Từ năm 1977 trở về sau

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 410 - 431)

VI. QUAN HỆ TRUNG QUỐC - HOA KÌ VÀ VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN

3. Từ năm 1977 trở về sau

a. Chính sách đối với Trung Quốc của Chính phủ Carter (1977-1980).

Trong năm vận động tranh cử tổng thống năm 1976, đảng Cộng hòa đã trả giá cho 8 năm cầm quyền với những khó khăn về đối nội và đối ngoại chồng chất − vụ tai tiếng Watergate, khủng hoảng kinh tế, hội chứng Việt Nam, địa vị của Hoa Kì trên trường thế giới bị sút giảm. Jimmy Carter, ứng viên Đảng Dân chủ, đã đắc cử tổng thống. Là một người theo chủ nghĩa tự do, ông đã chọn Cyrus Vance, một người đồng xu hướng tư tưởng làm bộ trưởng Ngoại giao, nhưng ông cũng đã nhượng bộ cánh bảo thủ khi cử Zbigniew Brzezinski làm cố vấn an ninh.

Trong quan hệ với Bắc Kinh, Chính phủ Carter đã tiếp tục đường lối của đảng Cộng hòa là cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Trong năm 1977, Washington đã soạn thảo nhiều kế hoạch phục vụ cho đường lối này. Có thể quy thành năm phương án sau: (1) Theo cách làm của Nhật Bản (đặt đại sứ quán ở Bắc Kinh, “nhóm liên lạc” ở Đài Bắc); (2) Thay Hiệp ước An ninh hỗ tương bằng lời tuyên bố đơn phương của Washington về việc ủng hộ chế độ Đài Bắc; (3) Chính phủ Mĩ hay các hãng tư nhân vẫn được tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, sau khi đảo này trở thành một tỉnh của Trung Quốc; (4) Biến Đài Loan thành một

thứ Hồng Kông; (5) Bắc Kinh công khai tuyên bố từ bỏ việc dùng vũ lực chống Đài Loan.

Cũng trong năm 1977, Đặng Tiểu Bình chính thức trở lại cầm quyền qua Đại hội IX đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại Đại hội và kì họp Quốc hội tháng 2 và tháng 3.1978, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời mời Hoa Kì tham gia mặt trận chung chống Liên Xô, mà ông đã đề cập không chút quanh co hồi tháng 10.1977.

Trong năm 1978, đã diễn ra hai biến cố đẩy Trung Quốc và Hoa Kì nhích lại gần nhau trên cơ sở chống Liên Xô. Phương Tây phát hiện Liên Xô bí mật triển khai từ năm 1976 tên lửa SS-20 mang 3 đầu đạn có thể bắn tới bất kì trung tâm chiến lược nào của Tây Âu. Chính quyền Carter quyết định tăng cường quan hệ với Trung Quốc vì “tầm quan trọng tối cao” của nó. Cố vấn An ninh quốc gia Z. Brzezinski bắt đầu đề cập đến sự cần thiết sử dụng “con bài Trung Quốc” nhằm gây sức ép lên Liên Xô. Tháng 5.1978, Brzezinski được phái sang Trung Quốc. Hai bên đã đưa ra những lời kêu gọi ồn ào về một chính sách chung chống Liên Xô, không phát triển quan hệ với Việt Nam và tỏ thái độ thù địch với Cuba.

Giữa lúc đó, quan hệ Trung Quốc − Việt Nam xấu đi nhanh chóng. Không thành công trong nỗ lực lôi kéo Việt Nam vào mặt trận chung chống Liên Xô, Trung Quốc tăng cường dùng vấn đề Campuchia để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng quan hệ Việt Nam với Liên Xô lại được nâng cao thêm bằng việc kí Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước ngày 3.11.1978, kèm với một lời cảnh báo của tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô L. L. Brezhnev, dành cho “những ai tìm cách làm cho tình hình thêm căng thẳng, chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa”, rằng “Hiệp ước đã trở thành một thực tế chính trị. Và dù muốn hay không, người ta cũng phải tính đến Hiệp ước này” [53a, 4.11.1978].

