phán, phía Mỹ đề nghị bình thường hóa quan hệ không điều kiện và trong khi chờ đợi quan hệ được bình thường hóa, hai nước sẽ lập phòng liên lạc ở Hà Nội và Washington. Về phần mình, phái đoàn Việt Nam đã đòi Mĩ giải quyết cùng lúc ba vấn đề: hai nước bình thường hóa ( bao gồm cả bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), Mĩ viện trợ cho Việt Nam 3,25 tỉ USD như đã hứa, Việt Nam giúp Mĩ giải quyết vấn đề MIA. Phái đoàn Việt Nam đặc biệt kiên trì nêu vấn đề Hoa Kì đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc tái thiết sau chiến tranh ở Việt Nam, nhưng không tán thành việc lập văn phòng liên lạc ở thủ đô hai nước.

Chính phủ Việt Nam đã sớm xác lập lập trường về vấn đề bồi thường chiến tranh qua lời phát biểu ngày 26.3.1976 của thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền , người sẽ được giao chức trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam . Ông nói rõ: “Việt-Mĩ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi , xét về mặt pháp lí của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lí quốc tế cũng như đạo lí và lương tri của con người”.

Phái đoàn Mỹ cho rằng phía Việt Nam đã vi phạm nhiều điều khoản của Hiệp định Paris, nên văn kiện này vô hiệu đối với Mỹ. Không bằng lòng với lập luận của Mỹ, trưởng phái đoàn Việt Nam là Phan Hiền đã công bố bức thư của Nixon liên quan đến tiền viện trợ tái thiết. Quốc hội Hoa Kì đã phản ứng ngay lập tức trước diễn biến này: ngày 4.5.1977, giữa lúc vòng đầu đang diễn ra ở Paris, Hạ viện Mỹ đã bằng 266 phiếu thuận, 191 phiếu chống thông qua khoản sửa đổi dự luật về viện trợ, theo đó chính phủ Mỹ bị cấm không được thảo luận với Việt Nam ngay cả vấn đề viện trợ kinh tế. Phản ứng của cơ quan lập pháp Hoa Kì kiên quyết đến mức ngày 14.6, chỉ hơn 10 ngày sau vòng đàm phán Việt-Mỹ thứ hai cũng tại Paris, Thượng viện Mỹ bằng 58 phiếu thuận, 30 phiếu chống đã thông qua khoản sửa đổi trong dự luật viện trợ 5,2 tỉ USD cho các nước đang phát triển thông qua các định chế tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á.

Khoản sửa đổi cấm đại diện Mỹ trong các tổ chức tài chính này bỏ phiếu cho các khoản

tiền cho Việt Nam và Lào vay. Dù Capitol đã tỏ rõ thái độ cứng rắn đối với Việt Nam, Nhà trắng vẫn cố tiếp tục đưa ra một cử chỉ hòa giải: ngày 20.9.1977, Hoa Kì đã bỏ phiếu thuận cho việc kết nạp Việt Nam vào LHQ. Tuy nhiên, vòng đàm phán thứ ba diễn ra tại Paris trong các ngày 19 – 20.12.1977 vẫn không đem lại một chút tiến bộ nào.

Về vòng 3 , vụ trưởng vụ Bắc Mĩ Trần Quang Cơ thuật lại như sau trong Hồi kí:

Trước đòi hỏi kiên quyết của ta [hai bên giải quyết trọn gói cả ba vấn đề mà phía Việt Nam đã nêu ra] tại vòng 3 , Mĩ đề nghị nếu chưa thỏa thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng quyền lợi ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được . Sau khi có Phòng quyền lợi , thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận , song ta vẫn giữ lập trường cứng nhắc đòi giải quyết cả gói ba vấn đề. Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngoại trưởng Mĩ C. Vance ngày 10.1.1977 tuyên bố : “Việc tiến đến bình thường hoá quan hệ Mĩ-Việt Nam phù hợp với lợi ích của hai nước”. Năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hoá quan hệ với Mĩ nhưng ta đã bỏ qua.

Trong khi đó, theo sự xúi giục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot tiến hành chiến tranh biên giới chống ta từ ngày 30.4.1977 và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31.12.1977”.

Vòng đàm phán thứ tư được dự kiến vào tháng 2.1978 đã không diễn ra do bị Mỹ đơn phương hủy bỏ, sau khi đại sứ Việt Nam tại LHQ bị bộ Ngoại giao Mỹ cáo giác làm gián điệp và sau đó bị trục xuất.

