Hiệp định Sơ bộ (6.3.1946)

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 34 - 37)

II.1. PHÁP TÌM CÁCH LẬP LẠI CHẾ ĐỘ THỰC DÂN Ở ĐÔNG DƯƠNG (1945 –

II.1.1. Hiệp định Sơ bộ (6.3.1946)

Chính sách của Pháp đối với Đông Dương thời hậu chiến đã được chính phủ lâm thời de Gaulle xác định trong Tuyên bố được công bố ngày 24.3.1945, tức không lâu sau cuộc đảo chính của Nhật xóa bỏ quyền lực của Pháp trên bán đảo Đông Dương. Tuyên bố nêu rõ: “Liên bang Đông Dương hợp với nước Pháp và các bộ phận khác của cộng đồng thành một Liên hiệp Pháp mà quyền lợi bên ngoài sẽ do Pháp đại diện. Trong Liên hiệp đó, Đông Dương sẽ được hưởng nền tự do rieâng.

Người dân Liên bang Đông Dương sẽ là công dân Đông Dương và công dân Liên hiệp Pháp...

Liên bang Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang riêng do toàn quyền làm chủ tịch và gồm có những bộ trưởng chịu trách nhiệm trước toàn quyền, lựa chọn trong số người Đông Dương và những người Pháp cư trú ở Đông Dương... Một nghị viện bầu theo kiểu đầu phiếu thích hợp nhất với mỗi nước của Liên bang và trong đó quyền lợi của Pháp sẽ được đại diện, sẽ thông qua các khoản thuế mọi loại, ngân sách liên bang và sẽ thảo luận các dự thảo luật...

Quyền tự do báo chí, tự do lập hội, hội họp, tự do tư tưởng và tín ngưỡng và nói chung các quyền tự do dân chủ sẽ là cơ sở của các luật của Đông Dương.

Năm nước thành viên của Liên bang Đông Dương khác nhau về văn hóa, nòi giống và tập quán sẽ giữ bản sắc riêng của mình ở bên trong Liên bang.

Toàn quyền, trong sự tôn trọng lợi ích của mỗi người, sẽ là trọng tài của mọi người. Các chính phủ địa phương sẽ được cải tổ, các cương vị và chức vụ trong mỗi nước sẽ đặc biệt rộng mở đón những người mỗi nước...

Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng một sự tự trị kinh tế có thể tiến đến một sự phát triển đầy đủ về nông nghiệp, công nghiệp và thương mại...

Quy chế Đông Dương, như vừa được xem xét, sẽ được hoàn chỉnh sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền của Đông Dương sau giải phóng...” [67, tr.60-61].

Nội dung trên cho thấy chính phủ Pháp (dù là lâm thời) đã sớm xác định chủ trương quay lại Đông Dương. Để thực hiện được ý đồ này, Paris phải vượt qua ba trở ngại. Thứ nhất là chính phủ VNDCCH được thành lập ngày 2.9.1945 tại Hà Nội với người cầm đầu là Hồ Chí Minh. Thứ hai là chính phủ Tưởng Giới Thạch của Trung Quốc đã được Hội nghị thượng đỉnh Potsdam phân công tiếp quản sự đầu hàng của quân Nhật trên phần phía bắc bán đảo Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở lên. Và cuối cùng là chính phủ Anh được giao tiếp quản phần phía nam bán đảo Đông Dương.

Ngày 2.9.1945, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Mặt trận Việt Minh quy tụ các tổ chức yêu nước, đã tuyên bố xoá bỏ ách thống trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).

Ngày 11.9, tướng Douglas Gracey, tư lệnh đạo quân Anh - Ấn gồm 26.000 người, có mặt tại Sài Gòn với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật bại trận trên bán đảo Đông Dương ở

34 34

35

phía nam vĩ tuyến 16(33). Dù đã được Lord Louis Mountbatten, Tư lệnh quân Đồng minh ở vùng Đông Nam Á, giao mệnh lệnh rõ ràng là tránh can dự vào chuyện nội bộ của Việt Nam và chỉ xử lí việc giải giáp quân Nhật, Gracey vẫn công khai bày tỏ ý kiến trước khi rời Ấn Độ đi Sài Gòn rằng “quyền kiểm soát dân sự và quân sự của người Pháp chỉ là vấn đề của vài tuần lễ” [58, tr.148].

