Dịng sơng của cuộc đời:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 83 - 85)

I. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM: 1 Thủy trình của sơng Hương:

d. Dịng sơng của cuộc đời:

Trở về với cuộc sống đời thường, sông Hương mang một vẻ đẹp dịu hiền và khiêm nhường như thế. Điều làm nên vẻ đẹp đáng trọng của con sơng chính là biết lắng nghe lời kêu gọi của Tổ quốc và hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Khi trở về với cuộc sống bình thường, sơng Hương dịu hiền hệt như người con gái Huế. Những đổi thay bất ngờ của sông Hương mang dáng dấp của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Những biến thiên của cuộc đời suốt mấy ngàn năm lịch sử cho thấy sự thích ứng của con người Việt Nam là vô hạn, sức mạnh của con người Việt Nam là vô hạn. Ln tự làm mới mình, cũng chính vì điều này, mà sơng Hương ln gây được thiện cảm với bất kỳ ai biết tới.

Không chỉ được nhìn ở dưới góc độ địa lí, lịch sử, sơng Hương cịn được nhìn dưới góc độ văn hóa và thơ ca. Từ góc độ văn hóa, trong cách nhìn với âm nhạc tác giả đã gắn sơng Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.Đây quả thực là một sự so sánh vô cùng bất ngờ và độc đáo. Với sự hiểu biết của mình, Hồng Phủ Ngọc Tường đã huy động vốn kiến thức và vốn ngôn từ sâu rộng để đưa vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với âm nhạc. Âm nhạc cổ điển, âm nhạc dân gian Huế đều được hình thành từ mặt nước dịng Hương.

Hồng Phủ Ngọc Tường đã rất tinh tế khi dẫn ra câu chuyện về người nghệ sĩ già chơi đàn hơn nửa thế kỷ, một buổi tối khi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua/

Đục như tiếng suối mới xa nửa vời” đã nhổm dậy vỗ đùi chỉ

vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên đó chính là “Tứ đại

cảnh”. Câu chuyện trên có ý nghĩa khẳng định về mối quan

hệ mật thiết giữa sông Hương và nền âm nhạc Huế. Cảm nhận của Nguyễn Du về điệu “Tứ đại cảnh” của người Huế đã hiện diện trên những trang viết của đại thi hào Nguyễn Du khi miêu tả về tiếng đàn của Kiều. Chính sơng Hương là nơi khởi nguồn cho những làn điệu dân ca Nam ai, Nam bình, những điệu mái hị mãi đẩy, lời ca Huế ln đồng hành và sóng sánh cùng với dịng nước Hương Giang.

Dịng sơng Hương dưới góc nhìn lịch sử bây giờ khơng cịn là cơ gá Digan phóng khống và man dại, cũng khơng phải thiếu nữ ngủ mơ màng giữa cánh đầu Châu Hóa mà bây giờ, người tình của đất Huế đang mang trong mình một màu lịch sử - đang trở thành một chứng nhân trước biết bao biến thiên của lịch sử thiêng liêng. Hồng Phủ Ngọc Tường viết trong ký của mình: “Sơng Hương là vậy, là dịng sơng của thời gian

ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc...”.

Những trang văn của người nghệ sĩ gợi lại cho người đọc biết bao quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc ta, nhấn mạnh sự hịa quyện giữa chất hùng tráng và trữ tình. Với người Huế, với những người u sơng Hương, dịng sơng này khơng những là một bản hùng ca, một bản trường ca mà cịn là một bản tình ca giữa đời thường.

Trong những trang viết của mình, Hồng Phủ Ngọc Tường đã nhìn thấy từ dịng sơng những dấu tích lịch sử, từng nhánh rẽ của dịng sơng cho đến cả những cây đa, cây cổ thụ bên dịng sơng cũng hàm ẩn một phần lịch sử. Nhà văn đã tiến hành một “cuộc quay ngược thời gian” ngoạn mục để trở về quá khứ, khẳng định vai trị của sơng Hương trong lịch sử dân tộc. Với một đất nước có bề dày lịch sử như Việt Nam, kể từ thời vua Hùng , sông Hương đã là dịng sơng biên thùy xa xơi. Bước sang thời trung đại, với tên gọi khác là Linh Giang nó đã cùng với nhân dân Huế “oanh oanh liệt liệt” bảo vệ phần biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt. Sơng Hương gắn liền với những chiến công của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trải qua những cuộc chiến tàn khốc và