Ngày 11.7.1978, thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền, người cầm đầu phái đoàn Việt Nam trong ba vòng đàm phán Việt-Mỹ được đề cập ở trên, tuyên bố ở Tokyo rằng Việt Nam sẽ bỏ tất cả những điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa với Hoa Kì và muốn có một vòng đàm phán mới với Mỹ vào tháng sau. Sự thay đổi quan trọng này tỏ cho thấy Việt Nam rất mong muốn sớm bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Phía Mỹ đề nghị thời điểm họp sẽ là tháng 9, địa điểm sẽ là New York.

Đây chính là thời điểm dang diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ chính phủ Mỹ xoay quanh đường lối đối ngoại của Hoa Kì ở Viễn Đông nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. Ngay trong thời gian đầu cầm quyền, chính quyền Carter đã sớm bị chia rẽ thành hai phe trong lĩnh vực đối ngoại: một được đại diện bởi bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cyrus Vance, một được đại diện bởi cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinksi. Cùng thống nhất ở quan điểm coi tiếàn trình hòa dịu với Liên Xô là sự kết hợp giữa “đấu tranh và hợp tác”, Brzezinksi cho rằng đấu tranh chiến lược là mặt cơ bản, trong lúc Vance nghĩ rằng vẫn còn những lĩnh vực để hợp tác và đạt được sự thỏa thuận, mà một trong số đó là hạn chế vũ khí chiến lược. Phù hợp với suy nghĩ này, Vance đề nghị tiếp tục cuộc đàm phán SALT-II. Tuy nhiên, quan hệ Xô-Mỹ ngay trong năm 1977 đã sớm bị tác động xấu bởi chiến dịch nhân quyền phê phán Liên Xô được chính quyền Carter phát động không thông qua con đường ngoại giao truyền thống như các chính phủ trước đã làm, mà là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vốn luôn xem nhân quyền là một vấn đề thuộc lĩnh vực đối nội, chính phủ xôviết đã đánh giá mục tiêu của chiến dịch nhân quyền là can thiệp vào

công việc nội bộ của Liên Xô nhằm thay đổi chế độ xôviết. Bước sang những tháng đầu năm 1978, các hoạt động của Liên Xô ở những khu vực mà trước đây Liên Xô chưa từng có mặt, như vùng Sừng châu Phi (Ethiopa), miền Nam châu Phi (yểm trợ Cuba đưa quân đến Angola), hoặc chen vào những khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Mỹ: giúp lực lượng nổi dậy Sandinista ở Nicaragua (Trung Mỹ), đã được cố vấn an ninh Brzezinksi, một người gốc Ba Lan, diễn giải như là một phần của kế hoạch lớn mang tính chiến lược toàn cầu mà Liên Xô đang đeo đuổi nhằm chống lại phương Tây và Hoa Kì. Ông này thậm chí còn xem cuộc xung đột đang diễn ra giữa Việt Nam và Campuchia Dân chủ như là “cuộc chiến uỷ nhiệm giữa Trung Quốc và Liên Xô” nhằm giúp Liên Xô thiết lập ảnh hưởng ở Đông Nam Á , dựa vào sự trợ lực của Việt Nam. Phát xuất từ cách nhìn này, Brzezinski cho rằng Hoa Kì cần có một liên kết chiến lược với Trung Quốc để cầm chân Liên Xô và đẩy nước này vào thế bị cô lập.

Vốn là người đã xác định sẵn một lập trường miềm dẽo hơn đối với Trung Quốc, cụ thể là công nhận chính phủ Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, Carter mau chóng được người cố vấn an ninh thuyết phục đẩy nhanh tốc độ cải thiện với nước này.

Ngày 17.5.1978, ngay trước khi lên đường sang Trung Quốc, Brzezinksi đã nhận từ tay Carter chỉ thị mật liên quan đến chính sách của Hoa Kì đối với Trung Quốc.

Brzezinski được phép thông báo với Trung Quốc rằng chính phủ Hoa Kì chủ trương bình thường hóa quan hệ và hợp tác với Trung Quốc “trên cơ sở lâu dài và chiến lược song trùng”. Đồng thời, Brzezinksi được ủy quyền chia sẻ với Trung Quốc những quyết định của tổng thống về nguy cơ phát sinh từ các hành động của Liên Xô ở châu Phi và việc Liên Xô tăng cường sức mạnh quân sự ở Trung Âu. Trong các cuộc đàm phán diễn ra ở Bắc Kinh trong các ngày 20 – 22.5, Brzezinksi chia sẻ quan điểm của phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình và ngoại trưởng Hoàng Hoa về mối đe dọa của Liên Xô và Việt Nam(124). Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường giúp đỡ các nước Đông Nam Á ngăn chặn ý đồ bành trướng của Liên Xô trong khu vực. Cố vấn an ninh Mỹ còn thông báo cho phía Trung Quốc những kế hoạch chiến lược của Mỹ, các kế hoạch của Mỹ chống lại Liên Xô, tìm mọi cách chứng minh quyết định của Mỹ là sự khởi đầu của “một thời kì mới trong quan hệ Mỹ-Trung”. Brzezinksi còn nói rõ : “Tổng thống ... quyết tâm hợp tác với quý vị để vượt qua những trở ngại còn lại trên con đường bình thường hoá hoàn toàn. Hoa Kì đã có quyết định về vấn đề này”. Và như để chứng minh cho lời nói của mình , vị cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kì đã dừng chân ở Tokyo trên đường về nước nhằm thúc giục Nhật Bản sớm kí hiệp ước hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc(125). Tuy nhiên, lập trường của hai bên về Đài Loan hãy còn cách biệt khá xa vì chính phủ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Hoa Quốc Phong không chấp nhận việc Mỹ vẫn muốn duy trì liên lạc ngoại giao không chính thức và buôn bán vũ khí với Đài Loan.