Tác dụng của lời cảnh báo trên được nhận thấy thật nhanh. Ngày 16.12.1978, Hoa Kì và Trung Quốc ra Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ từ ngày 1.1.1979. Washington thừa nhận Chính phủ Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, hủy bỏ Hiệp ước Phòng thủ chung Hoa Kì - Đài Loan từ ngày 1.1.1980 và rút toàn bộ quân lính đóng ở Đài Loan về nước, nhưng giữ lại cho mình quyền có những mối quan hệ văn hóa, thương mại, khoa học và những quan hệ không chính thức khác với nhân dân Đài Loan. Về phần mình, Trung Quốc đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ không dùng vũ lực cưỡng chiếm Đài Loan, dù không thuận coi đây là cam kết chính thức(183). Thông cáo chung còn nói rõ rằng “hai bên đã phân tích tình hình thế giới và nhận thấy rằng trong nhiều lĩnh vực, hai bên có những quyền lợi chung và cùng những quan điểm giống nhau” [53a, 3.2.1979].

183() Giới lãnh đạo Trung Quốc trong khoảng thời gian này có bộc lộ một lập trường mềm dẻo đối với vấn đề Đài Loan. Đặng Tiểu Bình tuyên bố việc giải quyết vấn đề này có thể kéo dài 10, 100 hay thậm chí cả 1.000 năm. Các tài liệu tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản cho rằng phải mất vài thế hệ nữa mới thống nhất được Đài Loan, rằng trong suốt thời gian này, Bắc Kinh sẽ cho phép Đài Loan được duy trì một chế độ kinh tế và chớnh trị riờng. Đõy là sự khởi đầu của quan điểm " một đất nước, hai chế đoọ" xuất hiện sau này.

Nội dung cốt lõi của Thông cáo chung nằm ở lập trường thống nhất của cả hai bên về sự cần thiết chống trả “bá quyền thế giới” (chỉ Liên Xô) lẫn “bá quyền khu vực” (chỉ Vieọt Nam).

Vậy là trong bầu không khí căng thẳng trở lại của quan hệ Đông - Tây, Hoa Kì đã quyết định bắt tay với Trung Quốc chống Liên Xô.

Quan hệ giữa hai nước được nâng thêm một bước bằng chuyến viếng thăm Hoa Kì của Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình kéo dài từ ngày 29.1 đến ngày 5.2.1979. Hai bên thỏa thuận về chế độ tham khảo ý kiến lẫn nhau về các vấn đề quốc tế, kể cả trao đổi tin tức về các cuộc đàm phán với Liên Xô, phối hợp lập trường ở LHQ, trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh quốc phòng... Sau chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, thỏa thuận này được thực hiện đều đặn ở cấp bộ trưởng và thứ trưởng Ngoại giao.

Kết quả chính trong lĩnh vực kinh tế là một loạt hiệp ước song phương và cả một hệ thống tư vấn cấp bộ và cấp cơ quan. Cấp độ cộng tác khoa học-kĩ thuật giữa hai bên được nâng lên hàng quốc gia (trước 1979, quan hệ cộng tác này được thực hiện từ phía Hoa Kì bởi các trường đại học hay tổ chức phi chính phủ). Chính phủ Carter đã kí hàng loạt thỏa ước cộng tác với Trung Quốc trong các ngành như vật líù năng lượng cao, kĩ thuật hàng không, thuỷ điện, y học...

Trong thời gian ở thăm Hoa Kì, Đặng Tiểu Bình đã lặp lại lời kêu gọi thành lập

“mặt trận quốc tế” bao gồm Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật và Tây Âu để “chế ngự Liên Xô”.