Ngày 21.9, Gracey đã vượt quá chỉ thị được giao khi tuyên bố thiết quân luật trong toàn thành phố Sài Gòn. Ngày hôm sau, ông ta còn thả và trang bị vũ khí cho 1400 lính Pháp từng bị quân Nhật giam giữ. Số lính này đã tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm vào các trụ sở công quyền và nhà riêng của người Việt ở Sài Gòn. Ngày 23, các nhà lãnh đạo chính quyền cách mạng đã đáp trả bằng lệnh bãi công. Cuộc xung đột giữa Việt Nam và Pháp khởi phát từ ngày này và mau chóng lan ra khắp miền Nam Việt Nam. Ngày 9.10, Anh kí với Pháp bản ghi nhớ, theo đó Anh công nhận “Cao ủy Cộng hòa Pháp, Toàn quyền Đông Dương hay, trong trường hợp ông này vắng mặt, tư lệnh lực lượng quân sự Pháp ở Viễn Đông được phép thay mặt Cao ủy, sẽ thực hiện quyền lực dân sự trên toàn lãnh thổ ẹoõng Dửụng”. [8, tr.53].

Cũng trong ngày 9.10, Cao ủy Pháp ở Đông Dương là đô đốc d'Argenlieu đã tuyên bố bằng những lời lẽ mạnh mẽ: “Chúng ta sẽ tái lập các quyền của Pháp ở Đông Dương theo đúng như trước đây... Chủ quyền của Pháp sẽ được tái lập ở khắp nơi trước cuối năm” [52, tr.169]. Ngày 1.1.1946, Anh chính thức chuyển giao cho Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật ở nam vĩ tuyến 16.

Tuyên bố của viên cao ủy hoàn toàn trùng hợp với tuyên bố mà tướng Jean Leclerc, đại diện cá nhân ở Đông Dương của de Gaulle, người đứng đầu chính phủ lâm thời Pháp, đã đưa ra ngày 30.9.1945: "Tôi quay lại Đông Dương không phải để trao nó lại cho người Đông Dương” [Dẫn lại theo 37, tr.34].

Ngay trong tháng 10.1945 tại Trùng Khánh, Pháp khởi sự thương lượng với Trung Quốc vốn đang có gần 20 vạn quân đóng trên phần bắc bán đảo Đông Dương với danh nghĩa chính thức giải gíap quân đội Nhật. Ngày 28.2.1946, hai bên kí Hiệp ước gồm các thỏa thuận sau: Pháp sẽ đưa quân vào miền Bắc Đông Dương thay thế quân Trung Hoa dân quốc; bù lại, Trung Quốc sẽ nhận lại các quyền lợi mà Pháp đang nắm giữ trên lãnh thổ Trung Quốc, như các tô giới ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu, Quảng Đông, đất Quảng Châu Loan. Pháp cũng sẽ bán lại cho Trung Quốc đường sắt Côn Minh – Lào Cai, hàng hóa Trung Quốc được phép vận chuyển miễn thuế ra vào cảng Hải Phòng. Kiều dân Trung Quốc sẽ được hưởng một quy chế mới. Việc quân Pháp thay quân Trung Quốc sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15.3.1946 và phải hoàn thành muộn nhất vào ngày 31.3.1946 (34).

Một cuộc chiến tương tự như ở miền Nam sẽ bùng phát ở miền Bắc, nếu quân Pháp

33() Theo thoả thuận đạt được ở Hội nghị thượng đỉnh Potsdam (8.1945), quân đội Anh và Trung Quốc có nhiệm vụ "thu gom và giải giáp quân Nhật, thả các tù binh và tù nhân Đồng minh" ở phía nam và phía bắc vó tuyeán 16.

34() Quân Anh rút khỏi miền Nam Đông Dương cũng trong tháng 3.1946.

35 35

36

vào đây thay quân Trung Hoa trong lúc chính phủ VNDCCH và đại diện chính phủ Pháp ở Đông Dương chưa đạt được một thỏa thuận nào về chuyện này. Vì những lí do khác nhau, cả hai bên đều muốn tránh một viễn cảnh như vậy.

