“Người khổng lồ” đầu tiên tơi muốn nói đến là truyền

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 148 - 150)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: LưuQuang Vũ

2.“Người khổng lồ” đầu tiên tơi muốn nói đến là truyền

thống văn hóa của dân tộc và nhân loại. Truyền thống ấy thể hiện không chỉ ở những kịch bản mượn từ tích truyện dân gian, những bài ca dao, những câu hát đồng dao, mà còn ở hàng loạt cổ mẫu, biểu tượng, ẩn dụ, ngôn từ. Truyền thống ấy cũng thể hiện rất đậm đặc, sâu sắc và tinh tế đến lạ lùng trong hình thức, nội dung của những bài hát, những dàn đồng ca vốn đã có từ các thể loại kịch và các vở kịch kinh điển, vĩ đại của nhân loại. Sinh ra, lớn lên từ con nhà nịi có truyền thống văn học, kết bạn thân và làm việc nhiều với các đạo diễn, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ “gạo cội” của văn nghệ nước nhà, lại chịu đọc, chịu đi, lăn lộn với cuộc đời ..., Lưu Quang Vũ có điều kiện để tiếp cận với những truyền thống văn hóa ấy. Nói cách khác, vốn văn hóa dân tộc và nhân loại của Lưu Quang Vũ, như nhiều người nhận xét, khá rộng và sâu. Anh lại là một tài năng văn học.

Hoàn cảnh cuộc đời anh với những năm tháng trăn trở, nhiều ưu tư, sống không dễ dàng, cộng với thời điểm lịch sử đặc biệt vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, mở đầu thời kì đổi mới của đất nước, đã tạo cho Lưu Quang Vũ những cường độ cảm xúc đặc biệt, để thấy “trong ta có những dây

đàn khơng ai ngờ là có và bao lâu nay im tiếng bây giờ được chạm đến ... Vào những lúc ấy ta khơng cịn là những thực thể cá nhân nữa, chúng ta – là lồi giống, giọng nói của tồn nhân loại thức dậy trong ta” [2]. Và những truyền thống

folklore, những cổ mẫu đã giúp tác phẩm của anh “nói bằng

hàng nghìn giọng”, “khơi dậy trong ta một giọng nói to hơn giọng nói của chính ta”, “nâng cái mô tả từ chỗ ngắn ngủi một lần và tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời” [3].

Cần nhấn mạnh rằng, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại trong kịch Lưu Quang Vũ khơng cịn ngun dạng như đã từng tồn tại, mà đã biến đổi nhiều.Truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại chỉ là điểm xuất phát. Nhà viết kịch đã làm sống lại, làm mới, đem hơi thở thời đại cho các truyền thống văn hóa. Các truyện cổ tích hay huyền thoại, dù bớt đi hay gia tăng thêm yếu tố hoang đường, huyền thoại cũng đều khoác thêm những lớp mã xã hội, tinh tế và sâu sắc truyền vào khối óc, trái tim con người những thơng điệp, kí thác về con người và xã hội, về cái tốt, cái đẹp, tình u và lịng chung thủy ...

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một ví dụ điển hình. Chủ đề truyện cổ tích thể hiện chủ yếu qua hành động nhân vật, chứ khơng phải qua miêu tả, phân tích tâm lí. Nếu truyện dân gian chủ yếu đề cao, tuyệt đối hóa vai trị của linh hồn đối với thễ xác, tách rời thể xác và linh hồn, coi thể xác chỉ như vật đỡ để mang linh hồn, thì kịch Lưu Quang Vũ đào sâu, mở rộng vấn đề hơn rất nhiều qua các mảng kịch, tình huống ... Vở kịch đa tầng đa nghĩa. Người ta đã nói nhiều về các cặp phạm trù, các đối lập xung quanh mối quan hệ này: thật-giả, nội dung-hình thức, bên trong - bên ngồi, phàm tục - thanh cao, bản năng - lí trí. Bi kịch giữa linh hồn và thể xác khơng thể giải quyết bằng chính cách đã tạo ra bi kịch. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân mình, cuộc giằng co giữa hai phần trong một con người - một cuộc đấu tranh gian khó nhất. Con người phải làm chủ những ham muốn, để khơng bị tha hóa, băng hoại, để có sự thống nhất hài hịa giữa linh hồn và thể xác, vươn tới một nhân cách toàn vẹn. Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nhận xét đúng: “Vở kịch khơng chỉ nói đến sự hịa

hợp và ý thức đạo lí về phần hồn và phần xác mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hồn thiện nhân cách người (...), khơng chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện mn đời. Đó là triết lí nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người (...). Sống vay mượn, chắp vá, khơng có sự hài hịa giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch (...). Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống đúng là mình, được sống trong một thể thống nhất. Vở kịch (...) không chỉ đề cập đến đời sống của một cá nhân mà cịn đặt ra những vấn đề xã hội.

