Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 154 - 155)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: LưuQuang Vũ

3.Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích:

- Quan điểm:

+ Đế Thích: sống bằng mọi giá.

+ Trương Ba: không thể sống bằng mọi giá. - Giải pháp Đế Thích đưa ra:

+ Tiếp tục sống trong các anh hàng thịt đưa ra. + Sống nhờ vào các cụ Tị.

- Trương Ba quyết định: + Trả xác cho anh hàng thịt. + Xin cho cu Ti sống lại. + Chấp nhận cái chết. - Ý nghĩa của các lời thoại:

+ Từ chỗ ngộ nhận “ta vẫn có một đời sống riêng trong

sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn” đến chỗ dứt khốt “khơng thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”; từ lời

nói “cái bên ngồi khơng đáng kể, chỉ có cái bên trong” đến việc ý thức “sống nhờ vào đồ đạc của người khác...ông

chẳng cần biết”...

+ Con người là một thực thể thống nhất, tồn vẹn, hài hịa của cái “bên trong” (tâm hồn) và cái “bên ngoài” (thể xác), sự khập khiễng của hồn TB da hàng thịt và cái giá mà nó phải trả khi cố gắng duy trì để tồn tại trong một cái vỏ giả tạo như vậy đã giúp Trương Ba thấm thía hơn bao giờ hết khát vọng: “tôi muốn được là tơi tồn vẹn”.

+ “Là tơi tồn vẹn” - dám là mình, dám chịu trách nhiệm về mình cũng có nghĩa là dám từ bỏ “trị chơi tâm hồn” mà mình đã tự biện minh để tìm kiếm sự thanh thản giả tạo. => Như vậy sống thực cho ra con người thật là không dễ, sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá, khơng được là mình trọn vẹn, đó là sống với bất cứ giá nào là kiểu sống vơ nghĩa.

Phân tích chi tiết:

Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo nữa và muốn mình là mình một cách tồn vẹn. Những lời đối thoại đã thể hiện rõ quyết tâm đó. “Khơng thể

bên ngồi một đằng, bên trong một nẻo được, tôi muốn là tôi toàn vẹn”. “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tơi sống, cịn tơi sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết”.

Khơng thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá đắt quá, không thể trả được.

Từ chỗ ngộ nhận “ta vẫn có một đời sống riêng trong sạch,

nguyên vẹn, thẳng thắn” đến chỗ dứt khốt “khơng thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”; từ lời nói “cái bên ngồi khơng đáng kể, chỉ có cái bên trong” đến việc ý thức

“sống nhờ vào đồ đạc của người khác...ơng chẳng cần biết”... Đó là một cuộc cách mạng lớn lao trong nhận thức của hồn Trương Ba mà để đến được nhân vật đã phải trải qua những trải nghiệm bế tắc, đau đớn nhất.

Con người là một thực thể thống nhất, tồn vẹn, hài hịa của cái “bên trong” (tâm hồn) và cái “bên ngoài” (thể xác), sự khập khiễng của hồn Trương Ba da hàng thịt và cái giá mà nó phải trả khi cố gắng duy trì để tồn tại trong một cái vỏ giả tạo như vậy đã giúp Trương Ba thấm thía hơn bao giờ hết khát vọng: “Tơi muốn được là tơi tồn vẹn”. “Là tơi tồn vẹn” - dám là mình, dám chịu trách nhiệm về mình cũng có nghĩa là dám từ bỏ “trò chơi tâm hồn” mà mình đã tự biện minh để tìm kiếm sự thanh thản giả tạo. Đừng ngộ nhận rằng sẽ có một linh hồn thanh cao trong một

thân xác phàm tục, tội lỗi, cũng đừng “đô vẩy” cho thân xác khi chạy theo ma lực âm u, đui mù xui khiến của bản năng, thốt li thân xác tâm hồn chỉ cịn là một thứ siêu hình, là một vật trang sức, còn rời bỏ tâm hồn thân xác chỉ còn là tiếng gọi của hoang dã. Như vậy sống thực cho ra con người thật là không dễ, sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá, khơng được là mình trọn vẹn, đó là sống với bất cứ giá nào là kiểu sống vô nghĩa. Cuộc sống là đáng yêu, đáng quý, đáng trân trọng, ham sống, muốn được sống là ước muốn tự nhiên của mỗi người, nếu chỉ vì muốn sống mà phải trả giá quá đắt bằng cả tâm hồn thì nhất định khơng thể sống như vậy được.