Việt Nam và Pháp đã khởi sự thương lượng sau khi Hiệp ước Trùng Khánh được kí kết. Cuộc đàm phán đã diễn ra rất gay go và vấp phải hai khó khăn lớn: đó là từ “độc lập”

và quy chế của Nam Kỳ. Đoàn Việt Nam kiên quyết đòi Pháp công nhận Việt Nam là một nước độc lập, trong lúc đại diện Pháp muốn tránh né một cam kết rõ ràng như vậy bằng các công thức quanh co, như: độc lập trong Liên bang Đông Dương, độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, độc lập cùng với sự duy trì Liên bang Đông Dương một bên, khối Liên hiệp Pháp một bên, tự trị trong Liên bang Đông Dương. Về vấn đề Nam Kì, phía Pháp đòi để Nam Kì tự quyết định vị thế của mình trong quan hệ với Việt Nam, trong lúc Hồ Chí Minh không từ bỏ lập trường Việt Nam phải là một nước thống nhất bao gồm cả ba kì. Phải đến 16.00 giờ ngày 6.3, giữa lúc tàu chiến Pháp đến sát cảng Hải Phòng và đã bắn nhau với quân Trung Quốc từ 8.30 giờ đến gần 11 giờ, các đại diện của VNDCCH là Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh, còn của Cộng hòa Pháp là Jean Sainteny mới kí vào Hiệp định Sơ Bộ.

Hiệp định Sơ Bộ ghi nhận những thỏa thuận sau:

- Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chớnh riờng và là một thành phần trong Liờn bang Đụng Dương ởứ trong khối Liờn hiệp Pháp. Về việc thống nhất ba kì, Pháp cam kết thừa nhận những quyết định mà nhân dân Việt Nam sẽ trực tiếp phán quyết;

- Chính phủ Việt Nam đồng ý để quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa theo cách thức được nêu trong bản phụ khoản;

- Hai bên quyết định ngay mọi phương sách cần thiết để đình chỉ xung đột, giữ nguyên quân đội tại chỗ nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc mở ngay các cuộc điều đình về quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác, chế độ tương lai của Đông Dương và quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại Việt Nam.

Phụ khoản đính kèm mang chữ kí của đại diện Việt Nam là Võ Nguyên Giáp, của các đại diện Pháp là Jean Sainteny và Raoul Salan. Phụ khoản có các nội dung sau:

- 10 ngàn quân Việt Nam và 15.000 quân Pháp thay thế quân Trung Hoa và được đặt dưới quyền của Tư lệnh Pháp có các đại diện Việt Nam hợp tác. Một hội nghị tham mưu Việt – Pháp sẽ quy định cách sử dụng các đội quân Pháp và Việt Nam. Các ủy ban binh vụ Pháp – Việt ở tất cả các cấp sẽ duy trì sự liên lạc giữa quân đội Pháp và quân đội Việt Nam;

- Các đơn vị Pháp canh giữ quân Nhật sẽ hồi hương tối đa trong 10 tháng, các đội quân Pháp hợp tác với quân Việt Nam để giữ gìn trật tự và phòng vệ đất nước Việt Nam sẽ được quân Việt Nam thay thế theo tỉ lệ 1/5 mỗi năm, nghĩa là sự thay thế đó sẽ hoàn tất trong thời hạn 5 năm. Thời hạn phục vụ của các đơn vị bảo vệ các căn cứ không quân, hải quân sẽ được quy định sau;

- Ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và Việt Nam đóng giữ, sẽ có khu vực riêng cho họ;

- Pháp cam kết không dùng tù binh Nhật vào những việc có mục đích quân sự.

36 36

37

Như vậy, Việt Nam đã từ bỏ từ “độc lập” để đổi lấy cam kết của Pháp về việc rút hết quân khỏi Bắc Kì trong thời hạn 5 năm. Còn về Nam Kì, hai bên đạt được một thỏa thuận mang tính tương nhượng.

Một phần của tài liệu tài liệu lịch sử quan hệ quốc tế đông á và đông nam á (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(434 trang)
w