Về phần mình, chính quyền Mĩ đã, thông qua lời Dean Acheson – bộ trưởng Ngoại giao – cho rằng việc Liên Xô và Trung Quốc công nhận VNDCCH “xua tan mọi ảo tưởngvề bản chất “dân tộc” trong các mục tiêu của Hồ Chí Minh và cho thấy Hồ đích thực là kẻ tử thù của nến độc lập bản xứ ở Đông Dương” [17, tr.85].
Ngày 7.2.1950, ngay sau khi Hạ viện Pháp phê chuẩn Hiệp định Élysée (29.1.1950) công nhận nền độc lập của các quốc gia liên kết Việt Nam, Lào và Campuchia, còn Trung Quốc và Liên Xô công nhận VNDCCH, chính phủ Mĩ tuyên bố công nhận Quốc gia liên kết Việt Nam. Nhân dịp này, công hàm của bộ Ngoại giao Mĩ nêu rõ rằng “sự công nhận này nhất quán với chính sách cơ bản của chúng ta là ủng hộ tiến trình hòa bình và dân chủ của các dân tộc phụ thuộc vươn đến tự trị và độc lập”. Không dừng lại ở việc công nhận về ngoại giao, Washington còn mở rộng sự ủng hộ sang lĩnh vực viện trợ, nhưng không phải là voõ ủieàu kieọn.
Dean Acheson ghi lại trong Hồi kí: “Mùa xuân năm 1950, sau một thời gian lưỡng lự, chúng tôi ở bộ Ngoại giao đã khuyến cáo viện trợ cho Pháp và các Quốc gia liên kết đang chiến đấu chống cuộc nổi dậy của Hồ lúc đó đã được người Trung Hoa và người Nga ủng hộ. Viện trợ được giới hạn ở việc cung cấp kinh tế và quân sự, không đưa đến sự can thiệp quân sự của chúng ta. Tình hình sẽ được xem xét lại, nếu các lực lượng Trung Hoa và Nga can thiệp trực tiếp. Sở dĩ có sự do dự là vì một số đồng sự của chúng tôi tin rằng cho dẫu có được chúng ta giúp đỡ về vật chất và tài chính, chế độ Bảo Đại của Pháp sẽ bị Việt Minh, được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ, đánh bại trên chiến trường. Tất cả chúng tôi đều nhìn nhận kết quả này rất có khả năng xảy đến, trừ phi Pháp mau chóng chuyển giao quyền hành cho các Quốc gia liên kết và tổ chức, huấn luyện và trang bị, với sự giúp đỡ của chúng ta, cho các lực lượng bản xứ để họ đảm nhận gánh nặng đáng kể của cuộc chiến” [1, tr.857].
Ngày 10.3.1950, tổng thống Truman chấp thuận viện trợ,thông qua Pháp, 15 triệu USD cho Đông Dương, tất nhiên là không phải vô điều kiện. Acheson tuyên bố với Ngoại trưởng Pháp Robert Schumann và bộ trưởng Các Quốc gia liên kết Jean Letourneau là Mĩ phản đối việc Pháp đàm phán với những người cộng sản Việt Nam hay công nhận chính phủ CHND Trung Hoa. Acheson còn hứa sẽ tăng viện trợ với điều kiện là Pháp tăng tính độc lập cho các Quốc gia liên kết và yêu cầu phần lớn viện trợ nên được trực tiếp chuyển đến các nước này.
40() Xem chi tiết về hoạt động của đoàn cố vấn Trung Quốc bên cạnh những nhà lãnh đạo VNDCCH trong “Hồi kí cố vaán Trung Quoác” treân http://www.diendan.org.
54 54
55
Bước sang tháng 4.1950, HĐANQG Mĩ thông qua bản ghi nhớ quan trọng về Đông Dương mang mã số NSC-64. Tài liệu tuyên bố viện trợ của Mĩ cho Đông Dương là tối cần thiết vì sự hiện diện của Trung Quốc ở biên giới phía bắc Đông Dương và vì người Pháp không đủ sức đương đầu với lực lượng Việt Minh. NSC-64 còn gắn viện trợ Đông Dương với nhiệm vụ chống cộng ở Đông Nam Á vì coi thất bại của “thế giới tự do” ở đây sẽ gây nguy hại đến tương quan lực lượng của hai phe ở Đông Nam Á.
Hai động thái trên là sự mở đầu cho việc thực thi đường lối chính thức của chính phủ Hoa Kì ở Đông Dương là đánh bại chủ nghĩa cộng sản. Đường lối này là bước mở đầu cho quá trình chuyển dần từ chiến lược ngăn chặn bằng phòng tuyến hải đảo sang chiến lược ngăn chặn bằng phòng tuyến ngoại vi ngay trên lục địa châu Á.
