Nhân vật người đàn bà hàng chài:

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 118 - 120)

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM: 1 Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ:

a. Nhân vật người đàn bà hàng chài:

 Đây là người đàn bà khơng tên, điển hình cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng giàu tình thương u.  Ngoại hình:

- Trạc ngồi 40, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ và tấm lưng áo bạc phếch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ.

=> Chân dung con người có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, sinh ra để gánh vác công việc, để chèo chống với phong ba.  Số phận:

- Xấu xí: vì xấu xí nên cơ hội hạnh phúc ít hơn những người khác, bệnh đậu mùa khiến chị rỗ mặt. Mặc dù gia đình khá giả, có nhà ở trên phố nhưng vì ngoại hình xấu xí nên khơng nên duyên với ai. Người đàn bà lại có mang với một anh con trai nhà hàng chài hay đến nhà mua đồ về đan lưới nên họ đã trở thành vợ chồng.

- Nghèo khổ: gia đình đơng đúc trên một con thuyền chật hẹp nghèo túng quanh năm. Những ngày không đi biển được, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối.

- Bị bạo hành gia đình:

+ Bạo hành về thể xác: Người chồng chị vốn hiền lành nhưng cục tính, bị cái nghèo, cái khổ và nỗi vất vả đè nặng nên biến đổi tâm tính trở thành kẻ vũ phu, thường xuyên đánh vợ để giải tỏa những khó chịu, ấm ức “ba ngày một

trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, cứ khi nào lão thấy khổ

quá lại lôi vợ ra đánh, trút giận với những lời lẽ cay độc”.

Người đàn bà chỉ nhẫn nhịn chịu đựng “không hề kêu một

tiếng, không chống trả, khơng tìm cách chạy trốn”.

+ Những khổ sở, dằn vặt về tinh thần: khi phải chứng kiến đứa con căm ghét bố đến tột cùng mà mình khơng có cách nào để xóa đi sự thù hằn đó, người đàn bà đã ý thức được sự nguy hiểm của cái ác và thói cơn đồ hình thành trong lịng đứa con. Chị đã cho con về sống với ông ngoại ở trên rừng nhưng mỗi lần đi cùng ông chở gỗ về miền biển, thằng bé lại không thể làm ngơ khi mẹ bị đánh. Với sự bồng bột của tuổi trẻ, đứa con đã ném hận thù về phía người cha và sẵn sàng giấu con dao trong người để giết cha, khiến người mẹ vô cùng đau đớn. Nỗi đau này lớn hơn nỗi đau thể xác.

 Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất: - Yêu thương chồng con:

+ Chị chấp nhận, cam chịu bị đánh không kêu ca, không trốn chạy bởi chị hiểu trong cuộc sống mưu sinh đầy gian khổ trên con thuyền rất cần người đàn ông dù người đàn ơng ấy có man rợ, tàn bạo. Vì cuộc sống của những đứa con, chị thà bị đánh chứ không chịu bỏ chồng.

+ Chị đã từ chối lời đề nghị giải thoát ra khỏi lão chồng vũ phu với lí lẽ: “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống

cho con chứ khơng phải sống cho mình như trên đất được”. Đây là cách ứng xử thể hiện tình yêu thương con

vô bờ.

+ Hành động thương con: gọi con, ôm chầm lấy con, đau đớn khi con đã chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. - Giàu lịng nhân hậu, vị tha và ln biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường.

+ Cách nhìn của người đàn bà về người chồng của mình: Nếu nghệ sĩ Phùng nhìn người đàn ơng dưới góc độ lí lịch, thành phần, chánh án Đẩu nhìn người đàn ơng dưới góc độ pháp luật, thằng Phác nhìn người đàn ơng dưới con mắt trẻ thơ thì chỉ duy nhất người phụ nữ - nạn nhân của bạo hành gia đình lại nhìn anh ta dưới con mắt thương cảm bởi chị hiểu lí do vì sao người chồng lại trở nên độc ác như vậy. Đó là vì cái đói cái nghèo, vì gánh nặng mưu sinh đã ghì con người ta xuống sát đất, biến đổi cả tâm tính con người. Trong khi mọi người nhìn người đàn ơng như một ác nhân thì người phụ nữ nhìn anh ta như một nạn nhân.

