DẪN CHỨNG LIÊN HỆ:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 75 - 78)

1. “Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm

Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng

Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi"

( Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm )

2. “Chúng tơi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình

Mỗi câu thơ như sợi tơ dài Rút ra từ tháng ngày bom đạn."

( Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh )

3. “Và cứ thế nhân dân thường ít nói

Như mẹ tôi lặng lẽ suốt đời Và cứ thế nhân dân cao vòi vọi Hơn cả những vì sao cơ độc giữa trời”

(Khơng phải truyền thuyết - Thanh Thảo)

4. “Tôi yêu đất nước này chân thật

Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tơi Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ trơng đất nước mình thống nhất"

(Trần Vàng Sao )

5. “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao”...

( Xuân Diệu )

6. “Trên đất nước nghìn năm những nơng dân lại tập cấy cày

Nhà bác học phải nghĩ suy từ ba sào chua mặn Năm tấn thóc để làm thép gang mặt trận Cũng là bài ca theo suốt những đoàn quân”

( Thời đại Hồ Chí Minh - Nguyễn Khoa Điềm )

7. “Những mùa đi thăm thẳm Trong mông lung chiều tà Có bao chàng trai trẻ Cứ lặng thinh mà già”

( Đỉnh núi - Trần Đăng Khoa )

8.“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(Tổ quốc nhìn từ biển - Lê Việt Chiến)

9. “Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về”

V-

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI THAM KHẢO :1. Mở bài: 1. Mở bài:

1. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tâm sự rằng:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Đó là sự đúc kết của một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu. Và phải chăng vì lý do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn là những rung động thường trực trong tâm hồn người nghệ sĩ? Chính những rung động ấy đã thôi thúc Nguyễn Khoa Điềm chắp bút viết trường ca “Mặt trường

khát vọng”. Một trích đoạn khơng thể khơng nhắc đến đó là

“Đất Nước” .

2. Cảm hứng về đất nước, con người đã trở thành mạch chủ

lưu trên dịng sơng văn học 1945 - 1975. Mạch chảy đó ln âm vang niềm tự hào ngợi ca, tôn vinh tạo ra khúc tráng ca về Tổ quốc. Để rồi có một người nghệ sĩ đã từng viết:

“Nhưng lạ lùng sao nhân dân ta thông minh Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích Ta lớn lên với niềm tin chân thật....”

Đó là những vần thơ ca ngợi nhân dân đất nước thiết tha mà Nguyễn Khoa Điềm đã viết trong trường ca "Mặt đường khát vọng". Giữa thời đạn bom, giữa thời máu lửa, khúc tráng ca “Đất Nước” đã vang lên một cách hào sảng, chạm sâu vào trái tim của mỗi người con đất Việt. Đoạn trích là cái nhìn tin yêu của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước được nhìn theo nhiều khía cạnh, thăng trầm và biến đổi của lịch sử. “Đất Nước” là tên gọi thiêng liêng, bình dị nhưng chứa đựng bao cảm xúc đặc biệt của nhà thơ.

3. Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người khơng thuộc về

một đất nước, một quê hương thì giống như con chim khơng có tổ, cái cây khơng có rễ”. Và ai đó cũng từng tự hỏi: “Có mối tình nào nặng sâu hơn mối tình Tổ quốc?”. Đi tìm câu trả

lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh một đất nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng “Tổ quốc bay lên bát ngát

mùa xuân”. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp “Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng mũi Cà Mau”. Đặc biệt, vào cuối

năm 1971 từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài đất nước qua trích đoạn “Đất Nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”.

2. Kết bài:

1. Có một tư tưởng về đất nước được vẽ lên bình yên từ

những điều giản dị. Có một hình ảnh đất nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một khơng gian tình tứ như chuyện tình của đơi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn trong trích đoạn “Đất Nước” của mình. Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên

xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai).

2. Trích đoạn “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát

vọng” là sự lý giải hoàn hảo cho những thắc mắc của đọc giả

về câu hỏi: “Đất nước có từ bao giờ và đất nước là của ai?”. Một cách cắt nghĩa, giải thích đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi chúng ta đang sống, mọi thứ quanh mình, đều là những gì thuộc về đất nước hay sao. Và những câu hỏi thắc mắc về quê hương, đất nước mình vẫn cịn là những điều bỏ ngỏ, để bạn đọc khơng ngừng tìm kiếm những điều mới lạ ấy, sự thú vị ấy trong thơ văn:

“Q hương là gì hở mẹ Mà cơ giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

3. Hình tượng đất nước khơng phải lần đầu tiên xuất hiện,

nhưng cách lý giải về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đem tới cho bạn đọc sự thú vị đến bất ngờ. Đó là hình ảnh của một đất nước gần gũi, dung dị, giống như hình ảnh của những con người đã làm ra, dựng xây và phát triển - Nhân dân. Tư tưởng “Đất Nước là của Nhân dân” cũng không phải là tư tưởng lần đầu tiên xuất hiện trong nền văn học Việt Nam, nhưng đây lại là tác phẩm cho độc giả thấy được tư tưởng về đất nước của nhân dân chân thực và gần gũi nhất:

“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Khơng ai nhớ mặt đặt tên

Văn bản: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG

-Hoàng Phủ Ngọc Tường-

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng tâm sự:

Thiên bút ký Ai đã đặt tên cho dịng sơng như là món quà nhỏ thay cho một chút lòng thành. Đây là bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ nên một dịng sơng y như nó vốn có. Dịng sơng của văn hóa, lịch sử, huyền thoại... Đó là một thứ tài sản tơi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi mãi, đừng tham vọng tác động làm thay đổi nó dù điều này khơng phải dễ...

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 75 - 78)