Trích đoạn “ĐẤT NƯỚC”:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 62 - 64)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Nguyễn Khoa Điềm

3. Trích đoạn “ĐẤT NƯỚC”:

Để hiểu hơn về trích đoạn “Đất Nước” các em có thể tham khảo tài liệu dưới đây nhé!

Đầu năm 1971, phong trào học sinh, sinh viên trong các đô thị miền nam đang rất sôi nổi. Tinh thần yêu nước cháy bùng ở khắp nơi. Tôi công tác trong Thành ủy Huế, ở trên rừng, phụ trách phong trào học sinh, sinh viên Huế. Đột nhiên có giấy mời của Cơ quan Văn nghệ Khu Trị - Thiên đi dự trại sáng tác. Tôi, anh Nguyễn Quang Hà, anh Nguyễn Đắc Xuân... đi mất ba ngày lên phía tây Huế, vượt A Lưới sang đất Lào dự trại. Tơi khơng chuẩn bị gì trước, nhưng trại mở những một tháng, khơng lẽ lại khơng viết gì. Tơi quyết định phải viết một cái gì dài hơi. Lúc đó, nhiều nhà thơ đã viết trường ca, ở miền nam trường ca Bài ca chim Chơ Rao của anh Thu Bồn đang rất nổi tiếng và được thanh niên đô thị thuộc rất nhiều. Tôi lựa chọn viết trường ca, cấu tứ theo từng mảng, như thế vừa dễ triển khai cảm xúc, vừa dễ sử dụng chất liệu. Thời ấy, là sinh viên từ miền bắc vào, tơi rất thích nhạc giao hưởng, đặc biệt là kết cấu giao hưởng, nó nhiều giọng điệu, có đoạn đằm thắm nhẹ nhàng, có đoạn suy tư, có đoạn cao trào gay gắt, sôi nổi. Tôi nghĩ tôi sẽ viết một bản giao hưởng bằng ngôn ngữ. Thế là tôi bắt tay vào viết. Trong các chương, chương cuối cùng có tựa đề Mùa thu tựu trường là tơi thích nhất. Đó là chương được viết theo thể thơ năm chữ cái, giai điệu êm dịu, hình ảnh đẹp, nói về những người trẻ tuổi sau khi đấu tranh giành thắng lợi trở lại mái trường. Nhưng khi bản thảo tập hợp lại, nhiều anh em góp ý rằng phần này mềm yếu quá nên tôi thay bằng chương khác. Về sau chương này bị thất lạc do bom đạn, nên tôi rất tiếc.

Mặt đường khát vọng được kết cấu theo từng mảng, mảng này khơi gợi, dẫn dắt cho mảng kia, tạo thành một chỉnh thể tác phẩm trong một trường cảm xúc nhưng từng mảng lại đi sâu vào một vấn đề, một ý tưởng do đó nó cũng có tính trọn vẹn riêng.

Chương V - chương Đất nước là một chương lớn. Tôi viết

chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượm lại trang cịn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tơi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt, giờ chỉ việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tơi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố, nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận Đất nước.

Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân. Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng; đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên "Khi ta lớn

lên Đất Nước đã có rồi!". Đất nước vừa là một ý niệm thiêng

liêng vừa là một hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân thuộc. Tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh Đất nước giản dị gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lịng người, mà khơng lặp lại người khác, vì trước tơi cũng như bấy giờ, có rất nhiều người đã viết rất hay về Đất nước. Tôi nghĩ mỗi cá nhân sinh ra, ý niệm về Đất nước đã được thấm đẫm qua mơi trường gia đình, qua thế giới tinh thần và cả vật chất mà người đó sống.

Đứa trẻ cảm nhận Đất nước qua lời ru của mẹ, câu chuyện kể của bà:

“Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Đất nước gắn bó trong những vật thân thuộc "cái kèo cái cột thành tên", trong hạt gạo ăn hằng ngày "một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng...". Ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước sẽ truyền ý niệm về Đất nước cho con trẻ, rồi đứa trẻ lớn lên, trong những tình cảm ban đầu về gia đình, chịm xóm, về cánh đồng, lũy tre... thì tình yêu Đất nước cũng đã bắt đầu ở đó rồi. Nghĩa là ý niệm về Đất Nước sẽ cùng hình thành với sự hình thành của tâm hồn con người. Với năm tháng, khi tâm hồn ta lớn lên, ý niệm Đất nước sẽ có thêm những nét nghĩa mới. Thực ra "Đất nước" là một từ được ghép từ hai yếu tố chỉ vật chất là đất và nước, là hai yếu tố khởi nguyên của thế giới, để tạo thành một khái niệm chỉ Giang sơn Tổ quốc. Đất nước gắn bó máu thịt với mỗi người, rất cụ thể:

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ơng móng nước biển khơi"...”