+ Người phụ nữ luôn chắt chiu, trận trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường: vui nhất khi nhìn đàn con được ăn no, khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa thuận.

- Mặc dù thất học nhưng có cái nhìn sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, thấu tình đạt lí.

+ Qua những tâm sự ở tòa án huyện: Chị xuất hiện ở tòa án huyện trong tâm thế bị động, không tự nguyện và cũng không muốn viết đơn bỏ chồng. Khi mới bước chân đến tòa án, chị tỏ ra rất lúng túng và sợ sệt, xưng hô lễ phép “con” - “q

tịa” và nhìn xung quanh với ánh mắt lo sợ. Nhưng khi nghe

lời khuyên và hiểu thiện chí của Đẩu, của Phùng, chị thay đổi thái độ: từ chối lời đề nghị giúp đỡ, đau đớn đánh đổi mọi giá để không phải bỏ chồng, đưa ra những lí do bằng việc kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. Qua câu chuyện ta thấy được trong sự cam chịu, nhẫn nhục đầy vơ lí ấy lại chứa đựng cái lí của sự hi sinh.

+ Có thể thấy sự sắc sảo, hiểu biết, thấu hiểu lẽ đời ở người phụ nữ này khơng bộ lộ, hiển hiện ở bên ngồi mà được cất giữ, giấu kín ở bên trong. Đây là người phụ nữ khiêm nhường, dù biết tất cả nhưng khơng chọn cách sống cho riêng mình.

=> Qua câu chuyện, ta thấy rõ không thể dễ dãi đơn giản trong việc nhìn nhận một sự việc, hiện tượng, con người trong cuộc sống.

 Chiều sâu tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua nhân vật: - Giá trị hiện thực: Đất nước vẫn chưa thoát khỏi sư chấn của chiến tranh, đời sống của nhân dân và số phận cá nhân là những vấn đề khơng thể giải quyết nhanh chóng, cách mạng khơng thể giải quyết bi kịch cho mỗi cá nhân một cách đơn giản, bởi vậy mỗi con người phải đối diện với bi kịch của cuộc đời mình, chấp nhận nó và dung hịa với nó.

+ Thể hiện cái nhìn mang tính chất cảm thơng, chia sẻ. + Lên án nạn bạo hành gia đình với những hành động đi ngược lại quyền sống của con người, phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Phát hiện và ca ngợi những phẩm chất của con người. Từ đó đặt niềm tin vào bản tính tốt đẹp của con người.

● Khái quát:

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống đầy nghịch lí thơng qua việc khắc họa ngoại hình và xây dựng lớp ngôn ngữ đối thoại để người đàn bà hàng chài bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Từ đó nhà văn phản ánh chân thực cuộc sống với những bi kịch của con người miền biển sau chiến tranh và thể hiện những đổi mới trong quan niệm của nhà văn về con người, về cách nhìn nhận cuộc sống.

- Với cách xây dựng tình huống và nghệ thuật kể chuyện độc đáo, chân thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, đào sâu tâm lí để nhân vật tự đối diện và phơi trải lịng mình, “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu đã để lại trong lòng người đọc những dư vang nghệ thuật về cuộc sống.

Phân tích chi tiết:

Chị là một người đàn bà tuy có chồng con nhưng lại vơ danh: xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của chị, khi thì gọi là “người đàn bà

hàng chài”, lúc lại gọi là “mụ”, rồi đến “chị ta”...Đây là điển

hình cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng giàu tình thương u.

Người đàn bà đó có ngoại hình trạc ngồi 40, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ và tấm lưng áo bạc phếch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Có lẽ chăng đây chính là chân dung con người có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, sinh ra để gánh vác công việc, để chèo chống với phong ba! Con người chỉ vì xấu xí nên cơ hội hạnh phúc ít hơn những người khác. Bệnh đậu mùa khiến chị rỗ mặt. Mặc dù gia đình khá giả, có nhà ở trên phố nhưng vì ngoại hình xấu xí nên khơng nên dun với ai. Người đàn bà lại có mang với một anh con trai nhà hàng chài hay đến nhà mua đồ về đan lưới nên họ đã trở thành vợ chồng. Hồn cảnh gia đình ấy cũng nghèo khổ và thiếu thốn. Một gia đình đơng đúc trên một con thuyền chật hẹp nghèo túng quanh năm. Những ngày không đi biển được, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Cả nguồn sống của ngần ấy miệng ăn phụ thuộc hoàn toàn vào biển cả khi dịu êm, khi phong ba bão táp.