Ngày 8.5.1950, Dean Acheson loan báo tại một cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao ở Paris rằng chính phủ Mĩ sẽ viện trợ kinh tế và trang thiết bị quân sự cho các Quốc gia liên kết ở Đông Dương và Pháp [37, tr.49]. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ ngày 25.6 đã thúc đẩy việc thực hiện quyết định vừa nêu. Ngày 27.6, Truman tuyên bố: “Tôi cũng đã ra lệnh thúc đẩy việc hỗ trợ quân sự cho các lực lượng Pháp và các Quốc gia liên kết ở Đông Dương và phái sang đó một phái bộ quân sự để tạo mối quan hệ cộng tác gần gũi với các lực lượng đó”. Số tiền viện trợ quân sự cho Đông Dương trong tài khoá 1950 – 1951 được tăng thêm 16 triệu USD, thành tổng cộng gần 31 triệu. Ngày 2.8, Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Hoa Kì (Military Assitance Advisory Group - MAAG) được thành lập ở Sài Gòn với chỉ thị chuyển giao viện trợ quân sự trực tiếp cho Pháp và tránh liên lạc trực tiếp với người Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngày 23.12.1950, chỉ thị này được chính thức đưa vào Thỏa thuận Tương trợ Phòng thủ mà Hoa Kì kí với Pháp và ba quốc gia liên kết.
Kể từ đây, Hoa Kì gắn bó ngày càng chặt chẽ với cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương đến mức tháng 1.1951, Truman và thủ tướng René Pleven kí Tuyên bố chung thừa nhận chiến tranh Đông Dương là một bộ phận của cuộc chiến đấu chống sự xâm lược của cộng sản trên toàn thế giới. Mĩ hứa sẽ tăng viện trợ cho Pháp và các quốc gia liên kết, đồng thời khẳng định sẽ không can thiệp vào Đông Dương chừng nào Trung Quốc cũng không can thiệp [FRUS.1951 (Tài liệu quan hệ đối ngoại Mĩ), t.VI, P.1, tr.367].
Năm 1952, chứng kiến hai sự thay đổi quan trọng trong chính sách của Mĩ đối với Việt Nam. Thứ nhất là viện trợ của Mĩ cho Đông Dương tăng vọt so với năm 1951: từ 30,5 triệu USD tăng lên đến 525 triệu USD. Thay đổi thứ hai được thể hiện trong Chỉ thị mang mã số NSC 124/2 được HĐANQG thông qua trong tháng 6 nhấn mạnh rằng sự can thiệp của Mĩ vào Đông Dương sẽ chỉ nhằm phản ứng với hành động can thiệp trực tiếp của Trung Quốc vào khu vực này. Chỉ thị này khẳng định Mĩ có thể sẽ đơn phương can thiệp bằng không quân và hải quân, trong khi Pháp phải cam kết duy trì tham chiến bằng bộ binh.
55 55
56
Hai sự thay đổi quan trọng trên không làm phai nhạt đi nhân tố xuyên suốt trong chính sách của Mĩ đối với Đông Dương kể từ năm 1945: đó là Trung Quốc. Thực vậy, sau khi để “mất” Trung Quốc vào tay cộng sản, Hoa Kì quyết không để chuyện đó lặp lại ở một vùng đất nào khác ở Viễn Đông. Các thay đổi trong chính sách của Hoa Kì ở Đông Dương diễn ra dưới tác động của động thái đối ngoại của CHND Trung Hoa. Sự thất bại gần kề của QDĐ ở Hoa lục đã khiến Hoa Kì từ bỏ thái độ không rõ ràng đối với cuộc chiến của Phỏp ở Đụng Dương. Chiến tranh Triều Tiờn bựng nổ đó thay đổiọ cỏch nhỡn của người Mĩ: người Pháp trở thành một đồng minh trong cuộc thập tự chinh chống Cộng ở châu Á.
Cuộc chiến Triều Tiên chuyển sang thế bất phân thắng bại cho phép chính phủ Truman chú tâm hơn vào Đông Dương.
Mức độ can dự ngày càng sâu của chính quyền Truman vào cuộc chiến Việt - Pháp có thể được nhận thấy rõ qua tỉ lệ ngày càng cao của viện trợ Mĩ trong chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương: 15 triệu USD tức 19% chiến phí của Pháp ở Đông Dương (1950), 30,5 trieọu USD (1951), 525 trieọu USD tửụng ủửụng 35% (1952).