Trong hai năm còn lại của Chính quyền Carter, quan hệ Trung-Mĩ phát triển rất nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực. Giá trị hàng trao đổi hai chiều giữa hai nước tăng từ 1.142 triệu dollars (1978) lên 2.309 triệu (1979) và 4.900 triệu (1980)[58, tr.332].

Dưới tác động của tình trạng căng thẳng trong quan hệ Đông-Tây, Hoa Kì không ngần ngại mở rộng quan hệ cộng tác với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Trong cuộc đàm phán diễn ra ở Bắc Kinh tháng 1.1980, nghĩa là ngay sau khi quân đội Liên Xô can thiệp vào Afghanistan, bộ trưởng Quốc phòng Harold Brown thông báo cho phía Trung Quốc rằng Hoa Kì sẵn sàng chuyển “những hình thức cộng tác từ thụ động sang tích cực trong lĩnh vực an ninh”, gồm cả “các hoạt động bổ sung lẫn nhau” và “song hành” cả trong lĩnh vực quốc phòng lẫn trong lĩnh vực ngoại giao [58, tr.333]. Trung Quốc sẽ được Hoa Kì bán cho những trang thiết bị hiện đại dùng được cả cho mục đích quân sự lẫn dân sự.

b. Quan hệ Hoa Kì - Trung Quốc trong những năm 1980

Năm 1981, Ronald Reagan trở thành tổng thống Hoa Kì. Là một nhà hoạt động chính trị trưởng thành trong làn sóng chống cộng McCarthy của thập niên 50, Reagan nhìn

“nhân tố Trung Quốc” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì có phần dè dặt hơn người tiền nhiệm. Thái độ này được phản ánh qua chính sách của Washington đối với Đài Loan.

Chính quyền Reagan khẳng định lại quyết tâm tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự cho

quân đội Đài Loan, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh. Sau một thời gian đàm phán, ngày 17.8.1982, Hoa Kì và Trung Quốc đã kí Thông cáo chung, theo đó Hoa Kì hứa hẹn ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, sau khi đảo này được thống nhất với Trung Quốc một cách hòa bình trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Bắc Kinh và Chính phủ Đài Bắc. Lời hứa này có nghĩa là trong lúc chờ đợi viễn cảnh vừa đề cập trở thành hiện thực, Chính phủ Reagan vẫn sẽ duy trì các quan hệ quân sự với Đài Loan.

Thực vậy, ngay sau Thông cáo chung, Washington tiếp tục bán kĩ thuật quân sự cho Đài Loan trị giá 60 triệu dollars, cung cấp 60 chiến đấu cơ F-104 “Starfighter”, kéo dài việc chuyển giao công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-105E, và năm 1983 viện trợ quân sự cho Đài Loan 97 triệu dollars.

Hiểu rằng Hoa Kì chưa thể và cũng chưa muốn bỏ rơi hẳn Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu tìm cách xa lánh dần kế hoạch thiết lập trục Bắc Kinh - Washington - Tokyo chống Liên Xô. Diễn ra trong tháng 9.1982, Đại hội XII đảng Cộng sản Trung Quốc không còn đánh giá Liên Xô là “mối nguy hiểm chính”. Đặng Tiểu Bình sau đó xác định rõ Đài Loan là “trở ngại lớn” trên bước đường bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kì.

Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Ngoại giao G. Schulz kéo dài từ ngày 2 đến ngày 5.2.1983 không làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh, dù Hoa Kì có tăng cường bán cho Trung Quốc các mặt hàng kĩ thuật cao và một số vũ khí(184).

c. Những động thái hòa dịu giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

Song song đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh cố làm yên lòng nhân dân Đài Loan nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Mĩ ở đây. Tháng 10.1984, giữa lúc đang diễn ra các cuộc đàm phán về việc Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “ hai phương pháp giải quyết vấn đề Đài Loan và Hồng Kông: hòa bình và không hòa bình.

