MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THAM KHẢO: 1 Mở bài:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 60 - 62)

1. Mở bài:

MB1:

Ai đó đã từng nói rằng: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng

tối sẽ ngả lại sau lưng” bởi nói như nhà văn Nguyễn Khải:

“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ

những gian khổ, hy sinh. Ở đời, khơng có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để vượt qua những ranh giới đó”. Đọc “Vợ nhặt” của nhà

văn Kim Lân , ta thêm một lần nữa hiểu sâu sắc hơn về chân lý này.

MB2:

Trong nền văn học Việt Nam, Kim Lân được đánh giá là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và những hình ảnh nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lịng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Tác phẩm “Vợ nhặt”

là một “kiệt tác” của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. Bằng bút pháp tả thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho cuộc sống bần cùng giai đoạn đó.

MB3:

Còn nhớ sinh thời tác giả của Bỉ vỏ - Nhà văn Nguyên Hồng từng “phán” về đồng nghiệp của mình rằng: “Kim Lân là nhà văn một lịng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu

nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn”. Quả thật không chê

vào đâu được lời “truyền thần” ấy của nhà văn Nguyên Hồng! Sự nghiệp và những quan niệm về văn chương của Kim Lân qua những tác phẩm của ông đã để lại rất nhiều những ấn tượng đẹp trong lòng độc giả, và càng chứng minh nhận định của nhà văn Nguyên Hồng không thể bỏ đi từ nào được. Đọc “Vợ nhặt” tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, ta càng hiểu rõ và thấm nhuần hơn điều này.

2. Kết bài:

KB1:

Truyện ngắn “Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thực sự đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi việc xây dựng được 1 tình huống truyện hợp lý, chan chứa tình đời, tình người. Nhắc nhớ tới “Vợ nhặt" xin được mạn phép sử dụng những dòng văn của nhà văn Nguyễn Khải để thay lời kết cho bài viết này. Có lẽ, đây cũng chính là những gì mà bản thân Kim Lân thật sự muốn trải lòng: “Trên đời khơng có con

đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua những ranh giới đó”.

KB2:

Một nhà văn “nguyện một lòng đi về với đất, với người, với

thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” như Kim

Lân đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng về nhân vật anh Cu Tràng. Đi bao biết bao những điều bất hạnh, đói khổ, khó khăn ở trên đời, cuối cùng nhân vật này cũng đã neo đậu tới bến bờ của hạnh phúc. Có điều gì q giá và đáng trân quý hơn thế. Tình người, tình đời thêm một lần nữa thấm đẫm trong những trang sách Kim Lân.

KB3:

Những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cịn giữ lại, tình u, tình người, tình đời là thứ ánh sáng đẹp đẽ vơ cùng giúp cho người vợ nhặt trở nên lấp lánh đến vậy. Dẫu có chút kiệm lời, dẫu có chút đối đãi khơng tốt, nhưng cuối cùng, Kim Lân vẫn hồn thành sứ mệnh đưa nhân vật của mình cập bến hạnh phúc. Ngày mai của người đàn bà này sẽ ra sao, tôi không phân vân nhiều, bởi tơi biết rằng, phía trước của những con người nghèo khổ này chắc chắn sẽ là ánh sáng, ánh sáng của niềm tin, của hạnh phúc.

KB4:

Hình ảnh bà Cụ Tứ là một trong những hình tượng để lại nhiều cảm xúc trong lòng đọc giả. Đi qua biết bao nhiêu khổ sở, bất hạnh trong cuộc đời. Người mẹ nghèo ấy cuối cùng vẫn là người nói những câu chuyện vui, tin tưởng vào tương lai của các con và chu đáo cho những tháng ngày cịn vất vả. Trong đơi mắt của người mẹ nghèo, biết bao nhiêu những tình cảm yêu thương con cịn ở lại và bóng tối tan đi. Xin được mượn một lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên thay lời kết cho bài viết này, cũng là những tâm tư đọc giả như tơi cịn bâng khuâng mãi:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

Văn bản: ĐẤT NƯỚC

-Nguyễn Khoa Điềm-

Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng

Hãy ngã vào tay nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi .

Một thời đạn bom, một thời máu lửa, một thời mất mát hy sinh, nơi ấy Trường ca “Mặt đường khát vọng” đã được vang lên một cách hào sảng và đầy tự hào. “Đất Nước của nhân

dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” ... Nguyễn Khoa Điềm

như đang kéo người đọc xích lại gần hơn với tâm tư tình cảm của mình dành cho non sơng, Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 60 - 62)