Chỉ với ba lời thoại, hồn Trương Ba đã trở lại là mình nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn để rồi dẫn đường cho những quyết định đau đớn, nghiệt ngã nhưng trong sáng và tất yếu. Khi Đế Thích sửa sai bằng một giải pháp khác ít tệ hại hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh sống giả tạo mà theo ông chỉ có lợi cho đám chức sắc, khơng chấp nhận kiểu sống mà theo ơng cịn khổ hơn cái chết. Ơng xin ĐT cho cu Tị sống lại, trả lại xác cho anh hàng thịt, cịn mình thì khơng nhập vào hình thù ai nữa. Lựa chọn của TB là tất yếu, đó là sự lựa chọn dũng cảm, chấp nhận cái chết, chấp nhận hư vô để “được là

tơi tồn vẹn”. Tất yếu bởi Trương Ba đã thấm thía cái bi kịch

đau đớn của cảnh khơng được là mình. Tất yếu bởi Trương Ba đã ngộ ra, nhận thức về lẽ sống. Tất yếu bởi đó là kết quả của cuộc đấu tranh ở một tâm hồn thanh cao, trong sáng, vượt lên nghịch cảnh.

Qua màn đối thoại, tác giả phê phán quan niệm sống và tình trạng sống của con người. Đó là bi kịch của một con người khơng được sống đúng là mình, sống thật với mình, phải sống nhờ vả, chắp vá. Tác phẩm đồng thời đề cập đến một triết lý sâu sắc về lẽ sống làm người: cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thể để vươn tới sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hồn thiện về nhân cách. Trong hành trình cải cách xã hội, với tinh thần chiến đấu thẳng thắng, Lưu Quang Vũ đã góp phần phê phán những biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ. Được sống làm người là đáng quý song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có cịn q giá hơn. Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

4. Màn kết:

- Trương Ba trở về nguyên vẹn, trong sáng" như xưa. - Cu Tị hồi sinh, cháu gái lại tự hào về ơng mình.

- Hình ảnh, kỉ niệm về Trương Ba mãi ghi dấu những ấn tượng tốt đẹp.

=> Thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện cái đẹp và của sự sống đích thực.

Phân tích chi tiết:

Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến của vở kịch đi đến chỗ cao trào và mở nút. Hồn Trương Ba có sự lựa chọn sáng suốt. Ông kiên quyết từ chối nhập vào xác cu Tị. Vì như thế sẽ tiếp tục sống tạm bợ, giả dối, gây ra nhiều phiền tối và bi kịch: Ơng sẽ sống như thế nào trong thân xác một đứa trẻ lên 10? Sẽ giải thích thế nào với chị Lụa? Xử sự ra sao với vợ con, cái Gái? Ông sẽ trở thành một kẻ lạc lõng, cô đơn, “một kẻ lý ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ

khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi lộc trời”. Hồn Trương

Ba còn bộc lộ tấm lòng nhân hậu, thanh cao khi trả lại thân xác cho anh hàng thịt để anh ta sống hòa thuận được với thân anh ta để vợ chồng hàng thịt hạnh phúc. Cao thượng hơn, Trương Ba xin Đế Thích cho cu Ti sống lại.

Ơng hiểu nỗi đau của chị Lụa khi mất con. Ông hiệu sâu sắc cái lẽ ở đời “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá

gượng ép chỉ càng làm sai thêm” . Chỉ có cách là đừng bao

giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc dùng khác. Trương Ba chấp nhận cái chết, thân xác khơng cịn những tâm hồn thanh thản vì ơng đã mang lại hạnh phúc cho

nhiều người. Đó chính là ý nghĩa nhân bản và là quan niệm sống tích cực mà vở kịch mang lại.

Sau khi thoát khỏi xác hàng thịt, hồn Trương Ba lại trở về vẹn nguyên trong tâm trí những người thân: nhân hậu, cao thượng, sáng suốt, giàu lịng tự trọng, biết sống vì hạnh phúc của người khác. Đoạn kết của vở kịch mở ra một khung cảnh thanh bình: khu vườn tràn đầy màu xanh, những đứa trẻ nâng niu quả ngọt, hạt chuẩn bị gieo... Màn kết giàu chất thơ đem lại âm hưởng thanh thốt cho vở kịch, đồng thời truyền đi thơng điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện và sự sống đích thực.

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 154 - 155)