Chi tiết kết thúc truyện:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 59)

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM:

8. Chi tiết kết thúc truyện:

Truyện ngắn kết thúc với hình ảnh đám người đói và là cờ đỏ hiện lên trong tâm trí của Tràng sau lời gợi ý của nhân vật người vợ nhặt. Lịng Tràng lúc bấy giờ có chút tiếc nuối vẩn vơ, khó hiểu.

Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”:

- Ý nghĩa nội dung:

+ Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

- Ý nghĩa nghệ thuật:

+ Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện. + Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mơ tả trong tồn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.

9. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:

Giá trị hiện thực:

- Nạn đói khủng khiếp năm 1945 được tái hiện cụ thể.

+ Cảnh đói: Cái đói đã làm cho xóm ngụ cư vốn nghèo khổ giờ đây càng xơ xác, thê lương. Cái đói đã làm cho bọn trẻ con cứ ngồi ủ rũ dưới những xó tường khơng buồn nhúc nhích. Cái đói càng lan rộng hoành hành, khiến nhiều người xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Cảnh tang tóc bao trùm lên xóm ngụ cư: người chết

như ngả rạ, khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

+ Con người trong cảnh đói: Giữa bối cảnh đó, một cơ gái rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, mặt lưỡi cày, chỉ qua mấy câu đùa cợt, đã sẵn sàng sà xuống ăn một chập bốn đĩa bánh đúc, rồi sẵn sàng theo một người đàn ông xa lạ, hịng thốt khỏi cảnh chết đói. Anh chàng ngụ cư nghèo khổ thì “nhặt” được vợ - đặc biệt là bữa cơm ngày đói - đã phản ánh số phận thê thảm của con người.

- Sự đau khổ, căm hờn và phản kháng của nhân dân.

+ Hình ảnh thê lương của nạn đói 1945 đã tố cáo tội ác tày trời của bọn phát xít Nhật. Chúng đã đẩy nhân dân ta vào vịng cùng khổ, chết chóc.

+ Tâm trạng của quần chúng trước cơn bão tố của lịch sử được bộc lộ. Bà cụ Tứ đã than thở với con dâu: “Đằng thì nó bắt

giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”.

+ Trong đoạn cuối truyện, khi người con dâu nghe tiếng trống thúc thuế thì bảo: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta

khơng chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta cịn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”.

Giá trị nhân đạo:

- Tính nhân bản của truyện: Bản thân bức tranh hiện thực trên đã có giá trị nhân đạo. Con người ln khao khát sống, khao khát tình thương yêu, hạnh phúc và trong bất kì tình huống nào cũng tin vào cuộc sống, hi vọng vào tương lai. Tính nhân bản này được thể hiện qua diễn biến tâm lí và tình cảm của các nhân vật trong truyện.

- Tình cảm thương yêu, tấm lòng cưu mang đùm bọc và niềm tin ở tương lai của những người khốn khổ, tiếng nói đồng cảm, trân trọng của nhà văn:

+ Người con dâu: từ chỗ bất chấp sĩ diện, ăn nói chỏng lỏn..., dần dần trở thành con người đúng mực với chồng và mẹ chồng. + Tràng “nhặt” được vợ từ chỗ liều, dần dần anh có những suy nghĩ nghiêm túc đầy trách nhiệm. Đây là sự biến đổi tâm lí một anh chàng thơ vụng, chun làm trị cười cho trẻ con đến chỗ trở thành một con người thực sự nên người.

+ Đặc biệt là diễn biến tâm trạng của một người mẹ nghèo rất bao dung và giàu đức hi sinh: “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá” và biểu hiện sự “mừng lịng”, nói tồn chuyện vui trong “bữa cơm” ngày đói. Ngay cả niềm tin mang tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa của bà cũng khiến người đọc phải cảm động. Đó là niềm tin vào triết lí dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba

đời”, “sơng có khúc người có lúc”.

+ Tràng thì nghĩ đến xe thóc của Liên đồn, trong óc... vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Tác giả đã khắc họa trạng thái tâm lí cá nhân bị dồn ép vào sự thay đổi số phận của dân tộc.

- Vẻ đẹp của từng nhân vật được toát lên qua những trang viết của Kim Lân. Vượt qua tất cả những khó khăn, những tủi hờn, khổ cực, những người lao động trong xã hội cũ vẫn nương tựa vào nhau để mà sống, mà hy vọng. “Vợ nhặt” cũng chính là tiếng nói đồng cảm, trân trọng của nhà văn Kim Lân với những người nông dân trước cách mạng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 59)