Hai phát hiện của Phùng:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 115 - 117)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

b. Hai phát hiện của Phùng:

 Phát hiện thứ 1 của Phùng đầy vẻ thơ mộng:

- Để có được tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đã tới một vùng biển miền Trung từng là chiến trường cũ của anh.

- Đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương.

- Tâm trạng của người nghệ sĩ: người nghệ sĩ trở nên “bối

rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”,

trong khoảnh khắc ấy, anh phát hiện ra “cái đẹp chính là đạo

đức”, “khám phá thấy cái chân lí của sự tồn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

=> Đó là phút giây hạnh phúc tột đỉnh bởi người nghệ sĩ đã cảm nhận được cái chân thiện mĩ của cuộc đời.

 Phát hiện đầy nghịch lí, trớ trêu như trị đùa của cuộc

sống:

- Cảnh tượng: người đàn ông đánh đập vợ một cách thơ bạo, dã man, đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai ngã dúi xuống cát.

- Thái độ của người nghệ sĩ trước cảnh tượng này: kinh ngạc đến sững sờ, anh khơng ngờ đằng sau cái vẻ tồn bích của tạo hóa lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được. Không thể chịu được khi thấy cảnh tượng ấy, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới.

- Bản chất người lính khiến anh không thể làm ngơ trước bạo hành.

 Ý nghĩa của hai phát hiện:

- Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, bạn đọc nhận thức được rằng:

+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật mà nó chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.

+ Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, bằng nhiều góc độ khác nhau.

 Nhận xét:

- Mang bóng dáng của chính nhà văn, Phùng đã thể hiện sự trăn trở của Nguyễn Minh Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ, về cuộc đấu tranh với chính mình để hồn thiện nhân cách.

- Anh vừa tự hào về bức ảnh, vừa trăn trở khi thấy hiện ra đằng sau bức ảnh đẹp đẽ là bóng dáng cuộc sống tù đọng, nhẫn nhục của những ngư dân vùng biển.

Phân tích chi tiết:

Những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ đã được thể hiện đầy tinh tế qua nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong chuyến đi thực tế đã khám phá, chiêm nghiệm nhiều điều sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời.

Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và con người thơng qua cái nhìn của Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh là người say mê cơng việc và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Ở Phùng bộc lộ một niềm đam mê cái đẹp. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng những bức ảnh đẹp, những “cảnh đắc trời

ban”. Và cũng chính tại vùng biển hoang sơ này Phùng đã chụp

được bức ảnh đích thực của một đời lao động nghệ thuật nghiêm túc, đồng thời phát hiện được nhiều sự thật cuộc đời.

Để có được tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đã tới một vùng biển miền Trung từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tình bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương. Vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. Đó là

hình ảnh một chiếc thuyền lưới vó đang lướt thẳng vào bờ trên mặt biển mờ sương như “một bức tranh mực tàu của một danh

họa thời cổ”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả thật chi

tiết và sống động khung cảnh tuyệt mĩ ấy: “Mũi thuyền in một

nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mù màu trắng sữa có pha đơi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum đang hướng mặt vào bờ”. “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ đẹp đơn giản và tồn bích”.

Đó là một khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, lung linh, huyền ảo trong màn sương sớm. Từ góc nhìn của người họa sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lịng vì những gì mình đã kịp ghi lại trong ống kính. Bức ảnh chiếc thuyền ngồi xa là sáng tạo nghệ thuật đích thực của một đời nghệ sĩ, là khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê sáng tạo, là “phút linh” một đi không trở lại. Đối với người nghệ sĩ, khơng gì hạnh phúc hơn khi được khám phá và sáng tạo, cảm nhận được cái đẹp. Khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa, người nghệ sĩ trở nên “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp

thắt vào”. Và, trong khoảnh khắc ấy, anh phát hiện ra “cái đẹp chính là đạo đức”, “khám phá thấy cái chân lí của sự tồn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Ngòi bút

của Nguyễn Minh Châu thật tinh tế khi miêu tả cảm giác run rẩy của người nghệ sĩ trước cái đẹp trong trẻo của thiên nhiên. Đó là phút giây hạnh phúc tột đỉnh bởi người nghệ sĩ đã cảm nhận được cái chân thiện mĩ của cuộc đời, cảm nhận thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, như được trở nên trong trẻo và tinh khiết. Những bóng người bất động, “ngồi im phăng phắc” trên chiếc thuyền ngoài xa – nhân vật nghệ thuật, trở thành sinh động, thành con người của cuộc đời thường bộn bề phức tạp, khi nhà văn cho con thuyền tiến vào bờ. Tại đây, trong khoảng không gian gần hơn, ngay khi tâm hồn đang bay bổng với những cảm xúc thẩm mĩ, đang tận hưởng khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự thật nghiệt ngã. Một lão đàn ông “hai

con mắt đầy vẻ độc dữ” cùng với người đàn bà “trạc ngồi bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”, cả hai vừa bước xuống từ chiếc thuyền

ngồi xa tuyệt đẹp ấy. Lão đàn ơng thẳng tay lấy “chiếc thắt lưng

quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Lão đàn ông đánh vợ một cách

tàn nhẫn, không nương tay “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng

mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Vốn là người lính, căm ghét sự áp

bức. Mới đầu chứng kiến, anh “đứng há hốc mồm mà nhìn”. Người nghệ sĩ như “chết lặng”, anh không ngờ đằng sau cái vẻ tồn bích của tạo hóa lại có cái xấu, cái ác đến mức khơng thể tin được. Sau đó như một phản xạ tự nhiên, anh vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới. Nhưng thằng Phác, con trai lão đã kịp đến che chở cho mẹ. Khơng cịn sương mù, khơng cịn biển cả, chỉ cịn lại những nghịch lí cuộc đời. Tấn bi kịch gia đình ngư dân ấy chính là mn mặt cuộc đời - “ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ

với màu đen đầy rẫy những biến động, những bất ngờ...” (Nguyễn Khải).

Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, bạn đọc nhận thức được rằng: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật mà nó chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, bằng nhiều góc độ khác nhau.

Mang bóng dáng của chính nhà văn, Phùng đã thể hiện sự trăn trở của Nguyễn Minh Châu về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của người nghệ sĩ, về cuộc đấu tranh với chính mình để hoàn thiện nhân cách. Anh vừa tự hào về bức ảnh, vừa trăn trở khi thấy hiện ra đằng sau bức ảnh đẹp đẽ là bóng dáng cuộc sống tù đọng, nhẫn nhục của những ngư dân vùng biển. Hình ảnh ấy in đậm trong tâm khảm người đọc khiến tác phẩm luôn vang vọng những ý nghĩa mới mẻ sau mỗi lần đọc lại.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 115 - 117)