Không chỉ vậy, người đàn bà hàng chài còn phải chịu đựng những nỗi đau cả về thể xác và tinh thần của cảnh bạo lực gia đình. Người chồng của chị vốn hiền lành nhưng cục tính, bị cái nghèo, cái khổ và nỗi vất vả đè nặng nên biến đổi tâm tính trở thành kẻ vũ phu, thường xuyên đánh vợ để giải tỏa những khó chịu, ấm ức “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận

nặng, cứ khi nào lão thấy khổ quá lại lôi vợ ra đánh, trút giận với những lời lẽ cay độc”. Người đàn bà chỉ nhẫn nhịn

chịu đựng “không hề kêu một tiếng, không chống trả, khơng

tìm cách chạy trốn”. Những khổ sở, dằn vặt về tinh thần: khi

phải chứng kiến đứa con căm ghét bố đến tột cùng mà mình khơng có cách nào để xóa đi sự thù hằn đó, người đàn bà đã ý thức được sự nguy hiểm của cái ác và thói cơn đồ hình thành trong lịng đứa con. Chị đã cho con về sống với ông ngoại ở trên rừng nhưng mỗi lần đi cùng ông chở gỗ về miền biển, thằng bé lại không thể làm ngơ khi mẹ bị đánh. Với sự bồng bột của tuổi trẻ, đứa con đã ném hận thù về phía người cha và sẵn sàng giấu con dao trong người để giết cha, khiến người mẹ vô cùng đau đớn. Nỗi đau này lớn hơn nỗi đau thể xác. Có nỗi đau nào đau khổ hơn khi là mẹ mà phải chứng kiến con hận cha, gia đình tan nát, khơng có u thương chỉ có hận thù?

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tái hiện tất cả đó qua câu chuyện của người đàn bà nơi tòa án huyện. Người đọc khơng thể nào qn những hình ảnh một người phụ nữ miền biển mang trong mình nỗi đau khổ, sự nhẫn nhục của một cuộc đời lam lũ, vất vả đến cùng cực. Nhà văn đã khơi gợi trong người đọc sự cảm thông sâu sắc với những số phận như người đàn bà này. Nếu khơng có một tấm lịng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Minh Châu làm sao có thể viết nên những trang văn là những trang đời thấm đượm tình người như thế!

Ngịi bút khám phá con người của Nguyễn Minh Châu còn được thể hiện qua sự phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của con người dù sống trong tăm tối khó khăn. Đó là vẻ đẹp của tâm hồn, phẩm chất của người đàn bà hàng chài. Ẩn sau một số phận nghiệt ngã, những biểu hiện có phần nhu nhược, yếu đuối lại là một tấm lòng sáng ngời. Người đàn bà hàng chài là một người vợ thương chồng, một người mẹ thương con. Chị chấp nhận, cam chịu bị đánh không kêu ca, không trốn chạy bởi chị hiểu trong cuộc sống mưu sinh đầy gian khổ trên con thuyền rất cần người đàn ơng dù người đàn ơng ấy có man rợ, tàn bạo. Vì cuộc sống của những đứa con, chị thà bị đánh chứ không chịu bỏ chồng. Chị đã từ chối lời đề nghị giải thoát khỏi lão chồng vũ phu với lí lẽ: “Đàn bà trên thuyền chúng

tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho mình như trên đất được”. Đây là cách ứng xử thể hiện tình yêu thương