Ở đâu trên Đất nước cũng gắn với những chuyện kể, những truyền thuyết, những câu ca đã đi vào thế giới tinh thần của con người. Đất nước, cái hiện hữu đã trở thành giá trị tinh thần mà trong đời sống tâm hồn của mỗi con người nó lấp lánh rất nhiều ý nghĩa. Truyền thuyết Tiên - Rồng, Âu Cơ - Lạc Long Quân là truyền thuyết về cội nguồn của người Việt. Trong truyền thuyết này cũng như trong lịch sử phát triển về sau, mở mang và đoàn tụ đã làm nên nét đặc trưng của dân tộc Việt, từ thế hệ này sang thế hệ khác:

“Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông”

Mỗi người dân Việt, bằng máu xương, mồ hôi công sức của mình, đã chiến đấu và lao động để mở mang và hoàn thiện Đất Nước, để truyền cho con cháu một Đất Nước trọn vẹn. Đất nước không phải chỉ ở những gì được thừa hưởng có thể nhìn thấy được, Đất nước cịn ở trong chiều sâu tâm linh được truyền nối, xuyên suốt qua nhiều thế hệ:

“Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại...”

Phần tâm linh đó đã kết nối tất cả nhân dân về trong một cội nguồn, trong sự thiêng liêng thành kính về một ngày giỗ Tổ.

“Em ơi Đất Nước là máu xương mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

Đoạn thơ này lấy cảm hứng từ những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những ao đầm ở đồng bằng Bắc Bộ, đến cửa biển Cửu Long ở Nam Bộ... Những yếu tố vật chất, địa lý thấm đẫm một cái nhìn huyền thoại, đầy màu sắc lãng mạn. Nói cách khác là khốc cho nó một lớp huyền tích, là điều thường gặp trong đời sống văn hóa dân gian. Chính điều này đã làm cho các giá trị vật chất trở nên đẹp đẽ, sinh động, có sức hấp dẫn, quyến rũ đặc biệt. Trong chương Đất nước cũng như toàn bộ trường ca Mặt đường khát vọng, ngôn ngữ ca dao tục ngữ, ngôn ngữ của đời sống dân gian được sử dụng rất nhiều. Tác phẩm được cảm nhận trong trường cảm xúc, trong những suy tư, ngẫm nghĩ. Ở đoạn thơ này, đã nhấn mạnh Đất nước chính là thành quả của lao động, của chiến đấu, của mồ hôi nước mắt và khát vọng của nhiều thế hệ nhân dân trong nhiều ngàn năm. Mỗi con người sinh ra và lớn lên trong một đất nước, luôn luôn trong tinh thần họ đã chứa đựng những giá trị của Đất Nước, của dân tộc, mà họ đại diện. Là người Việt Nam, chúng ta tự hào về lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước mình. Đó là một lịch sử với những chiến công lẫy lừng khai thiên phá địa và chống giặc ngoại xâm. Nhưng làm nên những chiến cơng đó lại là "người người lớp lớp" nhân dân, những người con trai, con gái bình thường:

“Con gái con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về ni cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”

Từ nhiều triệu năm về trước, trong buổi sơ khai của con người, lửa là một cứu tinh, là nhân tố đưa loài người vượt hẳn đến một giá trị khác tách xa loài vật. Khi phát hiện ra cây lúa nước, với người Á Đông, lửa và lúa là những thứ tối cần thiết cho sự sống. Bởi vậy gìn giữ ngọn lửa và giống lúa, chính là gìn giữ sự sống cịn của cộng đồng. Ngỡ đơn giản, nhưng trong lịch sử nó phản ánh cuộc chiến đấu sinh tồn giữa con người và thiên nhiên. Nhưng khi "truyền giọng điệu mình cho con tập nói", "Gánh tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân" thì đó chính là khát vọng về duy trì bản sắc dân tộc. Cha ông ta với một tinh thần dân tộc cao cả, đã làm được điều đó và truyền lại cho chúng ta truyền thống văn hóa như hơm nay.

“Để Đất nước này là Đất nước của Nhân dân Đất nước của Nhân dân,

Đất nước của ca dao thần thoại

Nhân dân làm ra Đất nước. Đất nước thuộc về Nhân dân .”

Từ đời này qua đời khác, không chỉ lao động chiến đấu, nhân dân cịn gìn giữ linh hồn dân tộc như ngọn lửa thắp lên từ hồi khai quốc vẫn cháy sáng trong mỗi bếp nhà. Linh hồn dân tộc ở trong nếp sống, trong phong tục tập quán, trong những giá trị tinh thần phong phú của văn hóa dân gian. Và như đã nói ở trên, mỗi người Việt sinh ra trong lời ru của mẹ, câu chuyện của bà... dần dần thấm lấy tinh thần dân tộc. Cứ như thế đời này qua đời khác, nước Việt được trường tồn.

Nguyễn Khoa Điềm chia sẻ về trích đoạn “Đất Nước”

Nhận định về tác giả, tác phẩm:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 62 - 64)