Định nghĩa về Đất Nước:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 68 - 70)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Nguyễn Khoa Điềm

2. Định nghĩa về Đất Nước:

a.Bình diện địa lý:

- Đất Nước trước hết là khơng gian rất thân thuộc, gần gũi với cuộc sống con người:

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm”

- Đặc biệt Đất Nước tồn tại trong những không gian riêng tư, thầm kín nhất của tình u đơi lứa:

“Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

- Đất Nước là không gian mênh mông của núi rừng biển cả

“Đất là nơi con chim phượng hồng...con cá ngư ơng...”

nhưng khơng mang dáng vẻ hùng tráng, kì vĩ mà chứa đựng bao sự thân thương, tình nghĩa.

- Đất Nước cịn là khơng gian sinh tồn hết sức đời thường của cộng đồng người Việt qua bao thế hệ

“Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ”

=> Trong cách nhìn về khơng gian Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm nghiêng nhiều hơn về không gian riêng tư, khơng gian đời thường. Nhà thơ nhìn Đất Nước từ cự ly gần và đã phát hiện ra một Đất Nước hết sức thân quan, một Đất Nước dễ thương với tất cả mọi người.

b.Bình diện lịch sử:

- Đất Nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

- Một Đất Nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ, gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các Vua Hùng giữ nước, giản dị và gần gũi trong hiện tại và triển vọng, tươi sáng trong tương lai.

=> Với một cảm nhận như vậy về Đất Nước , tác giả đã nhìn thấy một phần Đất Nước trong mỗi chúng ta hiện tại. Đất Nước khơng tồn tại ở đâu đó xa xơi mà kết tinh, hóa thân ngay trong cuộc sống mỗi người. Đất Nước trong anh, trong em, trong mỗi chúng ta.

- Đất Nước được cụ thể hóa bằng những hình ảnh thơ gợi cảm, là lời kêu gọi tinh thần đồn kết dân tơc, là lời nhắc nhở về ý thức trách nhiêm của mỗi người đối với Đất Nước:

“Trong anh và em hôm nay ...

Đất Nước vẹn tròn to lớn”

- “Em ơi em”: giọng thủ thỉ tâm tình nhỏ nhẹ mà thấm thía, lời tâm sự và cũng là lời tự nhủ, tự căn dặn mình

- “Đất Nước là máu xương của mình”: quan niệm về Đất Nước gắn bó với cuộc sống nhân dân, kết tinh trong máu thịt của mỗi người.

- Điệp ngữ “phải biết”: nhấn mạnh lời nhắn nhủ và cũng là tự nhủ.

- Lời nhắn nhủ cũng như tự nhủ của nhà thơ, hay lớn hơn là tất cả thế hệ trẻ: ý thức về bổn phận với Đất Nước, mỗi trái tim phải ln căng tràn tình yêu thương, mỗi con người phải biết đồn kết, gắn bó, hy sinh, dâng hiến để giữ gìn, bảo vệ tổ quốc. => Sự chân thành từ trái tim tác giả và ý thức sâu sắc về bổn phận đối với Đất Nước.

Phân tích chi tiết:

Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trữ tình chính luận. Với lối thơ vừa lãng mạn, vừa suy tư ấy, tác giả khi cảm nhận về bản chất của đất nước cũng đem đến cho ta nhiều cảm xúc mới. “Đất Nước” được chiết tự thành “Đất” và “Nước”. Đất Nước là đất, là nước, là mn hình vạn trạng của đời sống nhân dân và rồi lại hài hòa trong một chỉnh thể thống nhất là tổ quốc, dân tộc. Cứ như thế đất nước hiện ra vừa cụ thể, riêng tư, gần gũi, vừa lớn lao, cao cả, thiêng liêng:

“Đất là nơi anh đến trường ...

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Địa lý và lịch sử là hai phương diện tất yếu mỗi khi chiêm nghiệm về đất nước. Bởi:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao”,

Cũng là bởi:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”.

Viết sao cho thỏa, nói sao cho vừa, cho đủ về vẻ đẹp địa lý và giá trị lịch sử lâu bền của tổ quốc Việt Nam ta. Nhưng qua những vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc lại có một hình dung mới mẻ, thú vị nhưng vẫn đủ đầy về quê hương. Về không gian địa lý, “Đất là nơi anh đến trường”, “Nước

là nơi em tắm” . Đặc biệt đất nước tồn tại ngay cả trong

những khơng gian riêng tư, thầm kín nhất của tình u đơi lứa: “Đất Nước là nơi ta hị hẹn.” Từ đây, khơng gian làng q thanh bình mộc mạc được gợi ra với cây đa, giếng nước, mái đình, lũy tre xanh rì rào trong gió, hàng cau thưa in dấu hương quê nhà... Đất nước là cung bậc của tình yêu. Đất nước mang màu của nỗi nhớ. Đất nước đã bao giờ gần gũi và riêng tư như thế?

Lời thơ lại nhắc nhớ về những điệu ca dao ngọt ngào:

“Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.”