Phương pháp giải quyết vấn đề bằng vũ lực không phải là tốt nhất. Vậy có thể giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình không? Để làm được việc này, cần xem xét một cách toàn diện lịch sử và tình hình thực tại ở Hồng Kông và Đài Loan. Không thể thay đổi chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Trung Quốc, và trong tương lai cũng vậy. Nhưng nếu không đảm bảo sự tồn tại của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Hông Kông và Đài Loan, thì cũng không thể duy trì sự ổn định và cảnh thịnh vượng ở đó, và việc giải quyết hòa bình vấn đề cũng không làm được nốt”. Đó chính là công thức “một quốc gia - hai chế độ”, theo đó Đài Loan có thể duy trì chế độ tư bản của mình và cả lực lượng vũ trang nữa trong một thời hạn khá dài: “Mười lăm năm là quá ít. Năm mươi năm đi!” (Lời của Đặng Tiểu Bình công bố trên tờ Nhân dân Nhật báo số ra ngày 29.10.1984) [5, tr.229 – 230].

Tuy những hứa hẹn trên không hấp dẫn được tổng thống Đài Loan Tưởng Kinh Quốc, ban lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cảm thấy yên lòng vì Tưởng Kinh Quốc “đã chống lại nền độc lập của Đài Loan và ủng hộ việc tái thống nhất đất nước” (điện phân ưu gởi Đài

184() Ngày 4.6.1989, tại Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh đã diễn ra cuộc thảm sát các sinh viên đang đấu tranh đòi đẩy mạnh các cải cách dân chủ. Sau biến cố này, Hoa Kì và các nước Tây Âu đã thi hành chính sách cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

Bắc năm 1988 nhân cái chết của Tưởng Kinh Quốc).

Năm 1989, đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) được thành lập năm 1986 giành được 22 ghế ở Quốc hội Đài Loan. Một số đại biểu của Đảng này đã ra lời kêu gọi Đài Loan tuyên bố thành lập một nước riêng, tách hẳn khỏi Trung Quốc. Diễn biến này gây lo ngại cho Bắc Kinh, nhưng cũng chẳng làm Chính quyền Đài Bắc thích thú, vì đường lối này hẳn sẽ dọn đường cho một hành động quân sự của Bắc Kinh. Nhưng thật khó đặt trọn vẹn niềm tin vào cụng thức “một quốc gia - hai chế đoọ”. Trong lỳc chờ đợi xem Trung Quốc xử sự như thế nào với Hồng Kông sau tháng 7.1997, chính quyền Đài Loan theo đuổi chính sách giảm dần những giới hạn trong quan hệ với CHND Trung Hoa. Từ năm1987 − 1988, dân Đài Loan được phép viếng thăm Hoa lục. Quan hệ buôn bán không chính thức qua ngả Hồng Kông tăng lên, còn vốn đầu tư của tư nhân Đài Loan vào Hoa Lục đến cuối năm 1990 đã đạt con số 4 tỉ dollars. Năm 1991, tổng thống Lý Đăng Huy bãi bỏ “thời kì động viên tiêu diệt cuộc nổi loạn của cộng sản”. Hành động này mặc nhiên công nhận quyền kiểm soát của Bắc Kinh ở Hoa Lục. Về phần mình, CHND Trung Hoa cũng có nhiều cử chỉ thiện chí, như ngừng công việc tuyên truyền qua eo biển, tiếp đón Hội trao đổi qua eo biển Đài Loan tháng 4.1991; nhưng vẫn cự tuyệt đề nghị thống nhất trên cơ sở dân chủ đa nguyên và kinh tế thị trường tự do, và tiến hành đàm phán với Đài Loan theo thủ tục của hai chính phủ độc lập.

Mặc dù vậy, giữa hai bên vẫn diễn ra các cuộc đàm phán không chính thức. Có điều là do Bắc Kinh vẫn chưa chính thức từ bỏ con đường thống nhất bằng bạo lực, Đài Loan vẫn tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của mình bằng cách mua thêm vũ khí, chủ yếu là của Mĩ. Đây là nguyên nhân thỉnh thoảng gây ra các cơn sóng gió trong quan hệ giữa hai beân.