Thói quan liêu, vơ trách nhiệm của Nam Tào, Bắc Đẩu đã tước đi mạng sống của người dân vô tội và gây nên bao chuyện rắc rối. Sự sửa sai chắp vá của Đế Thích lại là tiền đề bất hạnh cho cuộc đời hồn nọ xác kia của ông Trương Ba. Mọi sự sửa sai không đúng chỗ đều chứa đựng trong nó nhiều bi kịch hơn là niềm vui” [4]. Và “Cái kết cục đổ vỡ này không phải chỉ là câu chuyện ngụ ngôn của quá khứ xa xưa, mà như đang nhắc nhở, nhắn nhủ nguy cơ một cuộc hôn phối lớn hơn giữa hồn và xác đang tồn tại”[5] Những ý nghĩa đa

tầng ấy đã đưa tác phẩm tới giá trị nhân văn, triết lí mang tầm nhân loại.

Ơng vua hóa hổ cũng là vở kịch xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Mượn tích truyện “Từ Đạo Hạnh hay là sự tích Thánh Láng” vốn đậm yếu tố đạo giáo, Lưu Quang Vũ đã đưa câu chuyện, đưa các nhân vật bước vào cuộc sống lịch sử, xã hội, trở lại vấn đề của bài học lịch sử, nhân sinh: cái giá phải trả, bi kịch đau đớn của sự say mê quyền lực, dù đã được cảnh báo, răn đe. Đây vẫn còn là bài học của mn đời. Từ Đạo Hạnh muốn là vua trị vì thiên hạ, say mê sức mạnh, dám làm bất cứ điều gì, bỏ qn gốc rễ của chính cuộc đời ơng, dùng lửa ác để thu phục lịng người. Ơng vua ấy đã phải, đã bị hóa hổ, thành cọp dữ, sống trong thân xác cọp, khơng cịn nói được tiếng người. Đến lúc ấy, ông ta mới tỉnh ngộ ra nỗi đau của con người phải mang hình hài thú dữ và ngơi báu sắp bị chính những hạ thần cũng đam mê quyền lực của mình hạ bệ. Hành trình trở lại làm người của ông ta đã phải trả bằng máu, máu của người thân yêu nhất đã giúp cho cuộc trở lại làm người của ông. “Không dung tha kẻ ác, nhưng hãy lấy yêu thương làm gốc rễ

cuộc đời, Càng có sức mạnh, càng ở ngơi cao, lịng nhân ái càng phải lớn”.

Có thể dẫn ra rất nhiều truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại qua những vở kịch khác của Lưu Quang Vũ, những vở kịch luôn để khán giả độc thoại, đối thoại, để cười, để khóc, suy ngẫm, chiêm nghiệm lại hoặc hình dung tương lai mới của con người và xã hội: Lời nói dối cuối cùng, Linh hồn của đá, Ngọc Hân cơng chúa, Nàng Sita, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, ... Tiếp cận kịch Lưu Quang Vũ từ lý thuyết liên văn bản, mỹ học tiếp nhận hay phân tâm học, cổ mẫu, diễn ngôn... chắc chắn sẽ đem lại nhiều phát hiện thú vị, giàu ý nghĩa xã hội, nhân văn.

3. “Người khổng lồ” thứ hai mà Lưu Quang Vũ dựa vào: sự

liên kết. Liên kết các thể loại. Liên kết các yếu tố tạo nên vở diễn. Liên kết tạo nên sức mạnh và khác biệt. Nghệ thuật, trong bản chất của nó, ln địi hỏi sự sáng tạo, khác biệt, độc đáo. Bản thân sân khấu đã là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Tính liên kết, tổng hợp trong kịch Lưu Quang Vũ độc đáo ở chỗ nào?

Chính anh đã nói về điều này: “Trong quan niệm của tơi, thơ và kịch rất gần nhau. Có lẽ thơ với kịch cịn gần nhau hơn là

thơ với văn xi. Đều là hai thể loại lớn và khó của văn học. Thơ và kịch đều là sự sống và thế giới bên trong của con người ở dạng tinh chất, cô đọng và mãnh liệt nhất. Đối với tơi, kịch cũng là một thứ thơ được trình bày trong khơng gian và thời gian kỳ diệu của sân khấu, thông qua diễn xuất của diễn viên” [6].