con vơ bờ. Tấm lịng người mẹ cịn ôm ấp nghẹn ngào, gọi con, ôm chầm lấy con, đau đớn khi con đã chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Người phụ nữ sống vì gia đình ấy là hiện thân cho một tấm lịng nhân hậu, vị tha. Chị có một cái nhìn rất thương cảm với chồng. Nếu nghệ sĩ Phùng nhìn người đàn ơng dưới góc độ lí lịch, thành phần, chánh án Đẩu nhìn người đàn ơng dưới góc độ pháp luật, thằng Phác nhìn người đàn ơng dưới con mắt trẻ thơ thì chỉ duy nhất người phụ nữ - nạn nhân của bạo hành gia đình lại nhìn anh ta dưới con mắt thương cảm bởi chị hiểu lí do vì sao người chồng lại trở nên độc ác như vậy. Đó là vì cái đói cái nghèo, vì gánh nặng mưu sinh đã ghì con người ta xuống sát đất, biến đổi cả tâm tính con người.

Trong khi mọi người nhìn người đàn ơng như một ác nhân thì người phụ nữ nhìn anh ta như một nạn nhân. Chị ln chắt

chiu, trân trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường: vui nhất khi nhìn đàn con được ăn no, khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa thuận. Người đàn bà hàng chài dường như khơng biết nghĩ đến mình, đối xử với mọi người bằng tình thương và sự đồng cảm.

Chị tuy thất học nhưng có cái nhìn sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, thấu tình đạt lí. Chị xuất hiện ở tịa án huyện trong tâm thế bị động, không tự nguyện và cũng không muốn viết đơn bỏ chồng. Khi mới bước chân đến tòa án, chị tỏ ra rất lúng túng và sợ sệt, xưng hơ lễ phép “con” - “q tịa” và nhìn xung quanh với ánh mắt lo sợ. Nhưng khi nghe lời khuyên và hiểu thiện chí của Đẩu, của Phùng, chị thay đổi thái độ: từ chối lời đề nghị giúp đỡ, đau đớn đánh đổi mọi giá để khơng phải bỏ chồng, đưa ra những lí do bằng việc kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. Qua câu chuyện ta thấy được trong sự cam chịu, nhẫn nhục đầy vơ lí ấy lại chứa đựng cái lí của sự hi sinh. Có thể thấy sự sắc sảo, hiểu biết, thấu hiểu lẽ đời ở người phụ nữ này khơng bộ lộ, hiển hiện ở bên ngồi mà được cất giữ, giấu kín ở bên trong. Đây là người phụ nữ khiêm nhường, dù biết tất cả nhưng không chọn cách sống cho riêng mình.

Đã có những sự thay đổi trong cách nhìn nhận cuộc sống để nhà văn phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ này - cách nhìn đa chiều, khơng dễ dãi, giản đơn và thấm đượm tình người. Tất cả đó xuất phát từ tinh thần nhân đạo trong trái tim người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu.

Cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ; đau đớn trước tình trạng bạo hành gia đình, trước những bi kịch của con người trong cuộc sống thời bình.

Cùng với việc thể hiện thế giới quan của mình về cuộc sống, con người, tốt lên từ trang văn ấy, ta cịn nhận được một điều gì cao cả hơn như vậy, phải chăng chính là tư tưởng của Nguyễn Minh Châu qua sự khám phá đó. Đó là một tấm lịng cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ; đau đớn trước tình trạng bạo hành gia đình, trước những bi kịch của con người trong cuộc sống thời bình.

Bên cạnh đó tác phẩm cịn thẫm đượm hồn văn của một trái tim luôn khắc khoải, băn khoăn, trăn trở, suy tư sâu lắng về những vấn đề của đời sống nhân sinh, của nghệ thuật. Đời sống vốn phức tạp, đầy bí ẩn, chứa đựng vơ vàn những nghịch lý nên liệu có thể nhìn cuộc đời bằng cái nhìn giản đơn, dễ dãi, xi chiều? Chiến tranh đã qua đi nhưng cuộc đời của những con người lao động nghèo khổ sẽ như thế nào, liệu có tươi sáng hơn? Tương lai của những đứa trẻ như thằng Phác sẽ ra sao? Phải chăng cuộc chiến chống đói nghèo, tăm tối cịn gian nan, quyết liệt hơn cả cuộc đấu tranh chống ngoại xâm? Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, sao cho con người ngày

Một phần của tài liệu Tổng hợp văn 12 (cả năm) (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w