124() Ngày 19.5.1978, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Trung Quốc là NATO phương Đông, còn Việt Nam là Cuba phương Đông".

125 Hiệp ước hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc sẽ được kí ngày 12.8.1978.

Chính trong bối cảnh chính phủ Carter đang thực hiện những bước đi có ý nghĩa lớn lao nhích về phía Trung Quốc, từ ngày 22 đến ngày 26.9.1978, đã diễn ra vòng đàm phán thứ tư Việt-Mỹ ở New York. Do phía Việt Nam đồng ý không nêu ra một điều kiện tiên quyết nào cho việc bình thường hóa, hai bên đã đồng ý về nguyên tắc việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trưởng đoàn Việt Nam là Nguyễn Cơ Thạch muốn hai nước sẽ kí văn kiện chính thức vào khoảng giữa tháng 10, khi bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đến New York tham dự khóa họp của ĐHĐ LHQ. Tuy nhiên, trưởng đoàn Mỹ là Holbrooke cho rằng cần phải đợi đến các cuộc bầu cử quốc hội và do vậy, việc kí có thể sẽ tiến hành trong tháng 11.

Tuy nhiên, vấn đề người Việt Nam vượt biên bằng đường biển, sự việc quân đội Việt Nam tập trung với số lượng lớn dọc biên giới với Campuchia đã khiến tổng thống Carter phân vân. Cuối cùng, trong một cuộc họp diễn ra trong tháng Mười ở Nhà Trắng, sau khi nghe Leonard Woodcock, nguyên trưởng phái đoàn sang thăm thiện chí Việt Nam tháng 3.1977 và đương là trưởng phái bộ liên lạc của Mỹ ở Bắc Kinh, cho rằng lập bang giao với Việt Nam vào thời điểm này sẽ gây tổn hại đến nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, tổng thống Carter quyết định trì hoãn bang giao với Việt Nam để có thể dễ dàng thương thuyết với Trung Quốc.

Bản thân Carter ghi lại trong Hồi kí: “Bước đi với Trung Quốc có tầm quan trọng tối cao, cho nên sau vài tuần đánh giá, tôi quyết định trì hoãn cố gắng về Việt Nam cho đến khi kí hiệp định của chúng ta ở Bắc Kinh” [Dẫn lại theo 51, tr.61].

Khi hai đoàn Việt Nam và Mỹ gặp nhau vào ngày 30.10.1978 ở New York để kết thúc tiến trình hội đàm về bình thường hóa, trưởng đoàn Mỹ đã đưa ra các điều kiện tiên quyết liên quan đến quan hệ Việt Nam-Campuchia (Việt Nam phải đảm bảo không xâm chiếm Campuchia), “thuyền nhân” (Việt Nam không khuyến khích việc nhập cư bất hợp pháp vào các nước khác) và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Liên Xô (Việt Nam không gây ra một cuộc chiến với Trung Quốc, dựa vào sự ủng hộ của Liên Xô). Đoàn Việt Nam đã bác bỏ tất cả các điều kiện tiên quyết của Mỹ. Cuộc họp tan vỡ. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước phải đợi thêm 17 năm nữa.

Nhận xét về thất bại của Việt Nam trong nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì, vụ trưởng vụ Bắc Mĩ Trần Quang cơ viết trong Hồi kí : “Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng vụ Bắc Mĩ bộ Ngoại giao , trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mĩ ở Paris năm 1977, rồi ở Nữu Ước năm 1978 , tôi thực sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội cũng cố thế đứng của Việt Nam trong hòa bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh , lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực”. Ông viết tiếp: “Việc ta từ chối lời đề nghị bình thường hoá quan hệ không điều kiện của Mĩ , làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung Quốc có tiếp tay cho bọn diệt chủng Trung Quốc khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau chiến thắng

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 237 - 243)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w