KẾT LUẬN

Trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, Đông Á cũng không thể thoát khỏi số phận mà châu Âu và những khu vực khác trên Trái Đất phải nếm trải, nghĩa là quan hệ giữa các nước trong vùng cũng bị giằng xé bởi cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kì. Tất cả các nước trong vùng đã phải chọn đứng về một bên, kể cả Trung Quốc sau một thời gian nỗ lực tự xác lập cho mình một vị thế đối ngoại riêng biệt.

Vào nửa sau thập niên 80, khi quan hệ giữa Hoa Kì và Liên Xô tiến triển theo hướng đối thoại và hòa giải, quan hệ quốc tế trong vùng Đông Á đã bớt dần căng thẳng. Các nước đã đẩy mạnh quan hệ thương mại và văn hóa, và thậm chí mở cửa để tiếp nhận vốn đầu tư của những nước đối tác từng một thời thù địch.

Chính xu thế kể trên đã góp phần không nhỏ vào việc định ra phương hướng giải quyết ôn hòa số phận của Hồng Kông và Ma Cao.

Tuy nhiên, không phải tất cả những di hại của thời Chiến tranh lạnh đã được khắc phục hết. Đáng chú ý hơn cả là vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đài Loan, mà cho đến ngày nay vẫn còn là những điểm nóng trong vùng.

Một di hại của thời Chiến tranh lạnh là trong vùng Đông Á không hề xuất hiện một tổ chức đa phương nào về kinh tế, tài chính, chính trị hay văn hóa. Trong lúc tiến trình nhất thể hóa vẫn chưa xâm nhập vào vùng này, sự thiết lập các quan hệ hợp tác song phương dễ bị nước thứ ba xem xét bằng cặp mắt nghi kị.

Tuy nhiên, đang làm chủ nhiều nền kinh tế thuộc vào hàng đầu thế giới, như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, và trong bối cảnh nhân loại đang bước vào thời đại toàn cầu hóa, những người lãnh đạo ở các nước trong vùng hẳn đang và sẽ nhận ra rằng giải quyết mâu thuẫn giữa họ bằng xung đột vũ trang hay để quan hệ quốc tế trong vùng quay trở về tình trạng căng thẳng của thời Chiến tranh lạnh sẽ chẳng có lợi cho bên nào và cũng chẳng thể mang lại kết quả lâu bền.

Cùng với những vùng khác trên Trái Đất, các nước Đông Á sẽ tiếp tục tiến trình đối thoại và hợp tác như hiện nay.

BẢNG NIÊN BIỂU CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG

1945

4 − 11.2 Hội nghị Thượng đỉnh Yalta với sự tham gia của tổng thống Hoa Kì F.

Roosevelt, chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô L. Stalin và thủ tướng Anh W. Churchill

6.2 Quân Mĩ giải phóng Manila

17.2 Quân Mĩ bắt đầu đổ bộ lên đảo Iwo-Jima.

Trận chiến giành đảo kết thúc ngày 16.3 9.3 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương

8.5 và 9.5 Đức Quốc xã đầu hàng quân Đồng Minh

26.6 Hiến chương Tổ chức Liên Hiệp Quốc được 51 quốc gia kí tại Hội nghị San Francisco

17.7 − 2.8 Hội nghị Thượng đỉnh Potsdam với sự tham gia của tổng thống Hoa Kì H.

Truman, chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô L. Stalin và thủ tướng Anh W. Churchill (từ ngày 27.7, thủ tướng tân cử Clement Attlee).

26.7 Tuyên cáo Potsdam mang chữ kí của tổng thống Hoa Kì, thủ tướng Anh và Tưởng Giới Thạch

6.8 Mĩ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) 8.8 Liên Xô tuyên chiến với Nhật

9.8 Mĩ thả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản) 14.8 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 410 - 431)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w