Lưu Quang Vũ là tài năng thơ. Đã có khơng ít ý kiến: thơ Lưu Quang Vũ còn hay hơn và mãnh liệt hơn kịch của anh. Tiếng Việt là bài thơ rất hay của anh, đã được đưa vào chương trình, sách giáo khoa phổ thơng, thành lời ca khúc. Anh cịn rất nhiều bài thơ hay, đoạn thơ và câu thơ hay khác:

“ Trên đời này chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta ....

Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Ta sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ!

- Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới Tôi bỏ ra đi họ ngồi ở lại

- Những chữ đẹp xưa giờ tôi đuổi đi rồi Bao chữ mới đang ầm ầm đạp cửa Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi. -Anh hãy đập vào ngực mình giục giã Hãy nổi gió cho cánh người rộng mở Và mai sau, sẽ có những nhà thơ Đứng trên tầng cao ta ao ước bây giờ Họ sẽ vẫn không ngừng đập cửa

Không ngừng lo âu không ngừng phẫn nộ Bởi vô biên là khát vọng của con người.”

Cái tinh chất, bùng nổ, thăng hoa cảm xúc, tư tưởng của thơ đã giúp nhà viết kịch đồng thời là nhà thơ Lưu Quang Vũ chắt lọc, xây dựng những nhân vật, cuộc đời, tình huống kịch, những khai từ, mở cảnh, chuyển cảnh và kết cảnh khiến người xem hồi hộp, mê đắm, bàng hồng. Kịch của anh ln đẩy nhân vật vào những tình huống phải lựa chọn khắc nghiệt: sự lựa chọn của đạo lý, sự lựa chọn của trách nhiệm, bổn phận, trái tim, sự lựa chọn giữa cái sống và cái chết. Anh cũng viết nhiều lời ca đẹp, hay như những bài thơ cho nhân vật hoặc dàn đồng ca hát, tạo nên hiệu ứng sân khấu đầy hấp dẫn. Chẳng hạn:

“- Bài hát của các cơ gái hái cỏ (Ơng vua hóa hổ): Em hóa thành lá cỏ

Cho người yêu em được trở lại làm người Em là cỏ khơng lời

Cho chàng là Tiếng nói

Cho trí nhớ của con người cịn mãi Khơng chịu chết dưới thẳm sâu đất tối Em hóa thành sắc cỏ để yêu thương,

- Tiếng đàn, ngâm thơ của Ngọc Hân (Ngọc Hân công chúa)

Cúc vàng của mùa thu đang hát

Không phải đâu, đấy là nắng của mùa hè Khơng đành ra đi

Hóa thành sắc lửa Gửi lại lịng anh nỗi nhớ Anh có nghe, anh có nghe

Trăng đang nghiêng xuống vườn khuya Hồn của trăng đêm đã hóa thành hương lý Người xa khuất giữa cát trời gió bể Có nhớ chăng tiếng hát của khu vườn?”

Lời thoại các nhân vật của Lưu Quang Vũ có nhiều chỗ như những lời thơ. Ngơn ngữ kịch của anh, nói như cách của nhà văn Nguyễn Tuân: “Văn là nghệ thuật dùng những chữ sinh

sự để cho sự sinh”, vừa lột tả hết bản chất của vấn đề, nhân

vật, vừa bắt người ta phải suy nghĩ, đối thoại.Tôi cho rằng, nếu khơng có tài năng thơ, chưa hẳn các vở kịch của Lưu Quang Vũ đã có sức hấp dẫn như vậy. Thơ đã góp phần cho kịch Lưu Quang Vũ chở tư tưởng, linh hồn về thực tại và của thực tại nhiều hơn, bay cao, bay xa hơn. Ngược lại, kịch giúp thơ Lưu Quang Vũ trăn trở, day dứt hơn, độc thoại và đối thoại với chính mình, với con người nhiều hơn, có “chữ mới

đang ầm ầm đạp cửa” đam mê và mãnh liệt nhiều hơn.

Sự đồng sáng tạo của Lưu Quang Vũ với các đạo diễn, diễn viên, đã được nhiều người nhắc tới. Khơng những thế, anh cịn đồng sáng tạo với khán giả, biết quan sát, lắng nghe khán giả để chỉnh sửa, hoàn thiện, gia tăng ý nghĩa và sức hấp dẫn cho các kịch bản của mình. Như có người đã nói, viết được một vở kịch đã khó, đưa vở kịch đến sân khấu cịn khó hơn; và để sân khấu của vở kịch ln sang đèn lại cịn khó hơn gấp bội. Chính những liên kết mà tơi đã nói trên đã góp phần quan trọng làm nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ hơn ba mươi năm qua vẫn đi cùng năm tháng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 148 - 150)