Đây cũng là quãng thời gian Hoa Kì tăng cường các cam kết trong vùng Tây Thái Bình Dương qua các hiệp ước liên minh lần lược được kí với: Philippines (30.8.1951), Australia và New Zealand (Khối ANZUS, 1.9.1951), Nhật Bản (8.9.1951). Những cam kết này đồng thời cho thấy cho đến cuối năm 1951, Hoa Kì vẫn chưa sẵn sàng cho hoạt động can thiệp trực tiếp bằng quân sự trên lục địa châu Á (ngoại trừ Triều Tiên).
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 1952, Hoa Kì bắt đầu thay đổi lập trường. Nguyên nhân có thể được tìm thấy ở Triều Tiên và Đông Dương, nơi đang diễn ra các cuộc chiến giữa, theo quan điểm của Hoa Kì và phương Tây, hai phe tư bản và cộng sản. Ở Triều Tiên, khi cuộc chiến chuyển sang giai đoạn ổn định và các bên lâm chiến bước vào bàn đàm phán, trong các giới chức ở Washington bắt đầu phát sinh mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ can thiệp vào Đông Dương trong trường hợp một giải pháp hòa bình ra đời ở Triều Tiên. Bên cạnh đó, vị thế của Pháp ở Đông Dương có vẻ như lung lay trở lại, sau khi đã được củng cố trong năm 1951. Dấu hiệu rõ rệt nhất của chuyển biến mới phát sinh này là trận Hòa Bình (2.1952). Các chính phủ của nền Cộng hòa thứ IV phải đối mặt với sưc ép ngày càng tăng từ phía người dân đòi rút khỏi cuộc chiến "bẩn thỉu".
Ngày 25.6.1952, sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 4 tháng giữa Lầu Năm Góc và bộ Ngoại giao, tổng thống Truman đã thông qua Nghị quyết của HĐANQG mang mã số NSC- 124. Không giới hạn ở việc khẳng định lại phương cách song hành trong lúc tiếp cận vấn đề Đông Dương: vừa cung cấp viện trợ cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương, vừa thúc ép Pháp mau chóng đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo quyền tự trị rộng rãi hơn nữa cho các quốc gia liên kết Đông Dương, Nghị quyết còn khuyến cáo rằng nếu người Pháp quyết định rút lui, Hoa Kì sẽ tham vấn các đồng minh thân cận nhất về các hoạt động sau đó. Nếu Trung Quốc can thiệp vào cuộc xung đột, Hoa Kì sẽ ủng hộ một nghị quyết của LHQ lên án hành động này và tìm kiếm sự ủng hộ của Anh và Pháp cho một lời cảnh báo chung và có hiệu
56 56
57
quả. Nếu hai nước này không thuận tình, Hoa Kì sẽ xem xét một hành động đơn phương [22, tr.126].
Đây là lần đầu tiên Hoa Kì đề cập đến khả năng đơn phương can thiệp vào Đông Dương. Khả năng này càng trở nên rõ ràng hơn với chính phủ của tân tổng thống D.
Eisenhower.
Lên cầm quyền giữa lúc quan hệ Xô - Mĩ đang trong thời kì căng thẳng nhất và làn sóng chống Cộng McCarthy đang không chỉ dâng cao trong Quốc hội, mà còn tràn qua ngành hành pháp và “ùa vào bộ Ngoại giao, tân tổng thống Eisenhower và bộ trưởng Ngoại giao Foster Dulles, người có ảnh hưởng lớn lao đến chính sách đối ngoại ngay từ thời Truman và sẽ đặt dấu ấn lên hầu hết các mặt trong chính sách của Mĩ ở Đông Dương, không thể không tiếp tục đường lốâi cứng rắn đối với chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, dù đã đặt thành ưu tiên công tác chuẩn bị cho một giải pháp hòa bình ở Triều Tiên. Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức bộ trưởng Ngoại giao, Foster Dulles đã bắt đầu đưa ra một số luận điểm liên quan đến “chủ thuyết domino”. Ông tuyên bố: “Nếu họ [những người xôviết] nắm được bán đảo Đông Dương, Xiêm, Miến Điện, Malaya, thì họ sẽ làm chủ cái mà họ gọi là chén cơm của châu Á... Và quý vị sẽ thấy rằng nếu Liên Xô kiểm soát được chén cơm của châu Á, thì đây sẽ là một thứ vũ khí khác giúp họ mở rộng quyền kiểm soát đến Nhật Bản và Ấn Độ...”
[17, tr.90].