đẫm máu của những cuộc khởi nghĩa thế kỷ XIX, sông Hương gắn liền với cuộc cách mạng tháng Tám với những chiến công vang dội, rung chuyển. Đặc biệt là trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, sông Hương cũng như kinh thành Huế cùng với những người dân Huế đã chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của đế quốc Mỹ. Sông Hương cùng với những người dân xứ Huế đã chiến đấu một cách kiên cường, bất khuất và dũng cảm để chống lại kẻ thù. Không phải ngẫu nhiên mà một hội nghị tổng kết chiến tranh đồng chí đại tướng đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên

thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.

Cùng với rất nhiều những dịng sơng trên đất nước Việt Nam như sơng Bến Hải, sông Gianh, sông Đà, sông Bạch Đằng,... sông Hương đã trở thành dịng sơng của lịch sử mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi lại những tháng năm chiến đấu kiên cường của nhân dân ta. Bên cạnh sự mềm mại, dịu dàng, vẻ đẹp của sơng Hương cịn được nhìn nhận ở những khía cạnh khác nhau đặc biệt là khía cạnh lịch sử.

Sơng Hương dưới góc nhìn thi ca là một dịng sơng khơng bao giờ tự lặp lại chính mình, cũng khơng bao giờ lặp lại trong mỗi góc nhìn của người nghệ sĩ. Với cách viết trích dẫn, Hồng Phủ Ngọc Tường đã làm sống dậy trong lòng những người đọc biết bao vần thơ hay về Huế, về dòng Hương . Qua thơ của Tản Đà: “Dịng sơng trắng, lá cây xanh”, đó là sự tương giao, sự đồng điệu của những tâm hồn người nghệ sĩ. Đó là nét chấm phá tiêu biểu của nhà văn trong tác phẩm của mình. Hồng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện vẻ đẹp của một sức mạnh phục sinh trong tâm hồn nhờ cuộc sống mới, nhờ thời đại mới, con người mới, cách mạng đã gột rửa, thanh tẩy mọi nhuốc nhơ, nhục nhã ê chề của đời ca nữ, kỹ nữ trên sông Hương:

“Răng không cô gái trên sông Ngày mai cơ sẽ từ trong tới ngồi Thơm như hương nhụy hoa lài Sạch như nước suối ban mai giữa rừng”

Thi đàn Việt Nam cũng đã ghi nhận biết bao nhiêu tao nhân, mặc khách bng lịng mình về dịng Hương. Trong thơ Hàn Mặc Tử, cũng đã từng gây cho bạn đọc những bồi hồi và ám ảnh:

“Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”

Nhà thơ Thu Bồn cũng đã từng viết trong tác phẩm của mình:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy Sơng chảy vào lịng nên Huế rất sâu”

Hương Giang cứ tự tình, lặng lờ mà đem trong mình chất thơ đầy ăm ắp như thế. Ký của Hồng Phủ cứ thơi thúc con người ta phải đến Huế một lần, thơi thúc con người ta tìm đến những tứ thơ về dịng Hương, dịng Huế...

Trở về với cuộc sống đời thường, sông Hương mang một vẻ đẹp dịu hiền và khiêm nhường như thế. Điều làm nên vẻ đẹp đáng trọng của con sơng chính là biết lắng nghe lời kêu gọi của Tổ quốc và hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Khi trở về với cuộc sống bình thường, sơng Hương dịu hiền hệt như người con gái Huế. Những đổi thay bất ngờ của sông Hương mang dáng dấp của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. Những biến thiên của cuộc đời suốt mấy ngàn năm lịch sử cho thấy sự thích ứng của con người Việt Nam là vô hạn, sức mạnh của con người Việt Nam là vô hạn. Ln tự làm mới mình, cũng chính vì điều này, mà sơng Hương luôn gây được thiện cảm với bất kỳ ai biết tới.

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có q hương thì mới có chúng ta ngày hơm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:

“Quê hương là gì hở mẹ Mà cơ giáo dạy phải u Q hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

“Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” là một tìm tịi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng un bác của mình. Chính vì thế mà sơng Hương đã trở thành một dịng sơng bất tử, ln chảy trơi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 83 - 85)