Đất nước cịn là khơng gian của núi rừng, biển cả, không mang dáng vẻ hùng tráng mà chứa đựng bao nỗi niềm thân thương, tình nghĩa. Đất nước cũng là khơng gian sinh tồn hết sức đời thường của cộng đồng người Việt qua bao thế hệ: “Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ.”

Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một cự li thật gần để soi tỏ về đất nước, khiến cho những giá trị trừu tượng, mơ hồ cũng trở nên dễ hiểu và gần gũi vô cùng. Định nghĩa về bản chất của đất nước, ta thấy trong ý thơ của tác giả ban đầu gắn đất nước với cội nguồn con Rồng cháu Lạc, để rồi truyền trao qua bao thế hệ, đời sau nhớ về đời trước, và khi ngưỡng vọng về xa xưa thì đất nước đã hiện hữu tự thuở nào:

“Những ai đã khuất Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Mọi người tưởng nhớ tới các vị vua đã có cơng dựng nước. Ý nghĩa của câu thơ khơng dừng lại ở đó mà cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hơm nay. Lịng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Chính sự kế thừa và

phát huy truyền thống dân tộc của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của

non sông Việt Nam. Đúng như câu ca dao xưa có nói:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Tiếp tục với dòng chảy của cảm xúc, Nguyễn Khoa Điềm có viết trong những áng thơ của mình:

“Trong anh và em hơm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hịa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn”

Tác giả đã có những cảm nhận rất sâu sắc về đất nước. Đất nước không ở đâu xa mà hiện diện trong mỗi chúng ta. Điệp ngữ “cầm tay” được nhắc lại hai lần, thể hiện một tình cảm đẹp: khi hai đứa “cầm tay” là khi hai đứa hiểu nhau, yêu thương nhau và Đất Nước cũng như đẹp thêm, hài hòa thêm “Đất Nước hài hịa nồng thắm”. Nói cách khác, tình u của anh và em đã hịa vào tình u Tổ quốc.

“Anh yêu em như anh yêu Đất Nước

Vất vả gian lao tươi thắm vô ngần”

(Nguyễn Đình Thi)

Trong anh, trong em, trong mọi người đều có một phần đất nước. Để rồi khi chúng ta cầm tay mọi người thì “Đất Nước

vẹn trịn to lớn”, một đất nước lớn lao, cao cả, thiêng liêng và

cũng chính đất nước đã gắn kết cả một cuộc đời dân tộc “nơi

dân mình đồn tụ”. Cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm

khiến đất nước gắn kết, tạo mối quan hệ thân thiết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung và lớn hơn nữa là cả các thế hệ với nhau.Như vậy đất nước được cụ thể hóa bằng những hình ảnh thơ gợi cảm mà ẩn sâu trong đó là lời kêu gọi tinh thần đồn kết dân tộc. Ngồi ra, đó cũng là lời nhắc nhở về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hố thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước mn đời...”

Giọng thơ tha thiết, sâu lắng với tiếng gọi “Em ơi em” như một hình thức tâm tình của đơi lứa u nhau tạo những lời thơ bay bổng, thấm thía mà cũng chính là lời tự nhủ, lời tự dặn mình. Nguyễn Khoa Điềm đã thơ hóa những vấn đề chính trị, khiến cho tính chính luận khơng hề khơ khan, khơng cịn mang màu sắc giáo huấn mà là lời tự nhủ, tự dặn chân thành xuất phát từ trái tim. Tác giả lại đưa ra những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước trong câu thơ: “Đất Nước là máu

xương của mình”. Có những tượng đài bất tử về đất nước

xuất hiện trong thi ca nhưng khi nói đất nước về đời người thì có lẽ chỉ có Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước khơng ở đâu xa, đất nước hóa thân kết tinh, hiện diện trong sự sống, cuộc đời của mỗi người. Chính vì thế, nghệ thuật điệp cấu trúc “phải

biết” đã nhấn mạnh, khắc sâu ý thức về trọng trách của mỗi

người. Tuy nhiên, với lời thơ ngân vang, giọng thơ tha thiết, tác giả khiến cho người đọc cảm thấy rằng đây

khơng phải là mệnh lệnh mà chính là tinh thần tự giác một cách cao nhất, mệnh lệnh từ trái tim của “những người biết yêu thương tha thiết” nhưng cũng rực lửa căm thù. Hàng loạt những động từ “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” xuất hiện dồn dập ở mức độ tăng tiến lại càng khơi dậy khát vọng, lí tưởng sống, lẽ sống cao đẹp đối với đất nước: Phải biết cống hiến, hy sinh, hóa thân vào dáng hình xứ sở, quê hương, đất nước để tạo nên một đất nước trường tồn đến ngàn đời sau. Tới đây ta chợt nhớ đến tình cảm của Xuân Diệu, một tình yêu Tổ quốc đến tột cùng tồn tại nơi “dòng huyết chảy”:

“Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông

Đến lúc tột cùng là dòng huyết chảy”

(Xuân Diệu)

Hay ở thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hóa thân:

“Nếu là chim, tơi sẽ là lồi bồ câu trắng Nếu là hoa, tơi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tơi sẽ là một vầng mây ấm Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 68 - 70)