Khổ 1: Sự đối lậ p Thơng điệp tìn hu mới mẻ:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 94 - 95)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ: Xuân Quỳnh

1. Khổ 1: Sự đối lậ p Thơng điệp tìn hu mới mẻ:

Viết về đề tài tình yêu, đặc biệt khi lựa chọn hình tượng sóng làm hình tượng chính cho tác phẩm của mình, Xn Quỳnh khơng phải là người nghệ sĩ đầu tiên nhưng lại là người nghệ sĩ vô cùng tinh tế, viết về sóng để gửi gắm tình u của trái tim người phụ nữ . Điều này được thể hiện rõ qua những vần thơ:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông khơng hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

Tơi đã nhìn thấy những con sóng ngồi đại dương rồi! Tơi cũng đã từng tìm về biển với những mong mỏi được trải lịng và tơi cũng hiểu tại sao, khi đứng trước đại dương bao la, trước mn trùng con sóng vỗ bạc đầu, người nghệ sĩ lại có trong mình nhiều rung cảm đến vậy, để cho tới tận bây giờ, biển vẫn hát khúc ca của đại dương, và chúng tôi, độc giả của những năm tháng này, vẫn ru hoài giấc mơ qua những thi phẩm khởi nguồn từ con sóng. Trong khổ thơ này, nghệ thuật đối đã được sử dụng một cách rất tinh tế. Các cặp từ đối lập: “Dữ dội – dịu êm”, “Ồn ào – lặng lẽ” là biểu hiện rõ ràng nhất cho những trạng thái đối cực của con sóng ngồi đại dương. Khi đại dương hiền hịa, những con sóng thật nhẹ nhàng, êm dịu, khi có bão đi ngang biển động

sóng mạnh mang theo bao bão tố, phong ba. Những trạng thái đối cực của sóng cũng chính là những trạng thái đối cực của tình u, có những khi rất bình n, nhưng cũng có những ngày bão tố. Ta cũng có thể hiểu hai câu thơ này theo một trường nghĩa khác, với trạng thái đối cực của trái tim người phụ nữ khi yêu, một người phụ nữ khao khát tình yêu. Khi vui, khi buồn, khi giận hờn, khi trách móc, khi hạnh phúc, khi tổn thương,... những cung bậc cảm xúc của tình yêu quả thật rất diệu kỳ bởi một lẽ:

“Vì tình u mn thủa Có bao giờ đứng yên”

Ý thơ chưa dừng lại ở đó, bởi nội tâm của người phụ nữ vốn dĩ sâu sắc hơn những gì ta tưởng tượng . Hai câu thơ này còn diễn tả sự yếu đuối tất yếu bên trong của người phụ nữ khi có những mạnh mẽ che phủ bên ngồi. Suy cho cùng, sau tất cả những hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời, những trái tim ấy vẫn thuộc về trọn vẹn tâm hồn phái yếu. Chuyển đến hai câu thơ tiếp theo, ta nhìn thấy sự mới lạ trong tứ thơ của Xuân Quỳnh:

“Sơng khơng hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

Những hình ảnh xuất hiện liên tiếp, hình ảnh của dịng sơng, của con sóng và của “bể”, ở đây có thể hiểu là biển, là đại dương. Trăm suối đổ về một sơng, trăm sơng đổ về biển lớn, sóng khơng chấp nhận giới hạn nhỏ bé tầm thường, sóng chuyển mình ra biển lớn, tìm về đại dương, tìm đến nơi thuộc về. Ở hai câu thơ này, mạch sóng như bứt phá ra khỏi một khơng gian chật hẹp để tìm đến những điều lớn lao. Cũng giống như trái tim tình yêu của những người phụ nữ, vượt qua những giới hạn nhỏ bé tầm thường, để tìm đến với tình u đích thực của cuộc đời mình. Có thể thấy rằng, đây cũng chính là một trong những nét hiện đại trong thơ Xn Quỳnh, cũng là góc nhìn, một quan niệm mới mẻ về người phụ nữ hiện đại, dám đấu tranh vì tình yêu, vượt qua những thứ lễ giáo phong kiến để đến với hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Nếu như trong bài “Hương thầm” nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng viết:

“Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay Cơ gái ngượng ngùng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận Bên ấy có người ngày mai đi xa”

Để rồi họ chia tay mà chẳng dám nói với nhau điều gì. Xn Quỳnh thì khơng như vậy, chị ln quan niệm không chỉ riêng con trai có thể chủ động trong tình u, mà người phụ nữ cũng vậy, phải chủ động tìm đến tình u để sống được là chính mình. Đây chính là thơng điệp mới mẻ mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến bạn đọc qua khổ thơ này.

Hơn cả những gì anh nghĩ, dẫu đó thực chất là trái tim mềm yếu của em thì em vẫn muốn dùng sự mạnh mẽ của chính mình để hướng tới, để theo đuổi tình yêu duy nhất trong cuộc đời của mình. Những điều em muốn nói cùng anh là những điều khơng thể nào ngăn cách, bao mong mỏi, bao buồn vui đau khổ cuộc đời cũng không thể ngăn nổi trái tim mềm yếu hướng tới tình u. Bởi duy nhất chỉ có phương anh mới khiến trái tim em thổn thức. Thế nên Xuân Quỳnh mới viết: “Tơi ghét bầu trời sau khung cửa bình n

Con đường vắng người đi và hàng cây lộng gió Tơi u dịng sơng mùa nước lũ

2. Khổ 2: Khát vọng tình u:

Xn Quỳnh viết “Sóng”, chị đang hát những khúc hát về tình yêu để đến bây giờ, biết bao nhiêu thập kỷ trôi qua rồi, những độc giả vẫn dành biết bao nhiêu tình yêu của mình cho một mảnh “tình thơ” đã cũ . Và tình u trong “Sóng” – mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của lứa đơi:

“Ơi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”

Thán từ “ôi” được sử dụng, bộc lộ mạnh mẽ những trạng thái cảm xúc đang trào lên trong lòng. Cặp từ đối “ngày xưa” – “ngày sau” khiến cho người đọc có biết bao nhiêu liên tưởng. Đó là thời gian chỉ quá khứ, quá khứ nối dài đến hiện tại, tương lai để nhắc nhở người trẻ chúng ta về thông điệp ý nghĩa. Trải qua hàng ngàn hàng vạn năm, từ khi đại dương xuất hiện, những con sóng cũng ra đời. Và dẫu cho thời gian mãi là một dịng tuyến tính khơng bao giờ quay trở lại thì sóng vẫn cứ mãi hát khúc ca của đại dương bất diệt, vẫn cứ là mình, vẫn “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ”. Cũng giống như tình u, những khát khao về tình u ln ln là những hồi bão đang đập nhanh trong trái tim của những người trẻ. Câu chuyện tình u vốn dĩ khơng phải câu chuyện của riêng ai mà đó là câu chuyện của tơi, của bạn, của chúng ta, của quá khứ, hiện tại và mn đời sau sẽ cịn nhắc mãi, nhắc hồi. Cịn đại dương là cịn sóng, cịn những trái tim đang đập trong lồng ngực là cịn khát vọng tình u . Điều này thật giống với ý thơ trong “Bài thơ tuổi nhỏ” của ơng hồng thơ tình Việt Nam – Xuân Diệu:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ, không thương một kẻ nào...”

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 94 - 95)